Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo
Đoàn Thanh niên Cộng sản là tổ chức có vai trò hết sức quan trọng bởi những đóng góp của nó đối với xã hội.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh la một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Được quy định tại Điều 5 – Chương II – Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cụ thể:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản nguyên tắc đó là:
– Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
– Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.
– Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
– Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
Đại hội Đoàn các cấp
– Nhiệm vụ của đại hội Đoàn các cấp:
Thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành, quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, bầu Ban Chấp hành mới, góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).
– Nhiệm kỳ đại hội là thời gian giữa hai kỳ đại hội:
+ Đại hội chi đoàn, Đoàn Trường trung học phổ thông, Đoàn Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Đoàn Trường dạy nghề là một năm một lần.
+ Đại hội chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, Đoàn các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp là 05 năm 02 lần.
+ Đại hội Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn, đại hội đại biểu từ cấp huyện trở lên là 05 năm 01 lần.
Ban thường vụ Trung ương Đoàn được quyết định điều chỉnh thời gian giữa hai kỳ đại hội Đoàn cơ sở Phường khi cần.
– Đại hội đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó triệu tập. Số lượng đại biểu đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định. Thành phần đại biểu gồm các ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, đại biểu do đại hội Đoàn hoặc hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên và đại biểu chỉ định. Đại biểu chỉ định không quá năm phần trăm tổng số đại biểu được triệu tập.
– Những cán bộ, đoàn viên sau khi được bầu làm đại biểu nếu công tác Đoàn, hoặc chuyển sang công tác, dinh hoạt Đoàn ở địa phương, đơn vị khác không thuộc ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội thì cho rút tên khỏi danh sách đoàn đại biểu.
Việc cho rút tên và bổ sung đại biểu của đoàn đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ cấp triệu tập đại hội quyết định.
– Đại biểu dự đại hội phải được đại hội biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa được quyết định công nhận tiền bộ.
– Ban Chấp hành Đoàn các cấp có thể triệu tập hội nghị đại biểu để điều kiện toàn Ban Chấp hành, thảo luận văn kiện đại hội cấp trên, bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên. Thành phần hội nghị đại biểu gồm các ủy viên Ban Chấp hành cấp trên triệu tập hội nghị và các đại biểu do Ban Chấp hành cấp dưới cử lên, số lượng đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định.
Ban Chấp hành Đoàn các cấp
– Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Đoàn các cấp:
+ Lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội.
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn Cấp mình và chỉ đạo hướng dẫn cấp dưới thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của Đoàn cấp trên.
+ Báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban Chấp hành Đoàn cấp trên, với cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới.
+ Kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế – xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
– Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do đại hội Đoàn cấp đó quyết định theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Ban Chấp hành do đại hội bầu ra phải được Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định công nhận…
– Nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đoàn các cấp là thời gian giữa hai kỳ đại hội của từng cấp.
– Đối với tổ chức Đoàn mới thành lập, Đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định Ban Chấp hành lâm thời. Không quá sáu tháng kể tù khi có quyết định thành lập phải tổ chức đại hội để bầu Ban Chấp hành chính thức. Nếu kéo dài thời gian lâm thời phải được Đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý theo hướng dẫn của Ban Trường vụ Trung ương Đoàn.
Như vậy, đối với câu hỏi Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chúng tôi mong rằng với những nội dung trên, sẽ giúp ích được đối với quý bạn đọc.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!