Phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá (7 mẫu) – Văn 9
Khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá đã làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau ngày dài ra khơi. Với 7 bài Phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn, kèm theo 2 dàn ý chi tiết, sẽ giúp các em thấy rõ cảnh đoàn thuyền bội thu trở về.
Qua đây, nhà thơ Huy Cận còn muốn ngợi ca vẻ đẹp của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, với hy vọng có một cuộc sống tươi đẹp hơn. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Dàn ý 1
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Huy Cận, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và khổ thơ cuối.
2. Thân bài
a. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về:
- Thời gian: Sáng sớm
- Không gian: Biển cả mênh mông
- Đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm vui hân hoan khi thu được những mẻ cá bội thu.
- Khoang nặng đầy cá nhưng thuyền vẫn lướt đi phơi phới như đang chạy đua với mặt trời “Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời”.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”: tiếng hát hân hoan, rộn rã đưa con thuyền trở về.
=> Câu hát là sức mạnh cùng với ngọn gió làm căng buồm cho thuyền lướt nhanh trở về như đang thi với thiên nhiên.
b. Cảnh bình minh huy hoàng
– Bình minh lên “mặt trời đội biển” nhô lên trong một ngày mới tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ kỳ vĩ, tráng lệ.
– Nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ hoàng hôn đến bình minh cũng là thời gian của chuyến ra khơi rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá.
Thành quả lao động:
- “Mắt cá huy hoàng”: thể hiện thành quả lao động suốt hành trình muôn dặm ngoài biển khơi.
- Niềm tự hào, vui say trong lao động với hy vọng một cuộc sống tươi đẹp huy hoàng trước mắt.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ.
Dàn ý 2
A. Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Huy Cận
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.
– Giới thiệu tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá“: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai – Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.
– Giới thiệu khái quát về khổ thơ cuối của bài thơ.
B. Thân bài
– Sau một đêm đánh cá vất vả đoàn thuyền lại trở về vào lúc bình minh:
“Câu hát căng buồm cùng gió khơiĐoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
- Câu thơ “câu hát căng buồm” với gió khơi, gần như nguyên vẹn câu thơ trong khổ đầu tiên. Đây là lần thứ ba tiếng hát vang lên. Tiếng hát biểu hiện cho niềm vui của những người đánh cá khi được hưởng thành quả rực rỡ sau một đêm lao động vất vả. Tiếng hát ấy vang lên hùng tráng khi đoàn thuyền đang rẽ sóng trở về.
- Nhà thơ nhân hóa “đoàn thuyền” đang “chạy đua cùng mặt trời, chạy đua cùng thời gian. Hai tiếng “chạy đua” cho ta thấy những người đan chài mặc dù suốt đêm làm việc không mệt mỏi nhưng sức lực của họ vẫn dồi dào, khí thế của họ vẫn mạnh mẽ.
– Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa “mặt trời đội biển” gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái “màu biển” là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.
– Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm
Phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá
Hồn thơ Huy Cận được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn trước 1945, thơ của ông mang màu sắc u buồn, ảm đạm. Nhưng từ sau cách mạng tháng Tám, thơ ông mang âm hưởng tươi vui hơn. Tiêu biểu cho phong cách sáng tác sau cách mạng phải kể đến tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ là lời ngợi ca của tác giả về công cuộc lao động sản xuất của con người. Đặc biệt ở khổ cuối, tác giả đã làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau ngày dài ra khơi.
Hình ảnh con thuyền trở về được Huy Cận khắc họa rõ nét qua
“Câu hát căng buồm với gió khơi”
Một lần nữa câu hát căng buồm lại vang lên giống với khổ thơ thứ nhất. Nếu câu hát ở khổ thơ thứ nhất thể hiện niềm mong ước cho chuyến ra khơi thuận lợi thì câu hát ở khổ này lại mang ý nghĩa khác. Đó là lời ca thể hiện niềm vui, niềm hứng khởi của ngư dân sau một buổi lao động vất vả, tôm cá chất đầy khoang thuyền. Câu hát ngân vang như một điệp khúc trong bài ca dao lao động. Từ niềm vui đó, họ hân hoan tận hưởng cảnh bình minh trên biển:
“Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mới,Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
Hình ảnh mặt trời lặp lại nhưng vào hai thời điểm khác nhau. Ở đoạn đầu của bài thơ, tác giả nhắc đến mặt trời trong buổi hoàng hôn. Thế nhưng trong khổ thơ này, mặt trời lại đại diện cho buổi bình minh, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Hình ảnh con thuyền nhỏ bé được so sánh với mặt trời của thiên nhiên. Dường như đoàn thuyền đang cố gắng chạy đua với mặt trời để khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống mặt đất thì thuyền cũng về tới đất liền. Hay nói cách khác hình ảnh đoàn thuyền trở về với một tư thế khỏe khoắn, hiên ngang vì người dân đã làm chủ được thiên nhiên, làm chủ thành quả lao động. Trong cuộc chạy đua với mặt trời, con người đã giành chiến thắng. “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” là ý thơ giúp ta cảm nhận được muôn vàn mắt cá sáng lên lấp lánh trong buổi bình minh. Không chỉ vậy qua đó, nhà thơ còn muốn gửi gắm một niềm tin, niềm tự hào về quê hương đất nước đang trên con đường thay đổi.
