Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ chi tiết

Để tiến hành công việc bức xạ, nhân viên tiến hành công việc bức xạ cần được cấp phép tiến hành công việc bức xạ. Cơ sở bức xạ cần làm đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ gửi cho cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ có nội dung và hình thức ra sao?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ là gì, mục đích của mẫu đơn?

Mẫu đơn xin cấp giấy phép tiến hành công nghệ bức xạ là văn bản được người có thẩm quyền tạo lập được sử dụng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ và sử dụng chất phóng xạ. Mẫu đơn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép tiến hành các công việc bức xạ.

Mục đích của đơn xin cấp giấy phép tiến hành công nghệ bức xạ: mục đích của mẫu đơn nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

Số: ………..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ …………

Tên tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cấp giấy phép: (1) ……..……

Địa chỉ: (2) ………

Điện thoại: ………………. Fax: ………………. E-mail: ………

Đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ thành phố … cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

1. Tên cơ sở bức xạ: (Nếu khác với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép) (3)

Địa chỉ: …………

Điện thoại: ………………. Fax: ………………. E-mail: ………………………….

2. Họ và tên người quản lý cơ sở: …………… Chức vụ: ……… Giới tính: Nam (Nữ)………

3. Các công việc bức xạ đề nghị được tiến hành: (4)

– Tên công việc bức xạ

– Ngày dự kiến bắt đầu

4. Các hồ sơ có liên quan khác:

(1) ………

(2) ……..

(3) ……

…(tên tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cấp giấy phép) cam kết cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

Người quản lý cơ sở

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:

(1) Tên tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cấp giấy phép;

(2) Địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cấp giấy phép;

(3) Tên cơ sở bức xạ, họ và tên người quản lý cơ sở;

Đọc thêm:  Kịch bản và lời dẫn chương trình Quốc tế thiếu nhi 1/6 (5 mẫu)

(4) Các công việc bức xạ đề nghị được tiến hành.

4. Những quy định về cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:

Quy định đối với việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Theo Điều 5 thông tư 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

– Tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc bức xạ quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép trước khi tiến hành công việc.

– Tổ chức, cá nhân có chất phóng xạ mà sau 01 tháng chưa đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ.

– Tổ chức, cá nhân sau khi hoàn thành việc xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ trước khi đưa vào cơ sở vận hành.

– Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trong công việc bức xạ đã được cấp giấy phép, mỗi khi tự xử lý, lưu giữ phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Quy định này không áp dụng đối với kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ, sử dụng nhiều nguồn bức xạ có thể được cấp một giấy phép chung.

Yêu cầu chung đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: Theo Điều 6 thông tư 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

– Thông tin trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực trong thời gian xử lý hồ sơ. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt. Bản sao, bản dịch phải được công chứng hoặc có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Hồ sơ được nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi qua bưu điện.

Điều kiện cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: Theo Điều 7 thông tư 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

– Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này;

Nộp phí thẩm định an toàn bức xạ, lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;

Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 Luật Năng lượng nguyên tử;

Nhân viên bức xạ có chứng nhận đã được đào tạo về an toàn bức xạ.

– Cá nhân được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này;

Đọc thêm:  Bản đồ các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam 2022

Nộp lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật;

Có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử.

Thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ

– Bộ Khoa học và Công nghệ cấp các loại giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ sau:

Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ;

Giấy phép sản xuất chất phóng xạ;

Giấy phép chế biến chất phóng xạ;

Giấy phép vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

Giấy phép đóng gói, vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;

Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân, trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân, người quản lý nhiên liệu hạt nhân, nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân.

– Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp các loại giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và khoản 3 Điều này;

– Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Trường hợp thiết bị X-quang chẩn đoán y tế của tổ chức, cá nhân có trụ sở chính ở tỉnh A nhưng được lắp đặt, sử dụng tại tỉnh B thì Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh B cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn.

Trường hợp thiết bị X-quang chẩn đoán y tế di động được sử dụng tại các tỉnh khác nhau thì Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh nơi tổ chức, cá nhân sở hữu thiết bị X-quang đặt trụ sở chính cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn.

– Trường hợp cơ sở y tế tiến hành nhiều công việc bức xạ, trong đó có sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế đồng thời sử dụng chất phóng xạ (y học hạt nhân) hoặc vận hành thiết bị chiếu xạ (xạ trị) thì có thể đề nghị Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc Sở Khoa học và Công nghệ địa phương cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn.

Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: Theo Điều 24 thông tư 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 23 của Thông tư này nộp hồ sơ tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và nộp phí, lệ phí cấp giấy phép, cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế, chứng chỉ nhân viên bức xạ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 23 của Thông tư này nộp hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và nộp phí, lệ phí cấp giấy phép, cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm:  Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái khổ lớn năm 2023 - Invert.vn

– Trong thời hạn quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Thông tư này hoặc trình Bộ Khoa học và Công nghệ cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Thông tư này. Giấy phép do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp theo mẫu 01-V/ATBXHN quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy phép do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp theo mẫu 02-V/ATBXHN quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Trong thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 77 Luật Năng lượng nguyên tử, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế theo mẫu 03-V/ATBXHN quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Chứng chỉ nhân viên bức xạ được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

– Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ được nộp kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, thời hạn thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ sẽ theo thời hạn xử lý hồ sơ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

– Trường hợp không đồng ý cấp giấy phép hoặc chứng chỉ nhân viên bức xạ thì chậm nhất trong thời hạn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, cấp chứng chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ

– Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu chất phóng xạ hở sử dụng trong y học hạt nhân, ứng dụng đánh dấu đồng vị phóng xạ có thời hạn 12 tháng và được cấp cho nhiều chuyến hàng. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và chất phóng xạ khác có thời hạn 06 tháng và được cấp cho từng chuyến hàng.

– Giấy phép vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có thời hạn 06 tháng.

– Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn 05 năm.

– Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác với các công việc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có thời hạn 03 năm.

– Chứng chỉ nhân viên bức xạ có thời hạn 05 năm.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button