Điều kiện đi đào tạo sĩ quan dự bị? Được hưởng chế độ gì?

Để có được một cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay thì công lao của quân đội nhân dân Việt Nam vô cùng lớn, những chiến sĩ hi sinh thầm lặng cho sự nghiệp của đất nước, giữ gìn an ninh quốc gia.

Quân đội nhân dân Việt Nam với phương châm “Quân đội ta trung với đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” . Tiếp bước truyền thống lịch sử hào hung cua dân tộc thì thế hệ trẻ phải luôn phấn đấu học tập và rèn luyện thật tốt, xây dựng tư tưởng chính trị vững vàng, sẵn sàng chiến đấu, cống hiến sức khỏe, sức khỏe, sức trẻ vì một đất nước giàu mạnh thì trong đó lực lượng sĩ quan dự bị là một lực lượng như thế.

Nhắc đến sĩ quan dự bị thì có thể hiểu nó là một lực lượng dự bị là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam phục vụ ở ngạch dự bị, gồm các sĩ quan dự bị hạng 1, sĩ quan dự bị hạng 2 theo hạn tuổi quy định tại Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam mới nhất được đăng ký, quản lý, huấn luyện, sắp xếp trong đơn vị dự bị động viên, sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ, tăng cường cho lực lượng thường trực khi có nhu cầu để phục vụ và sẵn sàng hi sinh phục vụ lợi ích cho dân tộc mình. Vậy các điều kiện để các bạn trẻ tham gia được đăng ký vào sĩ quan dự bị là gì? Chế độ được hưởng bao gồm những gì?

1. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị:

Theo quy định của pháp luật mới nhất thì những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:

+ Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;

+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;

+ Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.

2. Điều kiện để được tham gia đào tạo sĩ quan dự bị:

Để tham gia đào tạo sĩ quan dự bị phải có đủ điều kiện về chính trị, sức khỏe tuổi đời không quá 30 tuổi, tốt nghiệp đại học và không thuộc diện tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.

Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức đối khi đăng ký sĩ quan dự bị thì những người được tuyển chọn phải có lai lịch chính trị, rõ ràng, đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời, người đó phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với đảng, với tổ quốc, với nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Đọc thêm:  Bộ 200 câu hỏi lý thuyết thi sát hạch bằng lái xe máy 2022

Tiếp theo là tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn thì yêu cầu tốt nghiệp đại học trở lên, đối với những người tốt nghiệp loại khá trở lên thì được ưu tiên.

Còn tiêu chuẩn về thể lực thì những người được tuyển chọn phải là những người có sức khỏe từ loại 1 đến loại 3 theo quy định của bộ y tế và bộ quốc phòng.

Ngoài ra, những người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ không được tuyển chọn vào sĩ quan dự bị những người tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ trong thời bình theo quy định của pháp luật.

3. Người được đi học sĩ quan dự bị được hưởng các quyền lợi như thế nào?

Những người đi học sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:

Sĩ quan dự bị được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp ăn trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được hưởng chế độ ăn hàng ngày như đối với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội kể từ ngày có mặt tại trường cho đến khi kết thúc khoá đào tạo, làm xong thủ tục ra trường, được mượn, cấp quân trang và một số đồ dùng sinh hoạt theo quy định của Bộ Quốc phòng. Chế độ trợ cấp cho gia đình của hạ sĩ quan dự bị hạng 1 trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được hưởng khoản trợ cấp cho gia đình như sau:

Nếu những sĩ quan dự bị thuộc các trường hợp không hưởng tiền lương từ ngân sách Nhà nước được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Trường hợp đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc hưởng lương của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ và trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;

Ngoài ra, còn có những quyền lợi khác sau khi kết thúc đợt đào tạo thì sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.

Việc quy định các quyền lợi cho các sĩ quan dự bị nhằm hỗ trợ một phần động viên các sĩ quan dự bị yên tâm học tập, phấn đấu để sau này phụng sự tổ quốc ngày một phát triển và giàu mạnh

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư! Em là sinh viên ngành kỹ thuật môi trường tốt nghiệp năm 2016, quê ở An Giang. Em vừa trúng tuyển đi đào tạo sĩ quan dự bị 4 tháng. Xin cho em hỏi trong 4 tháng em đi học thì gia đình em có được hưởng chế độ gì không? Sau khi hoàn thành khóa học em có thể đăng ký phục vụ cho quân đội bằng cách nào? Và nếu như không được chọn vào phục vụ cho quân đội thì với quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị em có thể xin việc ở ban chỉ huy quân sự cấp xã hay huyện không ạ??

