Mẫu đơn đăng ký bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp
1. Đơn đăng ký bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là gì?
Mẫu đơn đăng ký bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp là mẫu đơn ghi thông tin của người có nguyện vọng học bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức của cá nhân
Mẫu đơn đăng ký bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp là mẫu đơn được lập ra để đăng ký bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp, là căn cứ thể hiện ý chí của người học và căn cứ nguyện vọng để mở và xếp lớp cho người học
2. Mẫu đơn đăng ký bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức:
Nội dung cơ bản của Đơn đăng ký bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
Kính gửi: Ông Hiệu trưởng Trường ………
1. Họ và tên: ………..Nam: ……Nữ:…..
2. Ngày, tháng, năm sinh: ……. Nơi sinh:……..
3. Địa chỉ thường trú: …… Điện thoại:……
4. Đơn vị công tác:……
5. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ……
6. Chức danh nghề nghiệp: …… Hạng:……
7. Đơn vị công tác:……
8. Chức danh nghề nghiệp đăng ký học:
* Giáo viên THCS: Hạng I:……- Hạng II:……- Hạng III:……
* Giáo viên TH:…..- Hạng II:…..- Hạng III: – Hạng IV:……
* Giáo viên MN:…..- Hạng II:…..- Hạng III: – Hạng IV:…..
Tôi viết đơn này kính đề nghị Ông Hiệu trưởng Trường ……..cho tôi đăng ký theo học lớp Bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do quý trường tổ chức.
Tôi xin chấp hành các nội quy, quy định của Trường liên quan đến khóa học.
Ghi chú: Hồ sơ đính kèm: (bỏ vào một phong bì, cỡ 35 x 25 cm)
– Đơn đăng ký học
– Bản sao Bằng tốt nghiệp cao nhất
– Bản sao CMND
– 02 ảnh 4cm x 6 cm
………., ngày……. tháng……… năm ……..
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn đăng ký bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên đơn
– Thông tin người làm đơn
+ Họ và tên
+ Ngày, tháng, năm sinh, Nơi sinh
+ Địa chỉ thường trú, Điện thoại
+ Đơn vị công tác
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
+ Chức danh nghề nghiệp, Hạng
+ Đơn vị công tác
+ Chức danh nghề nghiệp đăng ký học
– Ký tên xác nhận
4. Một số quy định pháp lý liên quan:
4.1. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng:
Các loại chương trình bồi dưỡng được tổ chức tại cơ sở đào tạo
1. Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe trình độ đại học trở lên và đơn vị sự nghiệp y tế hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế các hạng I, II, III và IV.
2. Đơn vị sự nghiệp y tế hạng I và các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, dân số có đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế các hạng II, III và IV.
3. Trường cao đẳng có đào tạo khối ngành sức khỏe và đơn vị sự nghiệp y tế hạng II có đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế các hạng III và IV.
Tiêu chuẩn về giảng viên
1. Giảng viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi là Nghị định số 101/2017/NĐ-CP).
2. Người được mời thỉnh giảng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ chuyên môn, quản lý, kinh nghiệm phù hợp với chương trình bồi dưỡng;
b) Tiêu chuẩn về người được mời thỉnh giảng theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
3. Giảng viên của cơ sở đào tạo phải đảm nhiệm được tối thiểu 50% chương trình bồi dưỡng được giao nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn về tài liệu bồi dưỡng
1. Cơ sở đào tạo sử dụng một trong các tài liệu bồi dưỡng sau đây:
a) Tài liệu do cơ sở đào tạo tổ chức biên soạn và phê duyệt theo quy định;
b) Tài liệu của cơ sở đào tạo khác đã được thẩm định và phê duyệt theo quy định;
c) Tài liệu đã được Bộ Y tế phê duyệt.
