Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ”Những người vợ

Văn mẫu lớp 12: Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ”Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

I. Dàn ý Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước

Dàn ý Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và Đất nước.

2. Thân bài

“Núi Vọng Phu”: địa danh nổi tiếng gắn với sự tích người vợ hóa đá chờ chồng → khẳng định tình cảm thủy chung, son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

Hòn Trống Mái: hai tảng đá xếp chồng lên nhau nằm trên một ngọn núi ở Sầm Sơn, Thanh Hóa → khẳng định tình cảm, sự gắn bó trong tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng.

Tổ Hùng Vương: gắn với truyền thuyết 99 con voi quây bên đền thờ các vua Hùng để phục Tổ → khẳng định niềm tự hào lịch sử vua Hùng.

Núi Bút, Non Nghiên: có hình cây bút và nghiên mực ở Quảng Ngãi, nói lên truyền thống hiếu học của người Việt Nam.

Hạ Long thành: thắng cảnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên thế giới.

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm: sơn danh của những người có công với nước ở Nam Bộ, tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

Những ao đầm, gò bãi là sự hóa thân của những con người làm nên Đất Nước.

→ Những địa danh được cảm nhận qua những số phận, những cảnh ngộ của con người, sự hóa thân của những con người không tên tuổi như một phần máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân bao đời đã tạo nên Đất Nước này, đã ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung và giá trị của đoạn trích: Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã góp phần không nhỏ làm nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn học Việt Nam.

Dàn ý Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 2

I/ Mở bài:

– Giới thiêu tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu đoạn thơ

“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,…Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.

II/ Thân bài:

1. Trước hết, tác giả nêu ra một cách nhìn mới mẻ, có chiều sâu địa lí về những danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước.

– Nhà thơ đã kể, liệt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hóa đất nước. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay, ông cha ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc.

– Trong thực tế, bao thế hệ người Việt đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thương thủy chung để ta có những “núi Vọng Phu”, những “hòn Trống mái” như những biểu tượng văn hóa. Hay vẻ đẹp lẽ sống anh hùng của dân tộc trong buổi đầu giữ nước để ta có những “ao đầm”… như những di tích lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng…

→ Thiên nhiên được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi.

2. Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân

– Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước này, đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này. Từ những hình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã “quy nạp” thành một khái quát sâu sắc.

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta…”.

III/ Kết bài:

– Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.

Đất nước

II. Văn mẫu Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước

Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 1

“Những người con gái con trai

Đẹp hơn hoa hồng cứng hơn sắt thép

Xa nhau không hề rơi nước mắt

Nước mắt dành cho ngày gặp mặt”

Hơn lúc nào hết, tình yêu quê hương đất nước là huyệt thần kinh nhạy bén, là cảm hứng, lẽ sống cao đẹp nhất của con người Việt Nam. Ta đã từng gặp gỡ hình ảnh đất nước anh hùng trong kháng chiến chống Pháp mang hồn thu Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, một đất nước cổ kính, mang hồn dân gian Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm hay sự hóa thân của đất nước trong dòng sông xanh đầy ắp kỷ niệm trong thơ Tế Hanh. Nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã tìm được một cách nói riêng để chương thơ “Đất nước” của ông đem đến cho bạn đọc những rung cảm mới về quê hương đất nước: đất nước của nhân dân.

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ như Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Lê Anh Xuân, Lâm Thị Mỹ Dạ,.. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc. “Đất nước” thuộc phần đầu chương V, trường ca “Mặt đường khát vọng”. Trường ca được viết tại chiến khu Trị – Thiên năm 1971. Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca để kêu gọi sự thức tỉnh của thanh niên, tuổi trẻ các vùng địch tạm chiếm ở miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, xuống đường, hòa nhịp vào cuộc kháng chiến của dân tộc.

Nếu ở phần đầu tác giả nói về lịch sử đất nước cùng lối định nghĩa đất nước bằng thơ theo cách riêng của mình thì bốn mươi bảy dòng thơ tiếp theo, nhà thơ đi sâu vào tư tưởng đất nước của nhân dân trên tất cả các bình diện: không gian địa lý, thời gian lịch sử và văn hóa phong tục của nhân dân.

Tư tưởng đất nước của nhân dân được hiện lên qua phương diện địa lý trong cách nhìn độc đáo của tác giả. Một loạt những danh lam thắng cảnh trên đất nước ta hiện ra trước mắt người đọc: Vịnh Hạ Long, những di tích văn hóa như hòn Vọng Phu, núi Bút, non Nghiên; những di tích lịch sử như làng Gióng, đất Tổ.

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu”

Câu thơ gợi ta liên tưởng đến hòn Vọng Phu và câu chuyện cảm động về lòng chung thủy, tình yêu của người vợ với chồng. Những vần thơ như gợi nên một nỗi buồn man mác nơi đáy lòng, liệu rằng hôm nay những người đàn bà của đất nước Việt Nam có giống như Hòn Vọng Phu chờ chồng mòn mỏi hay không…? Qua hình ảnh đó, ta thấy được một tâm hồn và sức sống mãnh liệt của nhân dân ta. Trên mảnh đất Việt Nam có biết bao tảng đá lớn giống như những người đàn bà bồng con chờ chồng. Đó vốn chỉ là một hòn đá vô tri nhưng lại mang vẻ đẹp của đời sống nhân dân ta từ ngàn đời. Bởi nó mang trong mình một linh hồn dân tộc cao quý, tiêu biểu cho đời sống tinh thần của những người đàn bà thương con, yêu chồng, nguyện hóa đá đợi chồng, tượng trưng cho sự thủy chung, tình nghĩa của nhân dân ta. Không chỉ kết tinh nên một hòn Vọng Phu mà đó còn là sự hóa thân thành huyền thoại của hòn Trống Mái:

“Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”

Hòn Trống Mái là một cảnh đẹp ở Sầm Sơn. Đó là hai tảng đá lớn hình thù ngộ nghĩnh, xếp chồng lên một nền đá chênh vênh. Nhân dân ta đã tưởng tượng 2 hòn đá ấy là hòn Trống và hòn Mái. Từ đó, hòn Trống, Mái trở thành biểu tượng cho tình yêu đôi lứa thủy chung, mãi mãi không chia lìa.

