Đọc hiểu Ngôn chí, bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức
Đề bài: Đề đọc hiểu Ngôn chí, bài 3 có đáp án
Ngôn chí đọc hiểu có đáp án ngắn nhất
1. Đề đọc hiểu Ngôn chí, bài 3 có đáp án – mẫu số 1
Ngôn chí (Bài 3)
Am trúc hiên mai ngày tháng qua,Thị phi nào đến cõi yên hà.Cơm ăn dầu có dưa muối;Áo mặc nài chi gấm là.Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt;Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa.Trong khi hứng động, vừa đêm tuyết,Ngâm được câu thần dặng dặng ca.
(Viện Sử học, “Nguyễn Trãi toàn tập”, Sđd, tr. 396)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi:Câu 1: Xác định thể thơ.Câu 2: Hai câu thơ đầu cho biết điều gì về nơi ở của nhân vật trữ tình?Câu 3: Lối sống giản dị của nhân vật trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào?Câu 4: Em hiểu nội dung hai câu thơ 5, 6 như thế nào?Câu 5: Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và con người của Nguyễn Trãi?* Gợi ý trả lời các câu hỏi:Câu 1: Thể thơ: thất ngôn bát cú.Câu 2: – Hai câu thơ đầu giúp người đọc hiểu rõ hơn về không gian sống yên ả, thanh bình của nhân vật trữ tình:+ “Am trúc hiên mai ngày tháng qua”: Nơi ở yên tĩnh với hình ảnh mái hiên và cây mai.+ “Thị phi nào đến cõi yên hà”: những thứ thị phi, xô bồ không thể đến được nơi ở của con người.-> Ngày qua ngày, nhân vật trữ trình sống an yên tại quê nhà thanh tĩnh, tươi đẹp.Câu 3: – Lối sống giản dị của nhân vật trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh: “am trúc hiên mai”, “dưa muối”, “nài chi gấm là”, “thưởng nguyệt”.Câu 4:– Hai câu thơ là lối nói ẩn dụ, chỉ việc giữ gìn nước cho trong để thưởng thức ánh trăng cũng giống như việc con người nuôi dưỡng sự liêm khiết, chính trực và cốt cách cao đẹp.Câu 5:– Nguyễn Trãi có tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên tha thiết, sống một cuộc đời giản dị nhưng vô cùng phong phú.- Ông là người có tư tưởng, cốt cách cao cả, không màng tới vinh hoa, phú quý.
Taimienphi.vn cũng đã tổng hợp thêm nhiều bài văn mẫu lớp 10 liên quan tới đọc hiểu tác phẩm, các em có thể tham khảo để hiểu bài hơn: Phân tích Bảo kính cảnh giới, Đọc hiểu bài Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm, Phân tích Bạch Đằng hải khẩu, Đọc hiểu bài nắng mới, Đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu….
Đọc hiểu văn bản Ngôn chí, bài 3 ngắn gọn, hay nhất
2. Đề đọc hiểu Ngôn chí, bài 3 có đáp án – mẫu số 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Ngôn chí (Bài 3)
Am trúc hiên mai ngày tháng qua,Thị phi nào đến cõi yên hà.Cơm ăn dầu có dưa muối;Áo mặc nài chi gấm là.Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt;Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa.Trong khi hứng động, vừa đêm tuyết,Ngâm được câu thần dặng dặng ca.
(Viện Sử học, “Nguyễn Trãi toàn tập”, Sđd, tr. 396)
Câu 1: Chỉ ra điểm độc đáo về thể thơ của tác phẩm này.Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính.Câu 3: Bức tranh thiên nhiên được gợi tả qua những hình ảnh nào? Qua đó, em cảm nhận như thế nào về cuộc sống của nhân vật trữ tình?Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở hai câu thơ cuối?Câu 5: Qua việc miêu tả cuộc sống giản dị chốn thôn quê, nhà thơ muốn giãi bày tình cảm, tâm trạng, cảm xúc gì?Câu 6: Theo em, quan niệm sống của Nguyễn Trãi được thể hiện trong tác phẩm có còn phù hợp với hiện tại hay không?* Gợi ý trả lời các câu hỏi:Câu 1:– Điểm độc đáo: bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng lại có hai câu lục ngôn xen vào.Câu 2:– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.Câu 3:– Bức tranh thiên nhiên được gợi tả qua những hình ảnh: “am trúc hiên mai”, “nước”, “trì”, “nguyệt”, “hoa”, “đêm tuyết”.-> Nhân vật trữ tình sống một cuộc sống an yên, hòa hợp với thiên nhiên đất trời. Cuộc sống ấy không có sự vướng bận của những lời gièm pha, thị phi bên ngoài.Câu 4:– Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở hai câu thơ cuối: lãng mạn, dạt dào cảm xúc:+ Cảm hứng được khơi dậy trong một đêm tuyết rơi.+ Vào lúc cảm xúc thăng hoa, con người lại ngâm được câu thơ hay. Nhờ vậy, những tiếng ngâm, tiếng ca cứ thế cất lên từ một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.Câu 5:– Qua việc miêu tả cuộc sống giản dị chốn thôn quê, nhà thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc cùng sự mãn nguyện, thảnh thơi và hài lòng khi rời xa chốn quan trường.Câu 6:– Quan niệm sống của Nguyễn Trãi được thể hiện trong tác phẩm:+ Sống hòa hợp với thiên nhiên, đất trời tươi đẹp.+ Sống một cuộc đời giản dị, không vướng bận vinh hoa giàu sang.+ Sống phải biết giữ vững nhân cách, phẩm chất cao đẹp để tâm hồn luôn trong sạch, thanh cao và liêm khiết.- Quan niệm sống của Nguyễn Trãi vẫn phù hợp đến tận ngày nay bởi:+ Trong mọi thời đại, con người luôn phải rèn luyện để có được những đức tính, lối sống tốt đẹp.+ Việc mỗi cá nhân sống đẹp, sống có ích sẽ giúp xã hội trở nên văn minh, hạnh phúc hơn.