Đoàn thuyền đánh cá là một bức tranh thơ lung linh những sắc màu lộng lẫy, vừa có vẻ đẹp của cuộc sống con người, vừa có vẻ đẹp của thiên nhiên kì vĩ, lớn lao. Bằng việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, nhà thơ Huy Cận đã diễn tả thật cụ thể hình ảnh đoàn thuyền ra khơi khi trở về đất liền. Từ đó, ông muốn ca ngợi hành trình lao động của con người trên khắp mọi miền đất nước.
Phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 1
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là khúc ca lao động đầy hào hùng của những người ngư dân khi hòa mình vào không khí lao động mới của đất nước. Bài thơ đã tái hiện sống động công việc lao động của người ngư dân trên biển, trong đó hai khổ thơ đầu diễn tả cảnh lên đường, những khổ tiếp theo là hoạt động của đoàn thuyền giữa biển trời đêm, cho đến khổ cuối ta được thấy cảnh đoàn thuyền bội thu trở về trong buổi bình minh lên.
“Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mới,Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Giống như một bài ca lao động, đã trải qua những khúc dạo đầu, đoạn điệp khúc và giờ là khúc cuối ngân nga, vang vọng. Mở đầu bài thơ là câu hát của người dân lao động – ngư dân làng chài, đến khi kết thúc bài thơ vẫn là câu hát ngân vang, tha thiết ấy. Khi đoàn thuyền đánh cá trở về, câu hát một lần nữa cất lên thể hiện cho niềm vui phơi phới, hạnh phúc dâng trào vì chuyến ra khơi trải qua một đêm vất vả trên biển đã được an toàn, bội thu trở về. Mặc cho khoang thuyền đã nặng đầy cá nhưng thuyền vẫn lướt đi lướt nhanh trên mặt biển như “chạy đua cùng mặt trời”. Những câu hát của ngư dân cùng với ngọn gió làm căng buồm cho thuyền lướt nhanh trở về như đang chạy đua với thiên nhiên. Hình ảnh con người lao động trong tư thế làm chủ, dưới khung cảnh hùng vĩ, bao la của biển cả trở nên thật đẹp đẽ, huy hoàng.
Hình ảnh “mặt trời đội biển nhô màu mới” một lần nữa được xuất hiện tạo ra sự hô ứng thú vị với hình ảnh “mặt trời xuống biển” ở phần đầu bài thơ. Nếu như khổ đầu là hình ảnh mặt trời của buổi chiều hoàng hôn, tia nắng đã sắp tàn chỉ còn lại hòn than rực hồng, thì tới khổ thơ cuối, mặt trời ấy là của buổi sớm bình minh ngày hôm sau. Bình minh lên, mặt trời đội biển nhô lên trong một ngày mới tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ kỳ vĩ, tráng lệ. Mặt trời đã có màu mới, tượng trưng cho ánh sáng mới, cuộc sống mới tươi đẹp, rực rỡ và tráng lệ. Nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ hoàng hôn đến bình minh cũng là thời gian của chuyến ra khơi rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá. Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” thể hiện cho thành quả lao động suốt hành trình muôn dặm ngoài biển khơi, cũng là thể hiện sự tự hào trước những thành quả trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Mắt của những con cá được ánh mặt trời chiếu rọi vào, lóe lên rực rỡ điểm tô cho thành quả lao động cực nhọc, dường như mỗi mắt cá lại là một mặt trời, là mặt trời huy hoàng của cuộc sống, của tương lai đất nước. Ta thấy rõ niềm tự hào, vui say trong lao động với hy vọng một cuộc sống tươi đẹp huy hoàng trước mắt của người dân làng chài trên đoàn thuyền đánh cá.