Không chỉ là sự hòa hợp giữa thiên nhiên và tình yêu đôi lứa, Nguyễn Khoa Điềm còn phát hiện ra nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước ta trong sự hóa thân của truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm:

“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại”

Câu thơ được lấy cảm hứng từ truyền thuyết Thánh Gióng. Một cậu bé từ không biết nói trong suốt ba năm đã thốt ra câu nói đầu tiên là xin đi đánh giặc bảo vệ quê hương. Sau khi đánh giặc xong, Thánh Gióng cởi áo giáp sắt rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời. Những ao, đầm còn lại ngày hôm nay được cho là dấu tích gót ngựa Thánh Gióng. Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm phải mặn nồng đến nhường nào thì nhân dân ta mới có thể tưởng tượng kỳ diệu đến như vậy về những ao, đầm quen thuộc nơi quê hương.

Một sự hóa thân kỳ diệu nữa được hiện ra, đó là hình ảnh người học trò nghèo hóa thân làm nên núi Bút, non Nghiên:

“Người học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non Nghiên”

Núi Bút, non Nghiên là những ngọn núi đẹp trông như hình cái bút, nghiên mực. Nhân dân ta lấy đặc điểm hình dáng của núi đặt tên thành núi Bút, non Nghiên. Những người học trò xưa thì cái bút, cái mực là một vật dụng vô cùng quan trọng. Vì thế mà qua đó, hình ảnh núi Bút, non Nghiên trở thành biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Việt.

Với niềm tự hào, say sưa với vẻ đẹp đất nước, nhà thơ lại một lần nữa vận dụng sự quan sát tinh tế và khả năng liên tưởng sáng tạo tài hoa:

“Chín mươi chín con voi góp mình dựng nên đất Tổ Hùng Vương”.

Câu thơ được xây dựng dựa trên truyền thuyết về đất tổ Vua Hùng. Chín mươi chín con voi là chín mươi chín ngọn núi bao quanh núi Hi Cương, nơi có đền thờ các Vua Hùng. Thực chất, chín chín con voi là tượng trưng của lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân suốt bốn nghìn năm. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hàng năm không thể quên được ngày tháng lịch sử mùng mười tháng ba:

“Hàng năm ăn đâu, làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”

Nhà thơ mở rộng hết khả năng sáng tạo và hình dung những dòng sông hiền hòa, xanh thẳm, chảy qua các làng mạc, xứ sở như Cửu Long Giang là sự hóa thân của những con rồng im lặng, thân thương: “Những con rồng nằm in góp dòng sông xanh thẳm”. Ngay cả những con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh: “Con có, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Nhà thơ nhìn tất cả những thứ gần gũi, giản dị, thân thuộc nhất trong đời sống nhân dân vào hình tượng Đất Nước lớn lao.

“Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

Những đóng góp thầm lặng của nhân dân đã được đặt tên cho sông núi: ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, bà Điểm,… Cảnh núi sông hội tụ lấp lánh qua những vần thơ đẹp, soi bóng tâm hồn nhân dân và những cuộc đời vô danh, càng thấm thía một điều bình dị rằng nhân dân đã làm nên đất nước. Mọi danh lam thắng cảnh chỉ thực sự mang ý nghĩa cao cả và lấp lánh dòng máu tự hào dân tộc khi được cảm nhận qua đời sống tâm hồn của nhân dân:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình một ao ước một lối sống ông cha”

Tất cả như hiện ra trước mắt Nguyễn Khoa Điềm, đó là những ruộng đồng, gò bãi đều do sự hóa thân của nhân dân mà thành. Và sự hóa thân ấy là sự hóa thân của nhân dân suốt 4000 năm lịch sử:

“Ôi đất nước sau 4000 năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta….”

Thán từ “ôi” và dấu ba chấm cuối đoạn thơ diễn tả sự xúc động sâu sắc, chân thành và niềm tự hào về chiều dài xa xăm bất tận của đất nước của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử bốn nghìn năm dựng nước của dân tộc. Câu thơ “những cuộc đời đã hóa núi sông ta” vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Chính nhân dân đã sống và cống hiến như một huyền thoại làm nên hình sông, dáng núi suốt dọc chiều dài lịch sử đất nước của chúng ta.

Ở phương diện thời gian lịch sử, nhà thơ cũng khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân. Đó là lời gọi, lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết của chàng trai với cô gái người mình yêu:

“Em ơi em hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm đất nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái con trai bằng tuổi chúng ta”

Đây là một cái nhìn mang tầm vóc lịch sử, nhân loại và thời đại. Đó là cái nhìn toàn diện cả chiều dài và chiều sâu. Dài về quãng thời gian oai hùng bốn nghìn năm, sâu về những chiến công và niềm tự hào của dân tộc xuyên suốt thời kỳ ấy. Ở đây, nhà thơ tập trung nói về những con người vô danh, bình dị. Họ là lớp lớp những người con gái con trai bằng tuổi chúng ta. Trong suốt bốn nghìn năm ấy họ đã xây dựng, bảo vệ giữ gìn đất nước này. Cụm từ “năm tháng nào” không xác định kết hợp với từ “lớp lớp” chỉ sự đông đảo, các danh từ chung “con gái, con trai” tạo nên những vần thơ bình dị nhưng giàu sức gợi cảm. Và họ nối tiếp nhau đứng lên xây dựng và giữ gìn quê hương bằng biết bao mồ hôi, xương máu:

“Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”.

Những người “cần cù làm lụng” ở đây chỉ nhân dân. Họ đã vất vả dãi dầu một nắng hai sương để làm nên sự sống và phồn thịnh cho đất nước. Những hạt gạo mỗi mùa thu hoạch, những bí kíp truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đều thể hiện một nét đẹp cần cù, chịu thương chịu khó của nhân dân, làm nên truyền thống, lối sống cao đẹp của dân tộc. Không chỉ xây dựng mà trong những giây phút lâm nguy, đầy thử thách ấy của lịch sử, người con trai sẵn sàng ra trận, người con gái trở về nuôi cái cùng con. Họ đã sẵn sàng sống xa nhau, hi sinh hạnh phúc riêng tư để bảo vệ Tổ quốc. Thật thân thương, gần gũi và bình dị biết bao.

Trong những cuộc kháng chiến, có biết bao con người mang trong mình oai danh lừng lẫy với tên gọi anh hùng, được lưu danh sử sách ngàn đời. Nhưng với tư tưởng đất nước của nhân dân, Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh đến những người lao động thầm lặng, vô danh:

Đọc thêm:  Tiêu chuẩn lên quân hàm trước niên hạn là gì? - Luật sư 247

“Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Họ là những người con gái, con trai, chưa một lần được lưu danh sử sách “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng cuộc đời thầm lặng của mỗi người đã hóa núi sông ta. Những điều bình dị thật sự đã làm nên một lịch sử vĩ đại ấy, một núi sông non nước vang vọng khí phách của giống nòi.

Nhân dân không chỉ là người chiến đấu mà còn là người giữ gìn văn hóa dân tộc:

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây mà hái trái” .