2. Tài liệu bồi dưỡng được cập nhật thường xuyên, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được bồi dưỡng.
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
1. Tiêu chuẩn về phòng học và trang thiết bị: Bảo đảm có đủ chỗ ngồi và trang thiết bị phù hợp cho việc dạy và học.
2. Nguồn học liệu: Bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin: Có Trang thông tin điện tử cung cấp, cập nhật đủ thông tin về danh sách giảng viên, chương trình, danh mục tài liệu của từng chương trình bồi dưỡng và có hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ thông tin về các khóa học, học viên.
Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp, cơ sở mở lớp bồi dưỡng cần đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quy định theo quy định về tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp mà chúng tôi đã nêu trên gồm tiêu chuẩn về giảng viên, tiêu chuẩn về tài liệu bồi dưỡng và tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
4.2. Điều kiện tổ chức lớp bồi dưỡng:
Căn cứ vào Thông tư số 13/2017 quy định về điều kiện các cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng như sau:
Điều kiện để cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng
1. Về kinh nghiệm và năng lực của cơ sở giáo dục:
a) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đào tạo trình độ cao đẳng trở lên, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại thời điểm giao nhiệm vụ bồi dưỡng, cơ sở giáo dục đã hoàn thành tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Có chương trình chi tiết các chuyên đề và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đã được thẩm định theo quy định;
c) Có đủ tài liệu học tập, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập;
d) Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng.
2. Về đội ngũ giảng viên:
Có đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên tham gia giảng dạy phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định trong chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có tối thiểu 70% giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy một chương trình bồi dưỡng.
Chương trình, hình thức bồi dưỡng
1. Chương trình bồi dưỡng: Thực hiện theo chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ bồi dưỡng và nhu cầu của học viên, cơ sở bồi dưỡng được quyền chủ động lựa chọn một trong 2 hình thức: Tập trung, vừa làm vừa học.
Kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ bồi dưỡng
1. Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức và theo quy định của từng chương trình bồi dưỡng đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Việc quản lý chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng
1. Biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp cho từng đối tượng bồi dưỡng và cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho từng đối tượng đảm bảo đúng quy định hiện hành.
3. Quyết định danh sách học viên nhập học; quản lý quá trình học tập, đánh giá kết quả học tập và công nhận kết quả học tập của học viên.
4. Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho từng đối tượng theo đúng quy định hiện hành.
Như vậy, để cơ sở được phép tổ chức mở lớp bồi dưỡng thì cần phải đảm bảo về điều kiện kinh nghiệm và năng lực của cơ sở, đội ngũ giảng viên, tuân tủ theo chương trình và hình thức bồi dưỡng, thực hiện kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ bồi dưỡng và xét về trách nhiệm của cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng. Những điều kiện này đã được quy định rất rõ ràng ở trên
4.3. Mở lớp bồi dưỡng:
1. Đối tượng học
Công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên đang công tác trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp.
2. Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp:
+ Cho Giảng viên giáo dục nghề nghề nghiệp hạng I, II, III;
+ Cho Giáo viên giáo dục nghề nghề nghiệp hạng I, II, III.
– Chương trình đào tạo và thời gian đào tạo:
– Chương trình đào tạo theo Quyết định số 1978/QĐ-BTBXH, ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
– Thời gian đào tạo: 240 giờ.
– Thời gian học:
+ Trong giờ hành chính: 2,5 tuần;
+ Học ngoài giờ hành chính (thứ 7, chủ nhật): 7 tuần.
– Hồ sơ đăng ký gồm:
– 01 Phiếu đăng ký học (theo mẫu);
– Quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm hoặc quyết định nâng lương gần nhất;
– Công văn cử đi học của cơ quan (nếu có);
– Bằng cấp chuyên môn cao nhất (phô tô công chứng);
– 01 CMND photo (công chứng);
– 04 Ảnh thẻ 3×4 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh sau ảnh).
Như vậy, để mở lớp bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phải đáp ứng đủ tiêu chí theo đúng quy định đã nêu trên, thực hiện thông báo triển khai chương trình học và chuẩn bị hồ sơ đăng ký học lớp bồi dưỡng theo mẫu nêu trên.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!