THƯ LẠI DỤ VƯƠNG THÔNG – Thông qua luyện tập để hoàn thiện

– Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

THƯ LẠI DỤ VƯƠNG THÔNG

(Tái dụ Vương Thông thư – NGUYỄN TRÃI)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Cảm nhận được ý chí quyết chiến thắng, niềm tin vào chính nghĩa, lòng yêu hoà bình của quân dân ta cùng chiến lược “tâm công” độc đáo ;

– Thấy được nghệ thuật lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục của bức thư.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Hệ thống lập luận và lí lẽ sắc sảo để phân tích rõ sự bất lợi về thời thế, vạch trần sự dối trá và làm tiêu tan hi vọng viện binh của giặc.

2. Kĩ năng

Đọc – hiểu văn bản chính luận thời trung đại. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

a) Xuất xứ :rút từ Quân trung từ mệnh tập.

b) Hoàn cảnh ra đời

Trước tình thế lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn, Tổng binh Vương Thông cố thủ trong thành Đông Quan, chờ viện binh. Nguyễn Trãi đã viết thư dụ hàng và làm tan rã tinh thần giặc Minh.

2. Đọc – hiểu văn bản

a) Nội dung

Phần 1 : Luận về thời thế – tiền đề cho hệ thống lập luận.

– Mở đầu bằng cách gợi dẫn một vấn đề tư tưởng quân sự quan trọng thời trung đại : vai trò của thời thế. Hiểu biết thời thế là tiêu chí đánh giá tướng tài vì “được thời, có thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời và không thế thì mạnh hoá ra yếu, yên lại thành nguy”.

Đọc thêm:  Coca Cola Stic là gì? Nguồn gốc của từ Cocacola stic

– Mục đích của tác giả là nhằm chế nhạo để kích động các tướng Minh không hiểu thời thế nên “chỉ là hạng thất phu đớn hèn”.

Phần 2 : Chỉ ra thực trạng về thời thế của quân Minh.

– Những bất lợi về thời thế ở trong nước : chính sự hà khắc, tàn ngược, là nguy cơ dẫn đến diệt vong ; phía bắc có giặc Thiên Nguyên đe doạ bờ cõi ; trong nước có nội loạn.

– Những bất lợi về thời thế ở Đông Quan : “kế cùng, lực kiệt lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh” ; dân Nam trong thành oán ghét ; quân lính không chịu được khổ sở chỉ chờ cơ hội nổi loạn.

Từ đó, tác giả đã chỉ ra sáu cái cớ bại vong tất yếu của chúng. Phần nêu thực trạng không chỉ chứng tỏ sự am hiểu tường tận nội tình của giặc, thể hiện tầm trí tuệ lớn lao mà còn thể hiện tài lập luận sắc sảo của Nguyễn Trãi.

Phần 3 : Đề xuất giải pháp, khuyên nhủ Vương Thông cùng các tướng Minh.

– Giải pháp thứ nhất : “chém đầu Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp”, sẽ được hoà hiếu. Điều này ngoài mục đích dụ hàng còn nhằm gây chia rẽ nội bộ địch.

– Giải pháp thứ hai : nên dàn trận giao chiến giữa đồng bằng. Theo tác giả, Vương Thông nên đầu hàng. Vì nếu đánh, chắc chắn quân Minh sẽ thất bại.

b) Nghệ thuật

Hình thức lập luận đa dạng, giọng điệu phong phú : khi thì so sánh, nêu gương khi thì phân tích rõ lợi hại ; có chỗ dùng lời lẽ xỉ mắng hạ uy thế địch, có chỗ lại vỗ yên hứa hẹn viễn cảnh tốt đẹp,…

c) Ý nghĩa văn bản

Thể hiện tư thế cao cả của người chiến thắng, niềm tin tất thắng dựa vào chính nghĩa, lòng yêu chuộng hoà bình của cả dân tộc và trí tuệ thiên tài của Nguyễn Trãi.

Đọc thêm:  Cách tải dữ liệu cá nhân trên Instagram - QuanTriMang.com

3. Hướng dẫn tự học

Chiến lược “mưu phạt tâm công” đã được thể hiện như thế nào qua các biến thái trong giọng điệu của bức thư này ?

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Nắm được những kiến thức cơ bản về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (khái niệm, các đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ) ;

– Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và các đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

– Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

2. Kĩ năng

– Phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật.

– Sử dụng phương tiện ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt (nói và viết).

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật : phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (thơ, kịch,

truyện…).

– Các đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật : tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa ; dấu ấn riêng của tác giả.

– Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ : khai thác tối đa các yếu tố ngữ âm và chữ viết để xây dựng hình tượng và gia tăng giá trị biểu hiện ; sử dụng có chọn lọc tất cả các lớp từ ngữ khác nhau ; dùng rộng rãi mọi kiểu câu, đặc biệt có cách vận dụng đặc thù các kiểu câu tạo nên kiểu cú pháp thi ca ; tận dụng mọi biện pháp tu từ để xây dựng hình tượng và tổ chức tác phẩm ; coi trọng vẻ đẹp cân đối, hài hoà trong chiều sâu bố cục, trình bày của tác phẩm.

2. Luyện tập

Đọc thêm:  Theo em người cha trong câu chuyện chiếc bát vỡ là người như thế

– Trình bày khái niệm, các đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

– Chỉ ra các đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong một số (đoạn) văn bản văn học.

– Phân tích cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ở một số (đoạn) văn bản văn học.

3. Hướng dẫn tự học

Tự chọn hai văn bản thơ (hoặc đoạn trích văn xuôi) trong chương trình Ngữ văn 10 và phân tích đặc điểm chung cùng cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ở hai văn bản đó.

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

(Bình Ngô đại cáo – NGUYỄN TRÃI)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược ;

– Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể cáo và những sáng tạo đặc sắc của nghệ thuật trong áng văn ;

– Nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hoà của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.

– Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.

– Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.

2. Kĩ năng

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Giới thiệu chung

– Hoàn cảnh ra đời : Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh,

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button