Trước hết, nhân dân là người tạo nên những giá trị văn minh vật chất cho đất nước ta: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”. Nước ta nổi tiếng với nền văn hóa lúa nước từ bao đời nay. Trong hạt lúa bé nhỏ ấy, có mồ hôi công sức lao động của những người nông dân vất vả dãi dầu một nắng hai sương. Nhưng vĩ đại hơn, đó còn là sự hội tụ của phẩm chất, tinh thần lao động cần cù, chịu thương chịu khó của nhân dân. Không chỉ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng, nhân dân còn là người “chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi” . Thuở xa xưa nhất của lịch sử, con người đã sống trong những hang động đầy bóng tối. Nhân dân ta có tập quán dùng rơm con cúi để giữ lửa. Trong mỗi con cúi được bện từ rơm, rạ mộc mạc truyền từ nhà này sang nhà khác, từ đời trước đến đời sau. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm Là một trải nghiệm đầy sâu sắc về sức mạnh và công lao của nhân dân, không có những điều đó thì đất nước sao được tuyệt vời như bây giờ.

Nhân dân còn là người “truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Chúng ta đều biết rằng mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ và một kho tàng từ vựng quý báu. Bởi đó không chỉ là kết quả của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước mà còn nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Chính nhân dân đã bồi đắp và lưu truyền qua biết bao thế hệ từ khi còn là một “búp măng non”.

Nhân dân còn là người “gánh tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Câu thơ gợi nhắc lại những năm tháng gian lao của cộng đồng người dân Việt trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Thiên tai và chiến tranh luôn là những ám ảnh của dân tộc nhưng cũng nhờ đó mà biết bao vùng đất mới được khám phá và đặt bằng những tên gọi thân thương. Mỗi tên xã tên làng đều gắn liền với những chặng hành trình nhọc nhằn gian khổ mà không ít vinh quang của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Tất cả đều nằm trên một chữ S thân thương.

Nhân dân cũng là người đắp đập be bờ cho người sau trồng cây mà hái trái. Câu thơ này được xây dựng trên truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Sự dữ dội của hai chàng trai ấy đã khiến những người dân phải đắp đập be bờ ngăn sông, chắn lũ, nhờ đó mà đất nước làng quê mới được bình yên, tận hưởng hoa thơm, quả ngọt hay chính là cuộc sống yên bình, hạnh phúc của ngày hôm nay.

Nhân dân còn là người chống ngoại xâm và diệt nội thù.

“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại”

Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm và diệt nội thù. Nhưng họ đều anh dũng đoàn kết một lòng đứng lên giết giặc. Nghệ thuật điệp từ “có”…”thì” cho thấy tinh thần tự nguyện, sẵn sàng chiến đấu hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc một cách tự nhiên.

Từ “họ” trong các câu thơ trên được lặp lại nhiều lần, đứng ở đầu mỗi dòng thơ đã tạo nên giá trị gợi hình, gợi cảm. Hình ảnh đông đảo nhân dân nối tiếp nhau lao động, xây dựng, bảo vệ đất nước hiện ra ngay trong những vần thơ ấy.

Tất cả ý thơ như dồn nén lại đến cuối cùng, Nguyễn Khoa Điềm với niềm tự hào kiêu hãnh đưa ra những lời khẳng định chắc nịch:

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.

“Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” vì nhân dân là người chiến đấu, xây dựng, bảo vệ đất nước suốt bốn nghìn năm lịch sử. Đất Nước được hình thành từ những bản sắc văn hóa dân tộc chan chứa vẻ đẹp tâm hồn nhân dân. Đó là vẻ đẹp của lòng yêu nước, cần cù lao động, hiếu học, chung thủy trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa, kiên cường trong chiến đấu, lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh.

Đất Nước của Nhân dân là “Đất Nước của ca dao thần thoại”. Vì ca dao, thần thoại chính là sáng tác của nhân dân. Những ca dao, thần thoại ấy được đúc kết nên từ kho tàng ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam, phản ánh đời sống, tình cảm của nhân dân qua bao biến động thăng trầm của lịch sử. Đó là những khoảnh khắc:

“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu…”

Ở đoạn thơ này, nhà thơ đã vận dụng và chuyển ý sáng tạo những câu ca dao thành lời thơ đằm thắm, ca ngợi nhân dân, ca ngợi bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm đã biết và bày tỏ một cách dung dị, mộc mạc và gần gũi biết bao. Không chỉ say đắm trong tình yêu từ thuở còn trong nôi, người Việt còn rất quý trọng tình nghĩa. “Công cầm vàng” là những gian nan, vất vả mà con người phải trải qua. Đó cũng là một nét đẹp trong sự nghĩa tình của dân tộc. Và lại một lần nữa, truyền thuyết Thánh Gióng lại được gợi lại để nói về tinh thần quyết liệt trong chiến đấu của người dân Việt. Như vậy, say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa, quyết liệt trong trả thù chiến đấu là bản sắc tinh thần nhân

Đoạn trích khép lại bằng hình ảnh dòng sông và câu hát:

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…”

Khổ thơ khép lại trong hình ảnh đất nước ta đẹp hiền hòa, vĩnh cửu như một dòng sông vô tận chảy từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Trên dòng sông ấy, âm vang những sắc màu văn hóa Việt Nam, phẩm chất tâm hồn Việt Nam. Thật vô cùng tự hào và yêu quý biết bao!

Đất Nước đã được cảm nhận ở nhiều phương diện: từ văn hóa – lịch sử, địa lý – thời gian đến không gian của đất nước. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ với đất nước mình. Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định cái nhìn mới mẻ về đất nước với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân dân. Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân chính là người đã làm ra đất nước.

Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 2

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh tên tuổi của bao nhà văn, nhà thơ, trong đó không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Khoa Điềm cùng bản Trường ca Mặt đường khát vọng. Nổi bật trong bản trường ca là văn bản Đất nước. Ở đây, tác giả đã khẳng định tư tưởng đất nước là của nhân dân:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu….………………………………………Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”

Nguyễn Khoa Điềm thật khéo léo và tinh tế khi đã vận dụng sáng tạo thành công chất liệu dân gian vào bài thơ của mình để tạo nét riêng biệt không thể nhầm lẫn. Đó là sự tích hòn Vọng Phu nói về tình cảm thủy chung, son sắt chờ chồng đến hóa đá của người phụ nữ. Đó là tình hòn Trống Mái gắn với truyền thuyết tình cảm vợ chồng chung thủy. Dù ở bất cứ nơi nào trên đất nước, bờ cõi này thì tình cảm yêu thương, gắn bó vợ chồng vẫn là những tình cảm vô cùng tốt đẹp xứng đáng được tôn vinh.

