15 Phần I: Đọc đoạn trích sau: – Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

15 Phần I: Đọc đoạn trích sau:

“ Nếu nhà bác học chỉ thấy con chó sói là một con vật có hại, thì nhà thơ, với đầu óc phóng khoáng hơn, lại phát hiện ra những khía cạnh khác. Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo và vì đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” ( H.Ten , SGK Ngữ văn 9 tập 2)

1/ Tìm một biện pháp tu từ đƣợc tác giả sử dụng trong đoạn trích? Gạch chân dưới từ ngữ có sử dụng biện pháp tu từ đó.( 1đ)

2/ Qua đoạn trích tác giả muốn nêu bật điều gì? ( 1đ)

3/ Để làm nổi bật điều đó tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?( 1đ)

4/Hãy viết một văn bản nghị luận khoảng một trang giấy thi bàn về một vấn đề em rút ra từ đoạn trích trên.( 3đ)

Phần II: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con ngƣời cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế chưa chắc sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”

1/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

2/ Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn? Câu chủ đề ấy khái quát nội dung gì? 3/ Từ “hành trang” trong đoạn văn trên đƣợc hiểu như thế nào?

4/ Tại sao nói đất nước càng hiện đại, càng phát triển thì sự chuẩn bị cho con người càng quan trọng hơn?

5/ Xác định, gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn.

6/ Từ đoạn văn trên em hãy suy nghĩ về 1 thói quen chưa đẹp, chưa tốt của giới trẻ hiện nay bằng 1 văn bản nghị luận ngắn.

Phần I: Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dƣới:

“ Buy – phông chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt. “chính vì sợ hãi – ông nói – mà chúng thường hay tụ tập thành từng bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường đủ làm cho chúng nháo nhào co cụm lại với nhau…Mọi chuyện ấy đều đúng, nhưng các con vật đó còn thân thương và tốt bụng nữa. Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng phía trước, cho đến khi con đã bú xong…”

(“Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông -ten” – H. Ten)

Câu 1: Tìm và gọi tên một phép liên kết hoặc một thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên. (1,0 điểm)

Đọc thêm:  'Sóng' của Xuân Quỳnh vào đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021

Câu 2: Quan điểm của Nguyễn Đình Thi trong “Tiếng nói văn nghệ” “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng ngưởi nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn nói một điều gì mới mẻ”.Điều mới mẻ đó được La Phông – ten thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên? Qua đó em hiểu điều gì?(1,0 điểm)

Câu 3: Quan niệm “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối” của Nam Cao trong truyện ngắn “Trăng sáng” với “điều mới mẻ” mà La Phông – ten sáng tạo trong đoạn trích có mâu thuẫn với nhau không? Qua đoạn trích trên em hãy làm rõ điều đó.(1,0 điểm)

Câu 4: Em hãy nêu khái quát nội dung đoạn trích trên và hãy đặt nhan đề cho đoạn trích ấy. (1,0 điểm)

Câu 5:Viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài học của loài cừu qua cách nhìn của La Phông – ten trong đoạn trích trên. (2,0 điểm)

Phần II: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 :

Dù ở gần con Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

( Con cò- Chế Lan Viên- SGK Ngữ Văn -Tập 2)

1.Hình tượng con cò trong đoạn thơ trên muốn nói đến ai? (0.5 đ)

2.Tìm một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? ( 0.5 đ)

3. Hình tượng con cò thƣờng có nhiều trong ca dao, dân ca. Hãy chép một bài ca dao mà em biết. ( 1 đ)

4. Nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên? (1 đ)

5. Qua ý nghĩa của đoạn thơ trên, hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. ( 2 đ)

ĐỀ 17

Phần I: PHẦN CÂU HỎI (6 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các câu hỏi:

“ Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho tới hoàng hôn. Bọn tớ giao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “ Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua. Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

(Trích “Mây và Sóng” – R.Ta-go)

Câu 1 (1,0): Đoạn thơ trên có mấy cuộc đối thoại? Là cuộc đối thoại giữa những

nhân vật nào? Viết lại đoạn thơ độc thoại.

Câu 2 (1,0) Xác định 2 phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích? Nêu giá trị của các biện pháp đó

Câu 3 (0,5): Tìm 01 câu thơ có chứa hàm ý và cho biết hàm ý đó là gì?

