Đọc hiểu Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi (Miếng trầu) – Đọc Tài Liệu

Dưới đây Đọc tài liệu sẽ hướng dẫn trả lời các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Miếng trầu:

Đề đọc hiểu Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc bài thơ

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi!

(Miếng trầu – Hồ Xuân Hương, thơ và đời, NXB Văn học, 2003, tr. 20)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3. Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 4. Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ?

Câu 5. Nêu giá trị nghệ thuật của thành ngữ được in đậm trong hai dòng thơ:

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi!

Câu 6. Nêu hiệu quả biểu đạt của việc tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.

Câu 7. Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Câu 8. Chỉ ra biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong bài thơ trên?

Câu 9. Viết đoạn văn ngắn 6-7 dòng nêu suy nghĩ của em về khát vọng lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ.

Đọc thêm:  Body me là gì? vì sao trở thành nóng trend trên mạng xã hội

(Trích: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Bắc Ninh)

Đáp án đọc hiểu Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Câu 1. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

Câu 3. Nội dung chính: qua hình ảnh trầu cau và hành động mời trầu, bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời.

Câu 4. Thành ngữ được sử dụng: Xanh như lá, bạc như vôi

Câu 5. Câu thành ngữ được sử dụng như là tiếng nói răn đe, cảnh tỉnh, hàm thêm một nghĩa phê phán khinh bạc: loại người “xanh như lá, bạc như vôi’’. Câu thành ngữ được sử dụng ở đây quả là đắc dụng. Ý thơ gợi ra một khát vọng đầy ưu tư, khắc khoải của một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dư vị chua chát, đắng cay của sự lạnh lùng, giả dối.

Câu 6. Thể hiện một cá tính mạnh mẽ, dõng dạt -> Là sự thách thức sâu cay vào chế độ xã hội phong kiến tồi tàn, mục nát. Là sự khẳng định về quyền bình đẳng.

Câu 7. Tự lựa chọn thông điểm mà em tâm đăc:

Gợi ý:

Cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình.

Đọc thêm:  Dân quân tự vệ Việt Nam - Bộ Quốc phòng

Câu 8. Biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo:

– Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại. Qua đó là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.

Câu 9. Yêu cầu hình thức: đoạn văn lùi dòng viết hoa, không ngắt đoạn.

Yêu cầu nội dung: có câu mở đoạn, các câu thân đoạn, câu kết đoạn trình bày suy nghĩ của em về khát vọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công.

-/-

Trên đây là một số câu hỏi đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng (Nguyễn Khuyến) mà Đọc tài liệu đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên tham khảo các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mà Đọc tài liệu đã biên tập nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button