Không chỉ có tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng, Nguyễn Khoa Điềm còn tôn vinh cả nền lịch sử với lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Đó là vị anh hùng Thánh Gióng nhỏ tuổi nhưng khi có giặc anh dũng ra trận đánh đuổi giặc Ân lấy lại độc lập cho nước nhà. Đó là mảnh đất Tổ thờ vua Hùng vô cùng linh thiêng với sự quây quần của đàn voi chín mươi chín con. Tất cả những câu truyện, những sự tích, truyền thuyết trên đều rất thân thuộc với mỗi thế hệ con dân trên Đất nước này, trở thành niềm tự hào vô bờ bến của chúng ta.

Chúng ta có thể tự hào rằng Đất nước này là đất nước của những con người hiếu học. Biết bao tấm gương nghèo vượt khó vươn kên trở thành nhân tài cho đất nước, đánh dấu công lao của mình bằng những núi Bút, non Nghiên. Dù họ là những người nổi tiếng hay chỉ là những con người vô danh thì họ cũng đáng để chúng ta biết ơn, học tập và noi theo.

Đất nước còn được hình thành từ những điều hết sức nhỏ bé: những quả núi hình con cóc, con gà quây quần cũng giúp cho Hạ Long trở thành di sản thế giới. Những ngọn núi khác cũng được đặt theo tên của các vị anh hùng để con cháu mai sau không quên ơn họ và tôn vinh những giá trị quý báu mà họ đã gây dựng cho nước nhà. Những ao đầm, gò bãi là sự hóa thân của những con người làm nên Đất Nước. Ở trên đất nước này đâu đâu cũng mang dáng dấp, những kỉ niệm của thế hệ ông cha. Hành trình hơn bốn nghìn năm lịch sử vẫn sẽ tiếp tục mãi mãi và cũng sẽ có nhiều hơn những kỉ niệm, những giai thoại được ghi vào sử sách. Tuy nhiên, không vì thế mà lối sống cha ông đi vào dĩ vãng, nó mãi là những tiếng âm vang, là niềm tự hào của con cháu sau này.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung vẫn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp trường tồn với thời gian và giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó.

Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 3

Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm luôn chảy trong dòng máu, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ gian khổ, có biết bao nhiêu bài thơ, bài văn ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân và dân ta ngoài mặt trận. Một trong số các tác phẩm khơi gợi lòng yêu nước đó không thể không kể đến Trường ca Mặt đường khát vọng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mà nổi bật là đoạn trích Đất nước. Qua đoạn trích, tác giả đã khẳng định tư tưởng đất nước là của nhân dân.

Nguyễn Khoa Điềm được biết đến là nhà thơ với phong cách trữ tình chính luận độc đáo. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thu hút, hấp dẫn người đọc bởi sự đan kết cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của một thanh niên tri thức tự ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu vì đất nước và nhân dân. “Trường ca Mặt đường khát vọng” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ văn của ông. Đoạn trích Đất nước thuộc chương V của bản Trường ca mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ về hình hài của Đất nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng ngầm khẳng định: Đất nước là của nhân dân.

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu….………………………………………Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”

Nguyễn Khoa Điềm thật khéo léo và tinh tế khi đã vận dụng sáng tạo thành công chất liệu dân gian vào bài thơ của mình để tạo nét riêng biệt không thể nhầm lẫn. Đó là sự tích hòn Vọng Phu nói về tình cảm thủy chung, son sắt chờ chồng đến hóa đá của người phụ nữ. Đó là tình hòn Trống Mái gắn với truyền thuyết tình cảm vợ chồng chung thủy. Dù ở bất cứ nơi nào trên đất nước, bờ cõi này thì tình cảm yêu thương, gắn bó vợ chồng vẫn là những tình cảm vô cùng tốt đẹp xứng đáng được tôn vinh.

Không chỉ có tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng, Nguyễn Khoa Điềm còn tôn vinh cả nền lịch sử với lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Đó là vị anh hùng Thánh Gióng nhỏ tuổi nhưng khi có giặc anh dũng ra trận đánh đuổi giặc Ân lấy lại độc lập cho nước nhà. Đó là mảnh đất Tổ thờ vua Hùng vô cùng linh thiêng với sự quây quần của đàn voi chín mươi chín con. Tất cả những câu chuyện, những sự tích, truyền thuyết trên đều rất thân thuộc với mỗi thế hệ con dân trên Đất nước này, trở thành niềm tự hào vô bờ bến của chúng ta.

Chúng ta có thể tự hào rằng Đất nước này là đất nước của những con người hiếu học. Biết bao tấm gương nghèo vượt khó vươn lên trở thành nhân tài cho đất nước, đánh dấu công lao của mình bằng những núi Bút, non Nghiên. Dù họ là những người nổi tiếng hay chỉ là những con người vô danh thì họ cũng đáng để chúng ta biết ơn, học tập và noi theo.

Đất nước còn được hình thành từ những điều hết sức nhỏ bé: những quả núi hình con cóc, con gà quây quần cũng giúp cho Hạ Long trở thành di sản thế giới. Những ngọn núi khác cũng được đặt theo tên của các vị anh hùng để con cháu mai sau không quên ơn họ và tôn vinh những giá trị quý báu mà họ đã gây dựng cho nước nhà. Những ao đầm, gò bãi là sự hóa thân của những con người làm nên Đất Nước. Ở trên đất nước này đâu đâu cũng mang dáng dấp, những kỉ niệm của thế hệ ông cha. Hành trình hơn bốn nghìn năm lịch sử vẫn sẽ tiếp tục mãi mãi và cũng sẽ có nhiều hơn những kỉ niệm, những giai thoại được ghi vào sử sách. Tuy nhiên, không vì thế mà lối sống cha ông đi vào dĩ vãng, nó mãi là những tiếng âm vang, là niềm tự hào của con cháu sau này.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ cùng với trường ca “Mặt đường khát vọng” vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng đẹp đẽ, đọng lại trong tâm tư của bao thế hệ con người Việt Nam trước đây, bây giờ và cả sau này. Bản trường ca của tác giả Nguyễn Khoa Điềm làm ta thêm hiểu và yêu Đất nước đồng thời thôi thúc bản thân hành động để bảo vệ và phát triển đất nước này.

Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 4

Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Viết về cuộc kháng chiến bằng những trải nghiệm chân thực với hồn thơ giàu chất suy tư, lắng đọng, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được tình yêu nước, tâm tư của người trí thức tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. “Đất nước” là đoạn trích đặc sắc trích trong tác phẩm trường ca Mặt đường khát vọng, tác phẩm thể hiện rõ nét tài năng và tâm huyết của Nguyễn Khoa Điềm. Qua bài thơ tác giả đã thể hiện được những cảm nhận riêng biệt mà vô cùng độc đáo và đất nước.