Bằng những hình ảnh đẹp, mới mẻ và nhiều màu sắc, khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận giống như lời ca ngợi ngân vang và bay bổng, từng câu thơ, từng hình ảnh đã gói gọn cả một hành trình lao động sản xuất yêu nước của người dân làng chài. Chỉ là một đoàn thuyền đánh cá nhưng đã góp phần vào công cuộc phát triển và xây dựng đất nước, mỗi ngư dân đều đang đóng góp sức mình làm cho ngày mai của đất nước ngày càng tươi sáng hơn.
Phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 2
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá khắc họa đậm nét cuộc sống lao động hăng say, tràn đầy khí thế và niềm tin của người dân làng chài. nhưng có lẽ, bài ca lao động ngân vang hào hùng nhất, hay nhất ở khổ thơ cuối cùng: diễn tả cảnh đoàn thuyền thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ:
Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mớiMắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Bốn câu thơ cuối đã dựng lên quang cảnh kỳ vĩ về cuộc chạy đua của con người (đoàn thuyền) với mặt trời. Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ ( từ “với”) đem đến kết cấu đầu – cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân;
“Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”.
Như vậy, câu hát đã theo suốt cuộc hành trình của người dân chài. Câu hát mở đầu lúc họ bắt đầu lên đường ra khơi, và khi trở về lại những câu hát ấy. Cấu trúc lặp: như một điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương. Có lẽ câu hát lúc ra đi là câu hát lạc quan tin tưởng khi trở về con thuyền sẽ đầy ắp cá tươi, còn câu hát lúc trở về là câu hát vui sướng trước thành quả lao động sau một đêm vất vả.
Không chỉ có hình ảnh câu hát được lặp lại ở khổ cuối, ta còn thấy hình ảnh mặt trời cũng xuất hiện. Nếu khổ đầu là mặt trời của hoàng hồn thì đây là mặt trời của bình minh. Bình minh báo hiệu một ngày mới, báo hiệu một sự sống sinh sổi nảy nở, là sự khởi đầu của những niềm vui, niềm hạnh phúc mà người dân chài có được sau một chuyến hành trình rất vất vả và cực nhọc.
Đặc biệt ở khổ thơ cuối có một hình ảnh rất hay, rất hoành tráng và lãng mạn: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Đoàn thuyền ở đây sánh ngang với hình ảnh mặt trời kì vĩ. Huy Cận đã lấy một sự vật bé nhỏ, bình dị để ngầm so sánh với hình ảnh vĩ đại của thiên nhiên: “mặt trời”. Hình ảnh nhân hoá, nói quá làm tăng thêm sức dồi dào, vẫn hăng say mạnh mẽ sau một đêm lao động vất vả của người dân chài. Nói như vậy là tác giả đã làm nổi bật tư thế của những con người lao động, bởi nói đoàn thuyền nhưng thực chất là nói đến người dân chài. Đoàn thuyền ở đây là một hoán dụ để chỉ người ngư dân. Họ trở về trong một tư thế lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm với vũ trụ, thậm chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng. Chính những con người lao động ấy đã chiến thắng thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên.
Khi mặt trời ló rạng, một ngày mới bắt đầu cũng là lúc đoàn thuyền về bến:
“Mặt trời đội biển nhô màu mớiMắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
Ta lại bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác, không phải của thiên nhiên mà của muôn ngàn mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, anh hùng ca, bản anh hùng ca lao động. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đong đầy khi được mùa cá, niềm vinh quang của người lao động rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc sống của những con người lao động. Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc liên tưởng tới một tương lai tươi sáng, huy hoàng: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ngày mới bắt đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh sôi, phát triển…
Với kết cấu đầu cuối tương ứng, khổ cuối bài thơ khép lại một hành trình gian nan mà hào hùng của người lao động trên biển. Họ ra khơi với niềm tin tưởng và trở về với thắng lợi. Đó cũng là hình ảnh của người lao động trong thời đại mới, đang vươn mình cai quản thiên nhiên, làm chủ đất nước.
Phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 3
Thống nhất với cảm hứng và bút pháp lãng mạn của tác phẩm, khổ cuối của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) là bức tranh hoành tráng với âm thanh, hình ảnh tràn đầy sức mạnh của con người, đoàn thuyền và ngập tràn ánh sáng:
Câu hát căng buồm cùng gió khơiĐoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Câu hát cùng gió khơi đưa thuyền đi nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền về. Nhưng giờ đây không chỉ còn là sức mạnh của gió mà sức mạnh niềm vui con người như được nhân lên vì thuyền đầy cá. Nếu như ở khổ thơ đầu, sau khi màn đêm bao trùm trên biển thì con người mở cửa đêm ra khơi đánh cá thì giờ đây họ – những người dân chài đang “chạy đua cùng mặt trời”. Không còn là sự nối tiếp của nhịp sống thiên nhiên, con người mà quan hệ của thiên nhiên, con người là quan hệ song song, đua tranh. Chạy đua với mặt trời cũng là chạy đua với thời gian. Con người đang giữ lấy từng giây, từng phút, đang vượt lên trên cả thời gian để tạo của cải cho cuộc sống mới, để xây dựng và cống hiến. Những con người lao động đã về đến bến khi bình minh vừa ló dạng:
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Cảnh biển một ngày mới được mở rộng đến muôn dặm và ngập tràn ánh sáng. Hình ảnh nhân hoá “mặt trời đội biển” đi lên mở ra một ngày mới tốt đẹp hơn, ánh sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu của cảnh vật mà còn mang “màu mới” cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng giờ cống hiến. Sức tưởng tượng cùng bút pháp lãng mạn khiến bờ bãi thuyền về trong dòng thơ cuối rực rỡ huy hoàng trong ánh sáng. Mắt của ngàn vạn con cá phơi trên bờ biển như cùng hướng về một phía phản chiếu tia sáng bình minh rực sáng muôn dặm dài xa như bờ biển đất nước.
Phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 4
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai – Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ đầu và cuối của bài.
Bài thơ ra đời trong thời điểm miền Bắc nước ta đang trong giai đoạn đầu dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt toàn bài thơ là âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan thể hiện rõ dấu ấn của sự chuyển mình trong cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. Cũng vẫn là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, nếu như trước cách mạng, thiên nhiên vũ trụ đi vào thơ ông thường gợi cảm giác về sự rợn ngợp trước cái mênh mông, vô cùng vô tận khiến con người trở nên nhỏ bé, cô độc thì ở bài này, thiên nhiên vũ trụ trở nên tươi sáng, khoáng đạt gần gũi với con người, mạnh mẽ và đầy tự tin trong tư thế của một vị chủ nhân của biển cả.
Sau một đêm đánh cá vất vả đoàn thuyền lại trở về vào lúc bình minh:
“Câu hát căng buồm cùng gió khơiĐoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
Câu thơ “câu hát căng buồm” với gió khơi, gần như nguyên vẹn câu thơ trong khổ đầu tiên. Đây là lần thứ ba tiếng hát vang lên. Tiếng hát biểu hiện cho niềm vui của những người đánh cá khi được hưởng thành quả rực rỡ sau một đêm lao động vất vả. Tiếng hát ấy vang lên hùng tráng khi đoàn thuyền đang rẽ sóng trở về. Nhà thơ nhân hóa “đoàn thuyền” đang “chạy đua cùng mặt trời, chạy đua cùng thời gian. Hai tiếng “chạy đua” cho ta thấy những người đan chài mặc dù suốt đêm làm việc không mệt mỏi nhưng sức lực của họ vẫn dồi dào, khí thế của họ vẫn mạnh mẽ. Huy Cận đã nâng cao người lên tầm vóc vũ trụ rộng lớn. Con người thật xứng đáng với tầm vóc chủ nhân biển cả, vẫn muốn giành thời gian để lao động, để cống hiến.
“Mặt trời đội biển nhô màu mớiMắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa “mặt trời đội biển” gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái “màu biển” là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù. Đặc biệt câu thơ cuối cùng gợi ra hình ảnh đoàn thuyền nối đuôi nhau trở về, chiếc nào trên khoang cũng đầy ắp cá. Ánh mặt trời chiếu vào mắt cá khiến cho mỗi mắt cá như một mặt trời nhỏ, lấp lánh. Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt. Đó là một hình ảnh đầy sáng tạo và lãng mạn.
Bài thơ có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. Bằng bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã sáng tạo ra những hình ảnh đẹp bất ngờ, dào dạt chất thơ.
“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận thực sự là một bức tranh lao động hoành tráng, tràn ngập ánh sáng, sắc màu và sức sống mãnh liệt. Bài thơ là khúc ca ca ngợi biển cả giàu đẹp và ca ngợi những người dân chài trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa do đảng và Bác Hồ chỉ đường dẫn lối.
Phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 5
Cảnh tượng đặc sắc, ngạo ở khổ đầu còn được tiếp tục lặp lại ở khổ thứ ba, miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi nay đã trở về thắng lợi.
“Câu hát căng buồm với gió khơiĐoàn thuyền chạy đua cùng mặt trờiMặt trời đội biển nhô màu mớiMắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Hình ảnh “câu hát căng buồm với gió khơi” lặp lại ở khổ thơ đầu, khúc hát hào hùng từ khi bắt đầu cuộc đi biển tới khi đoàn thuyền trở về, câu hát vui vẻ, phấn chấn tiếp thêm sức mạnh cho những người dân chài đối diện với gian khó. m hưởng ngân vang của bài ca thắng lợi, khi đi là những câu hát mang niềm kỳ vọng, khát khao về một buổi ra khơi thành công, khi về là khúc hát, là lời reo hò mừng vui khôn xiết cho những thành quả lao động đã gặt hái được. Và một lần nữa, hình ảnh mặt trời lại xuất hiện trong câu thơ, nhưng thay vì là “mặt trời xuống biển” thì ở đây là “mặt trời đội biển”, mặt trời lên, một ngày mới, một sức sống mãnh liệt mới. Sau một đêm lao động vất vả, lênh đênh ngoài biển khơi, giờ đây, những người dân chài được đền đáp không chỉ bằng lưới cá đầy khoang mà còn là ánh bình minh rực rỡ, ánh sáng mang lại sự sung túc ấm no. “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”, biểu tượng của sự no đủ. Cá được mùa, mặt trời ấm áp, báo hiệu một cuộc sống không phải chật vật cơm áo gạo tiền. Có lẽ, đối với người lao động chân tay thuần túy, không có gì quý giá hơn sóng yên biển lặng, tay lưới trĩu nặng vì cá tôm. Người dân chài giống như những tráng sĩ trở về với chiến công hiển hách, vang dội, nhấn mạnh nét đẹp lao động, nét đẹp của những cơ bắp dạn dày gió sương và những đôi tay khéo léo làm việc không quản gian nan.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ phải kể đến câu thơ “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Được ví như nhãn tự của tác phẩm, Huy Cận nâng tầm con người lên với tầm của vũ trụ. Quả cầu lửa của nhân loại, mặt trời lộng lẫy chói chang, giờ đây, đoàn thuyền với những người lao động cũng có thể sánh ngang với mặt trời. Trải dài từ đầu đến cuối bài thơ là giọng điệu tự hào, trân trọng những con người cống hiến, làm việc và sinh sống giữa thiên nhiên xoay vần, biến chuyển không ngừng nhưng không hề xuất hiện sự bé nhỏ, sợ hãi. Tư thế của những người dân vạn chài luôn hướng về cuộc sống mới, nơi có ánh sáng rạng rỡ, “chạy đua cùng mặt trời”. Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn dồi dào năng lượng, cũng giống như đất nước và con người Việt Nam, chìm trong chiến tranh, đạn bom loạn lạc, nhưng khi tổ quốc bước vào thời kì xây dựng, người dân vẫn luôn sẵn sàng tiên phong, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.
Với lời thơ dứt khoát, mạnh mẽ cùng âm hưởng bản anh hùng ca, hình ảnh thơ lặp lại, tương xứng ở khổ đầu và khổ cuối, tác giả đã mang đến một nức họa với những khối màu vừa hài hòa, giao thoa vừa đối lập, tương phản. Đặc sắc nghệ thuật của hai khổ thơ chính là ở chỗ, dùng những hình ảnh cũ nhưng nội dung lại nói về cái mới, tạo nên sự hô ứng giữa không gian và thời gian. Không gian tuần hoàn, thời gian ngày đêm lặp vòng cũng giống như những người lao động luôn làm việc hăng say, hết mình cho sự nghiệp lớn lao của dân tộc.
Phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 6
Nếu như bài thơ “Tiểu đội đội xe không kính” là bài ca về lòng dũng cảm, ý chí, trái tim thiết tha đối với Miền Nam, của những lái xe không kính thì “đoàn thuyền đánh cá” lại là khúc tráng ca về công cuộc lao động của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng.
Nếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:
Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mớiMắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.
Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương “chạy đua cùng mặt trời” giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi “Mặt trời đội biển nhô màu mới” thì “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
“Mặt trời đội biển nhô màu mới” là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, bản hùng ca lao động.
Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.
Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: “câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng. Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đèn màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng”.
Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!