Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người lao động khi tham gia lao động nhưng không có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đối với những trường hợp như vậy thì họ là những người bị hạn chế về những quyền và nghĩa vụ của người lao động. Trong trường hợp những người lao động không có giao kết hợp đồng lao động mà bị mất việc làm thì họ sẽ làm đơn đề nghị hỗ trợ. Vậy mẫu đơn đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc là gì? Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc bao gồm những nội dung gì?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc là gì?

Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc là mẫu đơn do người lao động lập ra gửi đến Uỷ ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn nơi người đó cư trú khi họ có đề nghị về việc hỗ trợ khi họ bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động nêu rõ những thông tin về người lao động( họ tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, giới tính, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, nơi ở hiện tại, nơi thường trú, nơi tạm trú, số điện thoại liên hệ,..) thông tin về việc làm và thu nhập trước khi mất việc làm, công việc chính, nơi làm việc, thu nhập bình quân tháng trước khi mất việc, thông tin về tình hình việc làm và thu nhập hiện nay( công việc chính, thu nhập hiện tại).

Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc là mẫu đơn được dùng để đề nghị về việc hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về việc hỗ trợ đối với người lao động bị chấm dứ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

Đọc thêm:  Xu Hướng 6/2023 # Cách Tạo Avatar Khung Thách Đấu Trong Liên

2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

(Dành cho người lao động không có giao kết. hợp đồng lao động bị mất việc làm)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân (xã/phường/thị trấn)…(1)

THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Họ và tên: ……. Ngày, tháng, năm sinh: ……/……/………(2)

Dân tộc: ………… Giới tính: ……(3)

Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số: …(4)

Ngày cấp: ……/……./………… Nơi cấp: …..

Nơi ở hiện tại: ………(5)

Nơi thường trú: ……(6)

Nơi tạm trú: ………(7)

Điện thoại liên hệ: ……(8)

THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHÍNH TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM(9)

Công việc chính *:

□ Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định

□ Thu gom rác, phế liệu

□ Bốc vác, vận chuyển hàng hóa

□ Lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách

□ Bán lẻ vé số lưu động

□ Tự làm hoặc làm việc tại hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe

  1. Nơi làm việc **:
  2. Thu nhập bình quân tháng trước khi mất việc làm: ………. đồng/tháng

III. THÔNG TIN VTÌNH TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP HIỆN NAY (10)

Công việc chính:

Thu nhập hiện nay: ……………………….. đồng/tháng.

Hiện nay, tôi chưa hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số …./2020/QĐ-TTg ngày …. tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết hỗ trợ theo quy định.

Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh toán qua hình thức:(11)

□ Tài khoản (Tên tài khoản: ……. Số tài khoản: ………….. Ngân hàng: …………)

□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi ở)

□ Trực tiếp

Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

….ngày …. tháng …. năm 2020

NGƯỜI ĐNGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc:

(*): Công việc đem lại thu nhập chính cho người lao động

(**): Trường hợp làm việc cho hộ kinh doanh thì ghi tên, địa chỉ hộ kinh doanh.

(1): Điền tên Ủy ban nhân dân (xã/phường/thị trấn) nơi người lao động cư trú

(2): Điền họ tên, ngày tháng năm sinh của người đề nghị.

(3): Điền dân tộc, giới tính của người đề nghị.

(4): Điền số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu của người đề nghị.

Đọc thêm:  Mệnh đề là gì? Mệnh đề chứa biến là gì? Các loại mệnh đề cần ghi

(5): Điền nơi ở hiện tại của người đề nghị.

(6): Điền nơi thường trú của người đề nghị.

(7): Điền nơi tạm trú của người đề nghị.

(8): Điền số điện thoại liên hệ của người đề nghị.

(9): Điền thông tin về việc làm và thu nhập chính thức khi mất việc làm.

(10): Điền thông tin về tình trạng việc làm và thu nhập hiện nay ( công việc chính, thu nhập hiện nay).

(11): Điền đề nghị thanh toán qua hình thức(tài khoản, bưu điện, trực tiếp)

4. Hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc:

Việc hỗ trợ dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc là một trong những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với những người lao động, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh đang có diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay. Việc hỗ trợ dành cho người lao động thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người lao động, nhằm hỗ trợ một phần kinh tế cho họ trong tình hình dịch bệnh như vậy. Theo đó, tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy định về hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Theo đó, những người được hưởng hỗ trợ lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương bao gồm: Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp mà phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

– Điều kiện 1: Các cơ sở đó tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

– Điều kiện 2: các cơ sở đó đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Khi những đối tượng được nêu trên đủ điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương thì họ sẽ được hưởng chế độ, tuỳ vào từng đôi tượng khác nhau thì sẽ có những mức hộ trợ khác nhau và sẽ được chi trả một lần cho người lao động. Để được hưởng mức hỗ trợ đó, người lao động sẽ chuẩn bị hồ sơ đề nghị hưởng chế độ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo những trình tự, thủ tục như sau:

Đọc thêm:  Âm thanh sóng vỗ rì rào khi áp tai vào vỏ ốc đến từ đâu? - Kenh14

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ như sau: bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, (2) Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai, (3) Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em, (4) Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng được quy định.

– Bước 2: Nộp hồ sơ: sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ nêu trên, người lao động sẽ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính của Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục.

– Bước 3: Xử lý hồ sơ: trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ. Đồng thời Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ ( trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do)

Theo đó, có các mức hỗ trợ mà người lao động được hưởng như sau:

+ Mức 1: Đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày) thì mức hỗ trợ sẽ là 1.855.000 đồng/người.

+ Mức 2: Đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên thì mức hỗ trợ sẽ là 3.710.000 đồng/người.

+ Đối với những người lao động là lao động nữ đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người.

+ Đối với người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button