Đọc thêm:  Cách tạo đường kẻ chéo trong bảng Word - Thủ Thuật

Trong bài thơ Đất nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc khi phát hiện ra những biểu hiện đầy mới mẻ của khái niệm “đất nước”. Trước hết, đó chính là những phát hiện mới mẻ về phương diện không gian địa lí của đất nước:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước nhưng núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương”

Trong nhận thức của nhà thơ, không gian địa lí, địa danh, hình hài của đất nước được tạo nên từ chính những điều gần gũi, thiêng liêng nhất bởi đó là sự hóa thân của nhân dân: Hòn Vọng Phu được làm nên từ nỗi nhớ chồng của người vợ, tình yêu thủy chung của cặp vợ chồng làm nên hòn Trống Mái, đó còn là những địa danh được làm nên từ truyền thống chống giặc hào hùng, bất khuất “gót ngựa Thánh Gióng” từ nền văn hóa đậm đà của dân tộc “chín mươi chín con voi”.

Nhân dân, những con người bình dị cùng nhau sinh sống trong đất nước, đó là những con người vô danh nhưng những con người vô danh ấy đã cùng nhau gây dựng nên cái hữu danh của đất nước. Mỗi người đều lặng lẽ góp phần làm nên vẻ đẹp, sự kì thú của thiên nhiên cũng như làm phong phú hơn cho những truyền thống văn hóa của đất nước.

“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non NghiênCon cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

Đất nước là hóa thân, hình ảnh của nhân dân, những con người vô danh nhưng lại có thể làm nên hình hài, diện mạo cho đất nước. Không chỉ hướng ngòi bút đến sự trù phú, tươi đẹp của thiên nhiên đất nước mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm còn thể hiện sự suy ngẫm mang tính triết lí sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn của con người, lịch sử Việt Nam. Đó là truyền thống hiếu học, là tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của của những con người Việt Nam để làm nên những truyền thống hào hùng, đáng tự hào của dân tộc.

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Từ những cuộc đời, những hóa thân cụ thể, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người, giữa đất nước với nhân dân. Cũng qua khổ thơ, tác giả đã bộc lộ được niềm tự hào khôn xiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vóc dáng, dáng hình của quê hương và những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Đó còn là thái độ yêu thương, trân trọng, tự hào trước những đóng góp lớn lao của thế hệ cha ông đi trước.

Đất nước là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận trữ tình và chất suy tưởng mang đến những giá trị tư tưởng đặc sắc cho tác phẩm. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng linh hoạt chất liệu dân gian, đưa vào những yếu tố văn hóa đậm nét, nổi bật để thể hiện những cảm nhận độc đáo về đất nước.

Đoạn thơ đã thể hiện được tư tưởng đất nước của nhân dân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đây cũng là đóng góp mới lạ, độc đáo về chủ đề đất nước. Đất nước đã mang đến cho người đọc bao cảm xúc tự hào, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước.

Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 5

Nguyễn Khoa Điềm đã bao quát chiều dài, chiều rộng của Đất Nước, từ bắc chí nam, từ miền ngược tới miền xuôi, từ núi rừng tới biển cả, tự hào về bao danh lam thắng cảnh của Đất Nước như núi vọng phu, hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long, đất Tổ Hùng Vương và bao địa danh mang tên: ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non NghiênCon có, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Thực chất những danh thắng ấy là kết quả của quá trình vận động địa chất, kiến tạo địa lí từ hàng ngàn, hàng vạn năm chứ. Không khám phá dưới góc độ khoa học, với suy từ sâu sắc, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về những danh lam thắng cảnh ấy. Những núi vọng phu: trải dài từ Bắc vào Nam, từ đỉnh Lũng Cú xuống mũi Cà Mau chính là sự hóa thân của những người vợ, người chồng. Tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt đã tạo nên dáng núi kì lạ ấy. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh là biểu tượng đẹp đẽ cho tình yêu thắm thiết nồng nàn. Một kẻ trần thế, một người cõi tiên bất chấp luật lệ thiên đình, nguyện hóa đá để muôn đời ở mãi bên nhau. Những ao đầm dày đặc ở vùng đất Sóc Sơn là những hình ảnh bất tử về tinh thần yêu nước nồng nàn, khí phách kiên cường bất khuất của những người dân đất Việt. Không có tinh thần đoàn kết một lòng tất không thể có Tổ quốc linh thiêng, hùng vĩ. Không có tinh thần vượt khó, hiếu học, không có núi bút non Nghiên. Và bất cứ danh lam thắng cảnh nào trên dải đất hình chữ S cũng là máu thịt của nhân dân. Vậy là mọi danh lam thắng cảnh đều là kết quả của sự hóa thân diệu kì, của bao thế hệ nhân dân lao động. Mỗi hình sông dáng núi, bóng đèo đều in dấu dáng hình, tâm tư tình cảm, ao ước, khát vọng, tính cách, phẩm chất của những con người Đất Việt. Mỗi danh lam là một bức tượng đài bất tử về vẻ đẹp tâm hồn người Việt. Ngợi ca núi sông hùng vĩ, diễm lệ thực chất là ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân. Không có nhân dân bao đời với tâm hồn cao quý, khát vọng lãng mạn thì không có những thắng cảnh kì thú để con cháu đời đời chiêm ngưỡng.

Từ những khám phá mới mẻ, với những danh lam thắng cảnh cụ thể, nổi tiếng của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến những khái quát tính chiết luận:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng màng một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Đâu chỉ có những địa danh như núi vọng phu, hòn Trống Mái, sự hóa thân diệu kì của nhân dân mà tất cả ruộng đồng, đồi nương, gò bãi đều in dáng hình, bàn tay, khối óc, ước mơ, khát vọng, lối sống của ông cha ta. Ngẫm về công lao to lớn của nhân dân, về truyền thống của ông cha thuở trước, Nguyễn Khoa Điềm không khỏi rưng rưng bồi hồi xúc động, rạo rực niềm mến yêu, tự hào. Thán từ “ôi” và dấu ba chấm cuối đoạn đã truyền đến người đọc nguyên vẹn cảm xúc ấy. Khúc thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và chất trữ tình, giữa thế núi kì thú và Nguyễn Khoa Điềm đã cắt những câu hỏi đó bằng suy từ lắng của mình, bằng những hình ảnh giàu chất thơ.

