Chuyển đoạn trích chị em Thúy Kiều thành văn xuôi (3 mẫu) – Văn 9

TOP 3 mẫu Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 tích lũy vốn từ để có thêm nhiều ý tưởng mới chuyển đoạn trích Chị em Thúy Kiều thành văn xuôi thật cô đọng, súc tích mà vẫn đủ những ý quan trọng.

Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa vô cùng thành công vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như những dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 9:

Kể lại Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi

Nhà viên ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Người em là Thúy Vân, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn thiện trong chân dung và toàn mỹ trong phẩm hạnh.

Nhân dịp Tết thanh minh, hai chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân. Ngày xuân trôi qua mau như con thoi dệt cửi, thấm thoát đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông. Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanh óng chuối, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắc xanh của cỏ cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu.

Đọc thêm:  Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi (19 Mẫu) Bảo kính

Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.

Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trẩy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trẩy hội đều là những “tài tử giai nhân”, nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay.

Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.

Đọc thêm:  17 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa giúp bạn đạt điểm tối đa

Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một tấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người…

Chuyển đoạn trích Chị em Thúy Kiều thành văn xuôi

Vương Ông và Vương Bà sinh được hai cô con gái đầu lòng vô cùng xinh đẹp. Cô chị tên là Thuý Kiều, cô em tên là Thuý Vân. Cả hai nàng vóc dáng mảnh mai, thanh tú như cây hoa mai; tinh thần trắng trong, tinh khiết như tuyết. Mỗi người đẹp một vẻ, không ai giống ai. Vẻ đẹp của họ đạt đến mức lí tưởng, hoàn mĩ, trọn vẹn mười phân vẹn mười, tưởng như không còn gì có thể đẹp hơn.

Trước hết nói về Thuý Vân. Thuý Vân đẹp một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, quý phái hơn người. Khuôn mặt nàng đầy đặn, ngây thơ, trong sáng như trăng rằm; nét lông mày cong, đậm; miệng cười tươi như hoa nở; tiếng nói trong trẻo như ngọc rừng; mái tóc đen óng, mượt mà hơn mây; làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Nét nào ở nàng cũng hoàn hảo hơn những vẻ đẹp vốn có trong trời đất.

Thuý Vân đã đẹp thế, nhưng Thuý Kiều còn đẹp hơn. Cả tài và sắc Thuý Kiều đều nổi bật hơn em. Thuý Kiều đẹp “sắc sảo mặn mà”. Một vẻ đẹp nổi bật, có sức hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ người khác. Đôi mắt nàng trong biếc, xanh thăm thẳm như làn nước mùa thu dợn sóng. Đôi lông mày thanh tú càng tôn thêm vẻ đẹp sâu thẳm của đôi mắt. Đôi mắt ấy thể hiện cái sắc sảo của trí tuệ, sự mặn mà của tâm hồn nàng. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa phải “ghen” ghét vì thua sắc thắm, liễu phải đố kị vì kém xanh; khiến người ta ngẩn ngơ, nghiêng nước nghiêng thành.

Không chỉ đẹp, Kiều còn rất có tài. Vốn sinh ra, Thuý Kiều đã là một cô gái tài giỏi thông minh. Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, người tài là người hội đủ cả bốn khả năng : cầm, kỳ, thi, hoạ. Thuý Kiều là người tài theo đúng nghĩa đó. Nàng biết làm thơ, vẽ tranh, biết ca ngâm, thành thạo âm nhạc và đặc biệt ở lĩnh vực nào cũng xuất sắc hơn người. Nàng thuộc lòng các cung bậc âm thanh ngón đàn điêu luyện. Tự tay nàng đã soạn thảo một bản nhạc có tên là “Bạc mệnh” nói về người phận mỏng, xấu số khiến ai nghe cũng phải sầu não, buồn thương rơi lệ.

Đọc thêm:  Lập dàn ý bài văn biểu cảm về mẹ lớp 7 - VnDoc.com

Gia đình Vương Viên ngoại thuộc tầng lớp phong lưu, nền nếp. Hai nàng thiếu nữ họ Vương dù xuân xanh đã sắp đến tuổi lấy chồng nhưng vẫn sống một cuộc sống yên bình, phẳng lặng, khuôn phép: “Êm đềm trướng rủ, màn che – Tường đông ong bướm đi về mặc ai”.

Chuyển đoạn trích chị em Thúy Kiều thành văn xuôi có yếu tố miêu tả

Tại một miền phụ cận Bắc Kinh có gia đình họ Vương. Hai ông bà sống với ba người con; họ thuộc về hạng trung lưu, khá giả. Cậu con trai có phận sự nối nghiệp nho gia tên là Vương Quan, người con út.

Đầu lòng là hai cô con gái, đẹp như trăng: cô chị tên là Thúy Kiều, cô em tên là Thúy Vân. Cốt cách của hai chị em là cốt cách thanh tao của mai, thần thái của hai chị em là thần thái trong sáng của tuyết. Mỗi người đẹp một cách khác nhau, và người nào cũng rất đẹp. Thúy Vân có nét đẹp đài các sang trọng khác thường: khuôn mặt rạng rỡ như trăng, lông mày nở dài như liễu. Nụ cười tươi thắm như hoa. Giọng nói nàng thanh tao như ngọc. Mây cũng không dịu bằng mái tóc, tuyết cũng không mịn bằng làn da. Vậy mà Thúy Kiều lại còn sắc sảo và mặn mà hơn. Lông mày nàng như dáng núi mùa xuân, hai mắt nàng như hồ thu nước biếc. Khóm hoa cũng phải ghen tức vì không tươi thắm bằng nàng, rặng liễu cũng phải hờn dỗi được xanh tốt như nàng. Nụ cười của Kiều có khả năng làm nghiêng nước nghiêng thành. Về mặt sắc đẹp, Kiều chắc phải đứng vào hạng nhất, điều đó đã đành.

Nhưng đứng về mặt tài hoa cũng chưa chắc có ai sánh được với nàng. Không những Kiều rất thông minh mà nàng còn làm thơ đẹp và ca ngâm dài. Nàng cũng có khiếu về âm nhạc, rất giỏi về nghệ thuật sáng tác theo cung bậc ngũ âm, sử dụng đàn hồ cầm rất khéo, không ai theo kịp. Một trong những bản nhạc mà nàng tự tay sáng tác có tên là Phận Mỏng (Bạc Mệnh), một bản nhạc rất hay, ai nghe cũng cảm thấy thấm thía ruột gan, ảo não cả cõi lòng.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button