Đơn xin nghỉ phép: 5 mẫu đơn chuẩn, thuyết phục nhất – LuatVietnam
1. Mẫu Đơn xin nghỉ phép đơn giản, chuẩn nhất1.1 Mẫu Đơn xin nghỉ phép Công ty
1.2 Mẫu Đơn xin nghỉ phép của giáo viên
1.3 Mẫu Đơn xin nghỉ phép của học sinh
1.4 Mẫu Đơn xin nghỉ phép không lương
1.5 Mẫu Đơn xin nghỉ phép của công chức
2. Cách viết Đơn xin nghỉ phép thuyết phục nhất
Để Đơn xin nghỉ phép của mình được chấp nhận, người làm đơn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Phải xác định được chính xác người có vai trò, thẩm quyền tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép để gửi cho phù hợp;
– Ngôn ngữ trang trọng, bố cục hợp lý, cách viết mạch lạc, rõ ràng; sử dụng kính ngữ hợp lý;
– Phần cần chú ý nhất để Đơn xin nghỉ phép thuyết phục là phần lý do.
Có nhiều lý do xin nghỉ khiến các thầy cô hay giám đốc doanh nghiệp không thể từ chối Đơn xin nghỉ phép của bạn như: Ốm đau; gia đình có việc; người nhà ốm; nhà có hiếu, hỉ; con ốm…
Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ, lý do phải trung thực. Bởi, nếu không trung thực mà bị phát hiện sẽ làm giảm uy tín của bạn. Trong trường hợp, dù lý do thật không hề thuyết phục, cách viết của bạn cũng có thể làm Đơn xin nghỉ trở nên thuyết phục hơn. Chẳng hạn: xin nghỉ đi du lịch với gia đình là một lý do “sếp” không mấy ưa thích, nhưng bạn có thể trình bày: do rất lâu rồi gia đình không đi đâu; cần đi du lịch để đầu óc thoải mái và có thể tập trung hơn và công việc. Hoặc gia đình bạn di du lịch kết hợp thăm người nhà…
– Phải xác định rõ nghỉ thuộc diện nào: Nghỉ không hưởng lương; nghỉ phép; nghỉ con ốm; nghỉ cưới xin; nghỉ có tang… để phòng kế toán hoặc hành chính – nhân sự dễ dàng trong việc tính lương;- Cần có cam kết vẫn theo sát công việc hoặc ghi bài, chép bài đầy đủ…
3. Một số quy định mới nhất về nghỉ phép
3.1 Một năm được nghỉ phép bao nhiêu ngày?
– Đối với người lao động: Nội dung về nghỉ phép năm từ 2021 về cơ bản vẫn thực hiện như Bộ luật Lao động năm 2012. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ), người lao động được nghỉ:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đồng thời, Điều 114 Bộ luật này còn quy định cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Đối với người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng thì làm việc được bao nhiêu tháng sẽ có tương ứng bấy nhiêu ngày nghỉ phép năm.
– Đối với công chức: Điều 13 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
– Đối với giáo viên: Tương tự như đối với cán bộ, công chức, người lao động khác, giáo viên cũng được nghỉ các ngày lễ, tết. Tuy nhiên, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên còn có thêm nghỉ học kỳ và 02 tháng nghỉ hè (bao gồm cả ngày nghỉ hằng năm).
– Đối với học sinh phổ thông: Được phép nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
3.2 Nghỉ phép có được đóng BHXH không?
Theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH đó.
Như vậy, nếu người lao động nghỉ phép năm không ảnh hưởng tới việc đóng BHXH (vì nghỉ phép năm vẫn được hưởng lương). Tuy nhiên, nếu nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng đó, người lao động không được đóng BHXH tháng đó.
3.3 Không nghỉ hết phép năm có được trả tiền?
Hiện nay, khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết ngày phép như sau:
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, khi BLLĐ 2019 có hiệu lực, chỉ có 02 trường hợp được thanh toán tiền phép năm cho những ngày chưa nghỉ hết đó là khi người lao động thôi việc hoặc bị mất việc làm.
Các trường hợp vẫn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp đó không được trả tiền nếu không nghỉ hết phép năm.
3.4 Quy định về nghỉ cộng dồn ngày phép
Theo khoản 4 Điều 113 BLLĐ năm 2019:
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Như vậy, nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm, họ sẽ được thỏa thuận với doanh nghiệp để dồn phép vào năm sau hoặc năm sau nữa, miễn đảm bảo nghỉ gộp 03 năm/lần.
Trên thực tế việc có thỏa thuận được hay không tùy thuộc vào quy chế riêng của doanh nghiệp.Chẳng hạn, nếu công ty A chỉ cho phép người lao động sử dụng số ngày phép còn lại của năm trước cho đến hết quý I năm sau, thì người lao động không được nghỉ gộp 03 năm một lần.
Trên đây là tư vấn của LuatVietnam về Đơn xin nghỉ phép và một số quy định cần chú ý. Nếu còn thắc mắc, độc giả liên hệ 1900 6192 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!