Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm – Ngữ văn 12 – HOC247

  • Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
  • Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
  • Hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên 1971, đầu 1974.
  • Xuất xứ: Phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”.
  • Thể loại: Trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình).
  • Bố cục: 2 phần.
  • Đất Nước được cảm nhận ở nhiều phương diện
    • Phương diện lịch sử, văn hoá dân tộc:
      • Đất nước gắn liền với:
        • Văn hoá lâu đời của dân tộc: truyện cổ tích, phong tục.
        • Cuộc trường chinh không nghỉ ngơi: chống ngoại xâm, cuộc sống lao động vất vả.
    • Phương diện không gian địa lí và thời gian lịch sử:
      • Phương diện không gian:
        • Gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian tuyệt diệu của tình yêu.
        • Không gian địa lý mênh mông từ “núi bạc” đến “biển khơi” và là nơi sinh tồn của dân tộc bao thế hệ.
      • Phương diện thời gian:
        • Nhắc đến cội nguồn dân tộc.
        • Đất nước là sự kế tục của các thế hệ: quá khứ, hiện tại và tương lai.

⇒ Tác giả đã hướng tới cái nhìn toàn vẹn và nhiều chiều về đất nước để khơi dậy một đất nước có chiều dài của thời gian lịch sử, chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của truyền thống văn hoá dân tộc.

  • Trách nhiệm của thế hệ mình với đất nước
    • Đất nước kết tinh trong sự sống, trong máu thịt của mỗi cá nhân.
    • Tình yêu lứa đôi thống nhất, hài hoà với tình yêu đất nước.
    • Niềm tin vào thế hệ mai sau.
    • Trách nhiệm của thế hệ mình:
      • Đất nước – “máu xương” của mỗi con người là những giá trị vật chất và tinh thần mà mỗi người được thừa hưởng (quyền lợi).
      • Trách nhiệm của mỗi người: phải biết gắn bó, san sẻ và hoá thân.
Đọc thêm:  Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây - Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10

⇒ Xây dựng và bảo vệ Đất nước muôn đời (nghĩa vụ).

  • Cảm nhận đất nước qua những địa danh thắng cảnh gắn với cuộc sống tính cách số phận của nhân dân:
    • Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết (núi Vọng Phu, hòn trống mái).
    • Sức mạnh bất khuất (Chuyện Thánh Gióng).
    • Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ Hùng Vương).
    • Truyền thống hiếu học (Cách cảm nhận về núi Bút non nghiêng).
    • Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà , dòng sông)

⇒ Đất nước hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng.

  • Nhìn vào bốn nghìn năm đất nước mà nhấn mạnh đến những con người vô danh âm thầm cống hiến và hi sinh.
  • Truyền thống của nhân dân:
    • Say đắm trong tình yêu (Yêu em từ thuở trong nôi.)
    • Biết quý trọng tình nghĩa (Biết quý công…)
    • Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (Biết trồng tre…)

⇒ Sự phát hiện thú vị và độc đáo về đất nước được triển khai theo hướng vừa khơi sâu, vừa phát triển những ý nghĩa mới trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới: Muôn vàn vẻ đẹp của đất nước đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người vô danh, bình dị .

  • Tư tưởng cốt lõi và tụ điểm là “Đất Nước của Nhân Dân”.
  • Thể thơ tự do phóng túng.
  • Giọng thơ suy tưởng: đặt câu hỏi và tự trả lời.
  • Sử dụng các chất liệu văn hoá dân gian không phải là thủ pháp nghệ thuật mà là để chi phối tư tưởng “Đất Nước là của Nhân Dân”.
  • Giọng thơ trữ tình – chính luận.
  • Tổng kết

Mời các em cùng củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài học thông qua sơ đồ sau:

Đọc thêm:  Soạn bài Câu nghi vấn | Soạn văn 8 hay nhất - VietJack.com

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button