Đọc thêm:  Phân biệt quỹ mở và quỹ đóng, đâu là lựa chọn tối ưu?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về vấn đề trợ cấp cho gia đình trong thời gian 4 tháng bạn đào tạo sĩ quan dự bị:

Theo quy định tại Điểm 4 Thông tư liên tịch số 170/2002/TTLT/BQP-BTC ngày 28 thấng 11 năm 2002 hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với học viên đâò tạo sĩ quan dự bị và sĩ quan dự bị:

“4. Chế độ trợ cấp cho gia đình

4.1. Hạ sĩ dự bị hạng 1 trong thời gian đào tạo sĩ quan được hưởng khoản trợ cấp cho gia đình như sau:

a, Trường hợp khôn ghưởng tiền lương từ ngân sách Nhà nước được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

b, Trường hợp đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc hưởng lương từ các tôt chức xã hội, tổ chức kinh tế có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với ương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

4.2. Cơ sở đào tạo sĩ quan dự bị lập danh sách số học viên thuộc diện được hưởng trợ cấp cho gia đình của từng khóa học, xác nhận số ngày tập trung đào tạo tại trường và mức trợ cấp cho gia đình của từng học viên gửi về cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh( sau đây gọi chung là huyện). Cơ quan quân sự huyện chi trả chế độ trợ cấp cho gia đình học viên đào taọ sĩ quan dự bị sau khi tốt nghiệp về địa phương và quyết toán với ban chỉ huy quân sự tỉnh trong ngân sách địa phương chi cho quóc phòng.”

Như vậy, trường hợp của bạn vừa tốt nghiệp, không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nên gia đình bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp mỗi ngày bằng 0,1 so với lương tối thiểu theo quy định của chính phủ, tiền trợ cấp sẽ được cơ quan quân sự huyện chi trả sau khi tốt nghiệp.

Thứ hai, về vấn đề sau khi hoàn thành khóa học có thể đăng ký phục vụ cho quân đội bằng cách nào:

Căn cứ vào Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam năm 1999, sửa đổi bổ sung 2014 thì Việc bổ nhiệm chức vụ, thăng, phong quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như sau:

“1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dụ bị được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị;”

Như vậy, sau khi hoàn thành khóa học, bạ sẽ được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 26/2002/ND-CP ngày 21 tháng 3 năm 2002 về sĩ quan dự bị quân đội nhân dân Việt Nam :

Đọc thêm:  Sẽ bãi bỏ Nghị định quy định cấp bậc hàm của sĩ quan Công an

“2. Trong thời bình, căn cứ vào chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định gọi sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ vào phục vụ tại ngũ; khi hết thời hạn 2 năm thì quyết định thôi phục vụ tại ngũ và tiếp tục phục vụ tại ngạch dự bi. Trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan dự bi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì xét chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ hoặc cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng.”

Và Khoản 3, Điều 24 Luật Quân nhân chuyên nghiệp và viên chức quốc phòng:

“3. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.”

Căn cứ vào những quy định trên, nếu bạn có nguyện vọng tiếp tục được tham gia phục vụ tại ngũ thì có thể được xem xét để tiếp tục ở lại ở các chức vụ tương đương.

Cuối cùng, về vấn đề với quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị có thể xin việc ở ban chỉ huy quân sự xã, huyện hay không, theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999:

“5. Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.”

Và theo quy định tại Nghị định 44/2005/NĐ-CP các cấp bậc quân hàm để bố trí vào các chức vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam quy định như sau:

Nhóm chức vụ

Chức vụ

Cấp bậc quân hàm cao nhất

1

Bộ trưởng

Đại tướng

2

Tổng Tham mưu trưởng,

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

Đại tướng

3

Tư lệnh Quân khu,

Tư lệnh Quân chủng,

Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Trung tướng

4

Tư lệnh Quân đoàn,

Tư lệnh Binh chủng

Thiếu tướng

5

Phó Tư lệnh Quân đoàn,

Phó Tư lệnh Binh chủng

Đại tá

6

Sư đoàn trưởng

Đại tá

7

Lữ đoàn trưởng

Thượng tá

số 8

Trung đoàn trưởng

Trung tá

9

Trung đoàn phó

Trung tá

10

Tiểu đoàn trưởng

Thiếu tá

11

Tiểu đoàn phó

Thiếu tá

12

Đại đội trưởng

Đại úy

13

Đại đội phó

Đại úy

14

Trung đội trưởng

Thượng úy

2. Việc xếp các chức vụ sĩ quan khác giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý vào cùng nhóm chức vụ chuẩn (tương đương chức vụ với chức vụ chuẩn) và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng với các chức vụ đó do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Do chức vụ của bạn nằm ngoài danh mục quy định trong bảng trên nên theo khoản 2, việc xếp các chức vụ sĩ quan giữ chức vụ và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng với các chức vụ đó sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Căn cứ vào đó bạn có thể xác định được nơi xin việc phù hợp với mình.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button