3. Đề đọc hiểu Ngôn chí, bài 3 có đáp án – mẫu số 3
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngôn chí (Bài 3)
Am trúc hiên mai ngày tháng qua,Thị phi nào đến cõi yên hà.Cơm ăn dầu có dưa muối;Áo mặc nài chi gấm là.Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt;Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa.Trong khi hứng động, vừa đêm tuyết,Ngâm được câu thần dặng dặng ca.
(Viện Sử học, “Nguyễn Trãi toàn tập”, Sđd, tr. 396)
Câu 1. Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn có trong tác phẩm.Câu 2. Trong hai câu thơ đầu, tác giả sử dụng những từ ngữ nào mang ý nghĩa chỉ nơi ở yên bình, thanh tĩnh? Em có nhận xét gì về không gian sống của nhân vật trữ tình?Câu 3. Nhân vật trữ tình có hài lòng với cuộc sống “Cơm ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặc nài chi gấm là.” hay không? Từ đây, em hiểu gì về cốt cách của con người này?Câu 4. Cảm nhận về cuộc sống của nhân vật trữ tình trong 4 câu thơ cuối?Câu 5. Chỉ ra và phân tích một yếu tố “phá cách” trong bài thơ “Ngôn chí” (bài 3).Câu 6. Qua bài thơ, em thấy Nguyễn Trãi là người như thế nào?* Gợi ý trả lời các câu hỏi:Câu 1– Các câu lục ngôn nằm ở vị trí câu 3, 4 của bài thơ.- Giá trị:+ Việc xen kẽ các câu lục ngôn vào giữa các câu thất ngôn góp phần tạo ra nét độc đáo cho bài thơ.+ Hai câu thơ ngắn gọn, sử dụng ngôn từ giản dị nhưng đã làm nổi bật lối sống giản dị của nhân vật trữ tình.Câu 2– Những từ ngữ mang ý nghĩa chỉ nơi ở yên bình, thanh tĩnh: “hiên mai”, “yên hà”.- Không gian sống của nhân vật trữ tình:+ Thiên nhiên tươi đẹp, căng tràn sức sống.+ Cách biệt với những dị nghị, thị phi tầm thường của thiên hạ.Câu 3– Nhân vật trữ tình vô cùng hài lòng với cuộc sống đơn sơ, mộc mạc, giản dị, dẫu những bữa cơm chỉ có dưa muối. Từ đây, ta thấy được cốt cách cao đẹp, sự liêm khiết, không màng danh vọng tiền tài của con người này.Câu 4– Cuộc sống của nhân vật trữ tình ở bốn câu thơ cuối diễn ra thật thong thả, chậm rãi. Ở đó, con người thoải mái tận hưởng thú vui ngắm trăng, vui vẻ với công việc lao động. Đồng thời, được tự do thăng hoa cảm xúc và thể hiện tâm hồn thi vị giữa lúc hứng khởi.Câu 5* Một vài yếu tố “phá cách” trong bài thơ “Ngôn chí” (bài 3):- Thể thơ thất ngôn có sự xen kẽ của câu lục ngôn -> cho thấy tài năng đỉnh cao của Nguyễn Trãi khi đã khéo léo thay đổi khuôn mẫu sẵn có, đồng thời, giúp bộc lộ rõ nét suy tư, cảm xúc của nhân vật trữ tình.- Ngôn ngữ mộc mạc, dân dã: giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận văn bản và có những hình dung cụ thể về cuộc sống ở chốn thôn quê của nhân vật trữ tình.- Hình ảnh thơ thân thuộc, gần gũi, giàu sức gợi “am trúc hiên mai”, “trì thưởng nguyệt”,…: góp phần gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống thường ngày của nhân vật trữ tình.Câu 6– Nguyễn Trãi là một con người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông vẫn giữa được nhân cách, phẩm chất cao đẹp của mình. Đây chính là điều khiến độc giả nhiều thế hệ yêu mến, ngưỡng mộ ông.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
https://thuthuat.taimienphi.vn/doc-hieu-ngon-chi-bai-3-75123n.aspx Mong rằng, những nội dung trên đây sẽ giúp em nắm chắc được các kiến thức trọng tâm của văn bản Ngôn chí, bài 3. Mời em tham khảo thêm một số các bài văn mẫu hay để có thể học tốt môn học này.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!