Mạch thơ thể hiện rõ tư duy logic, đi từ cụ thể đến khái quát, một cách khái quát đầy cảm xúc, rưng rưng xúc động. Đoạn thơ cũng đầy ắp chất liệu văn học dân gian. Đó là những sự tích huyền thoại, truyền thuyết. Chính chất liệu dân gian độc đáo, mới mẻ ấy đã mở ra một thế giới vừa bình dị, mộc mạc, vừa thiêng liêng bay bổng

Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 6

Tình yêu tha thiết của Lênin dành cho nước Nga cũng là tiếng lòng của biết bao nhiêu nghệ sĩ khắp dải đất Việt Nam. Cùng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng nhưng mỗi nhà thơ lại có tiếng nói riêng độc đáo. Trường ca “Mặt đường khát vọng” với “Đất Nước” đã đưa chúng ta đến một Đất Nước giản dị mà rất đỗi đời thường – Đất Nước của nhân dân. Với một lối đi cho riêng mình, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện sâu sắc về địa lí, lịch sử, văn hóa của Đất Nước:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng Phu………………………………………………………Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Chia sẻ về ý tưởng đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm từng khẳng định: Tôi cố gắng … khác. Quả đúng như vậy, khám phá vẻ đẹp của Đất Nước trong không gian mênh mông, Nguyễn Khoa Điềm không dừng lại ngợi ca núi sông hùng vĩ mà thơ mộng với rừng xanh đồi cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt, biển lúa mênh mông, cánh cò dập dờn… như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi và bao nhà thơ khác. Với một lối đi riêng, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ sâu sắc.

Nguyễn Khoa Điềm đã bao quát chiều dài, chiều rộng của Đất Nước, từ bắc chí nam, từ miền ngược tới miền xuôi, từ núi rừng tới biển cả, tự hào về bao danh lam thắng cảnh của Đất Nước như núi vọng phu, hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long, đất Tổ Hùng Vương và bao địa danh mang tên: ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non NghiênCon có, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Thực chất những danh thắng ấy là kết quả của quá trình vận động địa chất, kiến tạo địa lí từ hàng ngàn, hàng vạn năm chứ. Không khám phá dưới góc độ khoa học, với suy từ sâu sắc, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về những danh lam thắng cảnh ấy. Những núi vọng phu: trải dài từ Bắc vào Nam, từ đỉnh Lũng Cú xuống mũi Cà Mau chính là sự hóa thân của những người vợ, người chồng. Tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt đã tạo nên dáng núi kì lạ ấy. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh là biểu tượng đẹp đẽ cho tình yêu thắm thiết nồng nàn. Một kẻ trần thế, một người cõi tiên bất chấp luật lệ thiên đình, nguyện hóa đá để muôn đời ở mãi bên nhau. Những ao đầm dày đặc ở vùng đất Sóc Sơn là những hình ảnh bất tử về tinh thần yêu nước nồng nàn, khí phách kiên cường bất khuất của những người dân đất Việt. Không có tinh thần đoàn kết một lòng tất không thể có Tổ quốc linh thiêng, hùng vĩ. Không có tinh thần vượt khó, hiếu học, không có núi bút non Nghiên. Và bất cứ danh lam thắng cảnh nào trên dải đất hình chữ S cũng là máu thịt của nhân dân. Vậy là mọi danh lam thắng cảnh đều là kết quả của sự hóa thân diệu kì, của bao thế hệ nhân dân lao động. Mỗi hình sông dáng núi, bóng đèo đều in dấu dáng hình, tâm tư tình cảm, ao ước, khát vọng, tính cách, phẩm chất của những con người Đất Việt. Mỗi danh lam là một bức tượng đài bất tử về vẻ đẹp tâm hồn người Việt. Ngợi ca núi sông hùng vĩ, diễm lệ thực chất là ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân. Không có nhân dân bao đời với tâm hồn cao quý, khát vọng lãng mạn thì không có những thắng cảnh kì thú để con cháu đời đời chiêm ngưỡng.

Từ những khám phá mới mẻ, với những danh lam thắng cảnh cụ thể, nổi tiếng của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến những khái quát tính chiết luận:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng màng một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Đâu chỉ có những địa danh như núi vọng phu, hòn Trống Mái, sự hóa thân diệu kì của nhân dân mà tất cả ruộng đồng, đồi nương, gò bãi đều in dáng hình, bàn tay, khối óc, ước mơ, khát vọng, lối sống của ông cha ta. Ngẫm về công lao to lớn của nhân dân, về truyền thống của ông cha thuở trước, Nguyễn Khoa Điềm không khỏi rưng rưng bồi hồi xúc động, rạo rực niềm mến yêu, tự hào. Thán từ “ôi” và dấu ba chấm cuối đoạn đã truyền đến người đọc nguyên vẹn cảm xúc ấy. Khúc thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và chất trữ tình, giữa thế núi kì thú và Nguyễn Khoa Điềm đã cắt những câu hỏi đó bằng suy từ lắng của mình, bằng những hình ảnh giàu chất thơ. Mạch thơ thể hiện rõ tư duy logic, đi từ cụ thể đến khái quát, một cách khái quát đầy cảm xúc, rưng rưng xúc động. Đoạn thơ cũng đầy ắp chất liệu văn học dân gian. Đó là những sự tích huyền thoại, truyền thuyết. Chính chất liệu dân gian độc đáo, mới mẻ ấy đã mở ra một thế giới vừa bình dị, mộc mạc, vừa thiêng liêng bay bổng.

Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã có một quá trình phát triển trong lịch sử dân tộc nói chung, văn học nói riêng. Những nhà văn lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc đã từng nói lên vai trò của nhân dân như Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu,… Đến giai đoạn văn học cách mạng, tư tưởng của nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và đóng góp to lớn của nhân dân trong vô vàn những cuộc đấu tranh ác liệt. Điều này được thể hiện qua một số cây bút tiêu biểu như Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh),… Tuy nhiên, chỉ khi đến “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng của nhân dân mới trở thành cảm hứng chủ đạo. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã trở thành hệ quy chiếu khiến nhà thơ có những khám phá mới mẻ, sâu sắc về Đất Nước qua không gian địa lí, thời gian lịch sử và chiều sâu văn hóa. Đặc biệt, Đất Nước của nhân dân đã vang lên thành lời thành tiếng:

Để Đất Nước là Đất Nước của nhân dân.Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

Thành công của đoạn trích Đất Nước là Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không khí, một giọng điệu, đưa ta vào thế giới gần gũi của ca dao dân ca, truyền thuyết văn hóa. Đó chính là nét đặc sắc thẩm mỹ, thống nhất với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của da dao thần thoại”.

Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và trữ tình, suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn. Chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng sáng tạo. Qua hình tượng Đất Nước mà nhà thơ ngợi ca tâm hồn nhân dân, khẳng định nòi giống mà dáng đứng Việt Nam. Nhân dân là chủ Đất Nước, Đất Nước là của nhân dân.

Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã có một quá trình phát triển trong lịch sử dân tộc nói chung, văn học nói riêng. Những nhà văn lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc đã từng nói lên vai trò của nhân dân như Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu,… Đến giai đoạn văn học cách mạng, tư tưởng của nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và đóng góp to lớn của nhân dân trong vô vàn những cuộc đấu tranh ác liệt. Điều này được thể hiện qua một số cây bút tiêu biểu như Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh),… Tuy nhiên, chỉ khi đến “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng của nhân dân mới trở thành cảm hứng chủ đạo.

Đọc thêm:  Đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương - Môn Văn - Tìm đáp án, giải bài tập, để

Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 7

Ôi! Nếu thiên thần lên tiếng gọiBỏ nước Nga lên sống ở thiên đườngTôi sẽ đáp thiên đường xin để đấyCho tôi ở cùng Tổ quốc yêu thương

Tình yêu tha thiết của Ênixin dành cho nước Nga cũng là tiếng lòng của biết bao nhiêu nghệ sĩ khắp dải đất Việt Nam. Cùng thể hiện tình yêu quê hương, đât nước sâu nặng nhưng mỗi nhà thơ lại có tiếng nói riêng độc đáo. Trường ca “Mặt đường khát vọng” với “Đất Nước” đã đưa chúng ta đến một Đất Nước giản dị mà rất đỗi đời thường – Đất Nước của nhân dân. Với một lối đi cho riêng mình, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện sâu sắc về địa lí, lịch sử, văn hóa của Đất Nước:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng Phu………………………………………………………Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Chia sẻ về ý tưởng đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm từng khẳng định: Tôi cố gắng… khác. Quả đúng như vậy, kháp phá vẻ đẹp của Đất Nước trong không gian mênh mông, Nguyễn Khoa Điềm không dừng lại ngợi ca núi sông hùng vĩ mà thơ mộng với rừng xanh đồi cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt, biển lúa mênh mông, cánh cò dập dờn… như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi và bao nhà thơ khác. Với một lối đi riêng, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ sâu sắc.

Nguyễn Khoa Điềm đã bao quát chiều dài, chiều rộng của Đất Nước, từ bắc chí nam, từ miền ngược tới miền xuôi, từ núi rừng tới biển cả, tự hào về bao danh lam thắng cảnh của Đất Nước như núi vọng phu, hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long, đất Tổ Hùng Vương và bao địa danh mang tên: ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng năm in góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non NghiênCon có, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Thực chất những danh thắng ấy là kết quả của quá trình vận động địa chất, kiến tạo địa lí từ hàng ngàn, hàng vạn năm chứ. Không khám phá dưới góc độ khoa học, với suy từ sâu sắc, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về những danh lam thắng cảnh ấy. Những núi vọng phu: trải dài từ Bắc vào Nam, từ đỉnh Lũng Cú xuống mũi Cà Mau chính là sự hóa thân của những người vợ, người chồng. Tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt đã tạo nên dáng núi kì lạ ấy. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh là biểu tượng đẹp đẽ cho tình yêu thắm thiết nồng nàn. Một kẻ trần thế, một người cõi tiên bất chấp luật lệ thiên đình, nguyện hóa đá để muôn đời ở mãi bên nhau. Những ao đầm dày đặc ở vùng đất Sóc Sơn là những hình ảnh bất tử về tinh thần yêu nước nồng nàn, khí phách kiên cường bất khuất của những người dân đất Việt. Không có tinh thần đoàn kết một lòng tất không thể có Tổ quốc linh thiêng, hùng vĩ. Không có tinh thần vượt khó, hiếu học, không có núi bút non Nghiên. Và bất cứ danh lam thắng cảnh nào trên dải đất hình chữ S cũng là máu thịt của nhân dân. Vậy là mọi danh lam thắng cảnh đều là kết quả của sự hóa thân diệu kì, của bao thế hệ nhân dân lao động. Mỗi hình sông dáng núi, bóng đèo đều in dấu dáng hình, tâm tư tình cảm, ao ước, khát vọng, tính cách, phẩm chất của những con người Đất Việt Mỗi danh lam là một bức tượng đài bất tử về vẻ đẹp tâm hồn người Việt. Ngợi ca núi sông hùng vĩ, diễm lệ thực chất là ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân. Không có nhân dân bao đời với tâm hồn cao quí, khát vọng lãng mạn thì không có những thắng cảnh kì thú để con cháu đời đời chiêm ngưỡng.

Từ những khám phá mới mẻ, với những danh lam thắng cảnh cụ thể, nổi tiếng của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến những khái quát tính chiết luận:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng màng một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năn ta cũng thấyNhũng cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Đâu chỉ có những địa dnah như núi vọng phu, hòn Trống Mái, sự hóa thân diệu kì của nhân dân mà tất cả ruộng đồng, đồi nương, gò bãi đều in dáng hình, bàn tay, khối óc, ước mơ, khát vọng, lối sống của ông cha ta. Ngẫm về công lao to lớn của nhân dân, về truyền thống của ông cha thuở trước, Nguyễn Khoa Điềm không khỏi rưng rưng bồi hồi xúc động, rạo rực niềm mến yêu, tự hào. Thán từ “ôi” và dấu ba chấm cuối đoạn đã truyền đến người đọc nguyên vẹn cảm xúc ấy. Khúc thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và chất trữ tình, giữa thế núi kì thú và Nguyễn Khoa Điềm đã cắt những câu hỏi đó bằng suy từ lắng của mình, bằng những hình ảnh giàu chất thơ. Mạch thơ thể hiện rõ tư duy logic, đi từ cụ thể đến khái quát, một cách khái quát đầy cảm xúc, rưng rưng xúc động. Đoạn thơ cũng đầy ắp chất liệu văn học dân gian. Đó là những sự tích huyền thoại, truyền thuyết. Chính chất liệu dân gian độc đáo, mới mẻ ấy đã mở ra một thế giới vừa bình dị, mộc mạc, vừa thiêng liêng bay bổng.

Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã có một quá trình phát triển trong lịch sử dân tộc nói chung, văn học nói riêng. Những nhà văn lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc đã từng nói lên vai trò của nhân dân như Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu,… Đến giai đoạn văn học cách mạng, tư tưởng của nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và đóng góp to lớn của nhân dân trong vô vàn những cuộc đấu tranh ác liệt. Điều này được thể hiện qua một số cây bút tiêu biểu như Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh),… Tuy nhiên, chỉ khi đến “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng của nhân dân mới trở thành cảm hứng chủ đạo. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã trở thành hệ quy chiếu khiến nhà thơ có những khám phá mới mẻ, sâu sắc về Đất Nước qua không gian địa lí, thời gian lịch sử và chiều sâu văn hóa. Đặc biệt, Đất Nước của nhân dân đã vang lên thành lời thành tiếng:

Để Đất Nước là Đất Nước của nhân dân.Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Thành công của đoạn trích Đất Nước là Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không khí, một giọng điệu, đưa ta vào thế giới gần gũi của ca dao dân ca, truyền thuyết văn hóa. Đó chính là nét đặc sắc thẩm mĩ, thống nhất với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của da dao thần thoại”

Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và trữ tình, suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn. Chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng sáng tạo. Qua hình tượng Đất Nước mà nhà thơ ngợi ca tâm hồn nhân dân, khẳng định nòi giống mà dáng đừng Việt Nam. Nhân dân là chủ Đất Nước, Đất Nước là của nhân dân.

Tư tưởng đất nước là của nhân dân qua bài thơ Đất nước – Bài mẫu 8

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiNgười học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non NghiênGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmCon cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sống ta…”

Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” là tư tưởng bao trùm của chương “Đất Nước” cũng như của cả trường ca: ca ngợi vai trò và sự hi sinh to lớn của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đoạn thơ từ câu: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…” là một trong những đoạn thơ tiêu biểu thể hiện tư tưởng này. Đoạn thơ gọi tên các danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam. Từ Bình Định, Lạng Sơn, Thanh Hoá với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đến con cóc, con gà ở Hạ Long, chín mươi chín con voi về dựng đất Tổ Hùng Vương đến Đà Nẵng với núi Bút, non Nghiên, miền Nam với những cánh đồng Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.

Những thắng cảnh thiên nhiên hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Những thắng cảnh này là sự hoá thân xả thân từ những gì có thật.

Từ tình yêu giữa vợ và chồng: nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng ngày đêm mỏi mòn hoá đá. Từ sự son sắt thuỷ chung tha thiết của tình yêu lứa đôi. Trong cái riêng nhất của đời sống vẫn canh cánh trong lòng tình yêu đất nước. Từ những hiện tượng, thiên nhiên, địa lý lặng lẽ âm thầm như dòng sông, ao đầm đến những mảnh đất thiêng liêng như đất Tổ Hùng Vương đều có tiếng nói riêng kêu gọi hướng về cội nguồn nòi giống.

Cảm động nhất là những con người, con vật quê hương đều có chung ý nghĩ làm giàu đẹp sang trọng cho đất nước.

Cả đoạn thơ như sự huy động lực lượng tối đa để kiến tạo nên một đất nước riêng của mình. Nguyễn Khoa Điềm hiểu đến tận cùng những ký thác mà lịch sử cha ông để lại.

Những địa danh trên không chỉ là tên gọi của những cảnh trí thiên nhiên thuần tuý mà được cảm nhận thông qua cảnh ngộ số phận của người dân. Dáng hình Đất Nước được tạc nên từ bao mất mát, đau thương vui buồn hạnh phúc… của nhân dân. Chính họ đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất.

Từ những hình ảnh, cảnh vật, hiện tượng cụ thể nhà thơ đúc kết thành một khái quát sâu sắc:

“Và đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình… núi sông ta”

Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử 4000 năm của đất nước: không nói tới các triều đại hay những người anh hùng được lưu danh mà ca ngợi người dân- những con người vô danh giản dị mà phi thường:

“Họ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênChính họ đã làm ra Đất Nước”

Mạch cảm xúc dồn tụ dần và kết thúc bật lên tư tưởng chủ đạo của cả chương thơ và bản trường ca:

“Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dânĐất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Tư tưởng chủ đạo của chương được thể hiện bằng hình thức trữ tình chính luận. Nguyễn Khoa Điềm đưa ra để thuyết phục người đọc thật giản dị: chính người dân – những con người vô danh đã kiến tạo và bảo vệ Đất Nước, xây dựng truyền thống văn hóa lịch sử ngàn đời. Lý lẽ ấy không phát biểu một cách khô khan mà bằng hình ảnh gợi cảm, giọng thơ sôi nổi tha thiết.

Qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và nghĩ suy, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với người dân, đất nước của thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ.

Đoạn thơ trên đã thể hiện rõ quan niệm “Đất Nước của nhân dân”- tư tưởng chủ đạo, tạo nên cảm hứng bao trùm, mở ra những khám phá sâu và mới của nhà thơ về Đất Nước ngay cả ở những chỗ đã rất quen thuộc.

Quan niệm ấy thực ra đã có ngọn nguồn từ trong dòng tư tưởng và văn chương truyền thống của dân tộc ta. Nhưng đến thời hiện đại, tư tưởng ấy lại càng trở nên sâu sắc và được thể hiện phong phú trong thơ ca.

Tham khảo thêm: Mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Mở bài phân tích bài thơ Đất nước mẫu 1

Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của cảm xúc chính tác giả.

Mở bài phân tích bài thơ Đất nước mẫu 2

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thời chống Mĩ. Ông là nhà thơ trưởng thành từ ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa, không chỉ tiếp thu trình độ văn hóa mới, lí tưởng mới, ông còn là thế hệ thanh niên trẻ tích cực tham gia trực tiếp vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Chính vì vậy, những áng thơ của ông luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, đất nước. Đất Nước là một bài thơ như vậy. Nó là đứa con tinh thần, là khát vọng chất chứa của ông, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ hướng về cuộc kháng chiến chung của dân tộc.

Mẫu mở bài phân tích khổ thơ đầu đoạn trích Đất nước

Dân gian ta có câu: “Uống nước nhớ nguồn.” Dù ở đâu, làm gì thì mỗi chúng ta cũng phải nhớ về quê hương, về cội nguồn dân tộc. Nhưng liệu mấy ai hiểu thế nào là cội nguồn đất nước, cội nguồn dân tộc? Thắc mắc này đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lí giải vô cùng cặn kẽ và bình dị ở khổ thơ đầu tiên của Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng).

Lịch thi THPT Quốc Gia 2023

Xem chi tiết lịch thi: Lịch thi THPT Quốc Gia 2023

Gửi đề thi để nhận lời giải ngay: https://www.facebook. com/com.VnDoc

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ”Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta” trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Bài viết tổng hợp dàn ý và bài phân tích tư tưởng của nhân dân qua bài thơ Đất nước. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn văn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
  • Soạn bài lớp 12: Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
  • Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button