Điệp ngữ là gì? Điệp ngữ có tác dụng gì? Có mấy dạng?

Điệp ngữ là gì? Điệp ngữ có tác dụng gì? Có mấy dạng?

Điệp ngữ là gì? Phép điệp ngữ là một bài học quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 7 và được biên soạn nhằm giúp học sinh nhận ra tính nghệ thuật của phương thức tu từ này trong môn ngữ văn. Không giống như các dạng từ khác như từ đồng âm, trái nghĩa, điệp ngữ là loại từ ít được sử dụng và xuất hiện trong thơ ca. Nhưng đó là một khái niệm quan trọng giúp nhấn mạnh ý nghĩa của một hành động hoặc sự kiện. Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về điệp ngữ.

Điệp ngữ là gì

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.

Sự lặp lại của các từ, các cụm từ hoặc câu được gọi là điệp ngữ. Cũng có một cách để người ta lặp lại một mẫu câu (câu nghi vấn, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh,…) nhiều lần trong cùng một đoạn văn, câu này được gọi là điệp cấu trúc cú pháp.

Điệp ngữ có tác dụng gì

Tác dụng gợi hình ảnh

Phép điệp ngữ là một biện pháp tu từ rất phổ biến, thường được sử dụng trong văn học, để nói lên những hình ảnh và cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Đọc thêm:  Điện Biên: Tích cực chuẩn bị đại hội phụ nữ nhiệm kỳ 2021 - 2026

Việc sử dụng biện pháp tu từ gợi hình giúp người đọc hình dung ra những hình ảnh được nói đến.

Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, điệp từ “dốc” đã gợi lên hình ảnh đồi núi trập trùng, rất hiểm trở.

Tác dụng khẳng định

Ví dụ:

Ở ví dụ trên, biện pháp điệp ngữ một cụm từ “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” đã khẳng định được vẻ đẹp thuần khiết của bông sen, chính là quốc hồn của dân tộc Việt.

diep-ngu-co-tac-dung-tao-su-nhan-manh
điệp ngữ tạo sự nhấn mạnh

Tác dụng tạo sự nhấn mạnh

Việc lặp lại một từ hay một cụm từ sẽ giúp tác giả nhấn mạnh được ý muốn nhắc đến.

Ví dụ:

Từ “nhớ sao” được lặp lại rất nhiều lần, nhằm nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả đối với những kỷ niệm xưa.

Tác dụng tạo sự liệt kê

Ví dụ:

“Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa”

=> Điệp từ “còn” này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần để liệt kê những sự vật có liên kết với nhau với mục đích nhấn mạnh, tình cảm mãnh liệt tác giả dành cho cô bán rượu.

Xem thêm trạng ngữ là gì

Điệp ngữ có mấy dạng

Điệp ngữ có 3 dạng là điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (vòng). Sự khác biệt của các hình thức điệp ngữ sẽ được minh họa ngay sau đây:

Điệp ngữ nối tiếp là gì

Đây chính là loại điệp ngữ các từ lặp lại nối tiếp nhau nhằm tạo điểm nhấn về cảm xúc hay các ý nghĩa quan trọng.

Đọc thêm:  Blogger là gì? Cách trở thành blogger thành công, thu nhập ổn định

Ví dụ:

“Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Giây phút thiêng Anh gọi Bác ba lần.”

(Tố Hữu)

=> Trong đoạn thơ, cụm “Hồ Chí Minh muôn năm” chính là điệp ngữ nối tiếp.

Điệp ngữ chuyển tiếp

Đây còn được gọi là điệp ngữ vòng, sẽ thường được dùng trong thơ lục bát, thất ngôn lục bát, tứ tuyệt… Tác dụng giúp lời thơ diễn đạt mạch lạc hơn, ngữ nghĩa liền mạch nhau.

diep-ngu-chuyen-tiep
điệp ngữ chuyển tiếp

Điệp ngữ cách quãng là gì

Điệp ngữ cách quãng sẽ trái ngược với điệp ngữ nối tiếp, vì loại này thường cách nhau 1 vài từ hoặc 1 câu để bổ sung nghĩa. Đây chính là loại điệp ngữ hay được sử dụng trong thơ ca.

Ví dụ:

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Tham khảo các tài liệu văn học của AMA

Phân biệt điệp ngữ và lặp từ

Ví dụ 1: Nhà Minh có anh, có chị, có ba, có mẹ. Trong nhà có tivi, có tủ lạnh, có điều hòa, có máy giặt.

Ví dụ 2: Cô Tư đang gặt lúa. Cô Tư lau mồ hôi trên trán. Cô Tư gọi tôi. Cô Tư kể về chuyện mẹ tôi.

=> 2 ví dụ trên đây không phải là điệp từ mà đó là lỗi lặp từ do bị thiếu vốn từ

điệp ngữ là gì

Xem thêm ẩn dụ là gì

Việc sử dụng điệp ngữ cần lưu ý gì

Bên cạnh việc ghi nhớ phép điệp ngữ là gì và phép điệp ngữ có tác dụng gì, người đọc cần biết những lưu ý khi sử dụng phép tu từ này.

Đọc thêm:  Tại sao sống phải có lòng biết ơn? Học sinh cần rèn luyện lòng biết

Khi sử dụng phép điệp ngữ cần xác định rõ mục đích sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết, giải thích rõ ràng, mạch lạc, tránh lạm dụng quá nhiều.

Trong một bài văn, bài thơ ta có thể kết hợp các biện pháp tu từ khác nhau như hoán dụ, điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ,… Ta cần sử dụng có chọn lọc các biện pháp tu từ khi cần thiết. Khi bạn sử dụng quá nhiều phép tu từ trong một đoạn văn không đủ để tạo ra sự nhấn mạnh.

Điệp ngữ là gì? Chính là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu một hoặc nhiều lần trong một khổ thơ, một đoạn văn; nhiều hơn là sự lặp lại trong một bài thơ, một bài văn. Mục đích của điệp ngữ là đề cao và nhấn mạnh bản chất của sự vật – hiện tượng.

Điệp ngữ là gì? Là biện pháp tu từ có thể đi sâu vào văn chương, thơ ca làm sống dậy các tình cảm chủ thể trữ tình. Ta hiểu được dụng ý nghệ thuật mỗi phép tu từ mang lại thì chúng ta mới có thể hiểu hết được những cái hay đặc biệt là ý nghĩa mà tác giả gửi gắm. Qua bài viết này mong các bạn sẽ biết nhiều hơn về điệp ngữ, biết cách sử dụng thuần thục các biện pháp tu từ.

Anh ngữ AMA

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button