Câu 4: (1 0): Viết lại 02 câu thơ, gợi hình ảnh gắn bó khắng khít giữa mẹ và con. – Nêu ý nghĩa triết lí của hình ảnh thơ đó.(Tình mẫu tử thiêng liêng)

Đọc thêm:  [SGK Scan] Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự)

Câu 5: (1,0): Hãy tưởng tượng mình là người đang trò chuyện với Sóng, viết một vài câu thơ hoặc văn xuôi để đáp lại lời mời gọi của Sóng

Phần II: Cho đoạn trích sau:

…Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sa vào một đám người chơi phá cờ thế bên hè phố. Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy cái gì hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân trên khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và một niềm riêng anh khám phá giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết…

(Trích Bến quê – Nguyễn Minh Châu)

Câu 1: Vì sao nhân vật Nhĩ lo lắng con trai mình có thể không đến đƣợc bên kia sông?

Câu 2:Theo em cái “vòng vèo”, “chùng chình” mà nhân vật Nhĩ nói ở đây là gì? Câu 3:Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật Nhĩ thể hiện tâm trạng và sự chiêm nghiệm đầy triết lí của mình bằng cách lựa chọn hình thức ngôn ngữ nào?

Câu 4: Em hãy cho biết nỗi “ân hận” và “đau đớn” của Nhĩ là gì?

Câu 5: Nhân vật Nhĩ đến phút cuối đời mới thấy đƣợc giá trị của những gì gần gũi, trong đó có giá trị của gia đình. Viết một bài tập làm văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của gia đình trong cuộc sống hiện nay.

ĐỀ 18Phần I Phần I

“…Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê để thay cho khóa, hai bên có hai quai đeo, nhưng không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai da khác hẹp bản hơn, hai đầu cũng buộc lại bằng dây như thế ; và ở cuối đai, phía dưới cánh tay trái của tôi, đeo lủng lẳng hai cái túi, cả hai cũng đều làm bằng da dê, một túi đựng thuốc súng và túi kia đựng đạn ghém. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về, nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi. Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay ; nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng, nên tôi cắt đi khá ngắn gọn, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi

Đọc thêm:  Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió | Soạn văn 8 hay nhất

gặp ở Xê -la, vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ ; tôi chẳng dám nói cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mũ của tôi ; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh”.

Câu 1 (1, 0 điểm) : Em hãy tách đoạn trích trên thành hai đoạn riêng biệt và cho biết nội dung của từng đoạn.

Câu 2 (1, 0 điểm) : Hãy tƣởng tượng nếu một ngày nào đó em lâm vào hoàn cảnh giống như nhân vật trên, lúc đó em sẽ xử lí như thế nào ?

Câu 3 (1, 0 điểm) :Em có nhận xét gì về giọng điệu của nhân vật “tôi”khi kể về chính bản thân mình? Qua giọng điệu đó em thấy nhân vật là người như thế nào ? Câu 4 (3, 0 điểm) :Nhân vật “tôi” đã chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tồn tại và thích nghi trong hoàn cảnh mới nhưng “có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng

nhất”(Vũ Khoan).Trong hành trang bước vào thế kỉ mới, em sẽ “chuẩn bị bản thân” như thế nào ? Hãy viết một văn bản nghị luận để trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Phần II: Đọc đoạn trích và trả lời những câu hỏi sau:

– Bác có muốn làm bố cháu không ?

Im lặng nhƣưtờ. Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tƣờng, hai tay ôm ngực. Thấy ngƣời ta không trả lời mình, em bé lại nói :

– Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối. Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa :

– Có chứ, bác muốn chứ.

– Thế bác tên là gì – em bé liền hỏi – để cháu trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên bác?

– Phi-líp – người đàn ông đáp.

Xi-mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc, rồi hết cả buồn, em vươn hai cánh tay nói:

Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh.

(trích “Bố của Xi – mông” – G.đơ Mô – pa- xăng)

Câu 1: Nhân vật Phi-lip trong đoạn trích, mong muốn điều gì ? Vì sao bạn lại mong muốn điều đó ?(1điểm)

Câu 2: Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. (1 điểm) Câu 3: Bác Phi-líp bỗng trở thành bố của Xi-mông. Theo em, vì sao bác có thể làm được một việc giản dị nhưng khó khăn này ? (1 điểm)

Câu 4: Đọc câu chuyện trên, em mong ƣớc điều gì cho những người như bác Phi líp và mẹ con Xi-mông ? (1 điểm)

Câu 5: Từ câu chuyện trên, hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn luậnvề tình yêu thương.(2 điểm)

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button