Mẫu đơn xin đăng ký tạm trú, tạm vắng mới nhất năm 2023
1. Mẫu đơn xin đăng kí tạm trú:
Tải về đơn xin đăng kí tạm trú
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
ĐƠN XIN ĐĂNG KÍ TẠM TRÚ
Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn……
Tôi tên là: ……
Ngày sinh:……
Số CMND: …… Cấp tại:…. Ngày:…
Địa chỉ thường trú:…..
Nay tôi làm đơn này kính xin Ban Công an xã/ phường/ thị trấn cho tôi được đăng kí tạm trú tại …..
từ ngày…….. tháng …… năm …… đến ngày……. tháng……. năm…..
Lý do:…….
Trong thời gian ở địa phương tôi xin hứa thực hiện tốt các nội quy, quy định về an ninh trật tự của địa phương. Nếu tôi vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Công an xã/ phường/ thị trấn
……. ,ngày…… tháng …… năm…….
Người làm đơn
2. Mẫu đơn xin tạm trú tạm vắng:
Tải về đơn xin tạm trú tạm vắng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
ĐƠN XIN TẠM TRÚ TẠM VẮNG
Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn….
Và Công an xã/ phường/ thị trấn…….
Tôi tên là: …
Ngày sinh:……
Số CMND:…….Cấp tại:…… Ngày:……
Địa chỉ thường trú:…..
Nay tôi làm đơn này kính xin Công an xã/ phường/ thị trấn……
cho tôi tạm vắng tại ……
và kính xin Công an xã/ phường/ thị trấn tạm trú tại……..
từ ngày….. tháng…… năm…… đến ngày…… tháng……. năm………
Lý do:……..
Trong thời gian tạm trú tại tôi xin hứa thực hiện tốt các nội quy, quy định về an ninh trật tự của địa phương. Nếu tôi vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của …… , ngày….. tháng…… năm……
Công an xã/ phường/ thị trấn Người làm đơn
……
Và Công an xã/ phường/ thị trấn
…..
3. Cách soạn đơn xin tạm trú:
– Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn: nơi mà người làm đơn muốn xin đăng kí tạm trú ở địa phương đó.
– Tôi tên là: họ tên đầy đủ của người làm đơn.
– Ngày sinh: ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn.
– Số CMND:…Cấp tại:……. Ngày:….: ghi rõ ràng, cụ thể (nếu không rõ cấp tại Công an nào và ngày nào thì có thể xem mặt sau của CMND).
– Địa chỉ thường trú: ghi rõ địa chỉ trên sổ hộ khẩu của người làm đơn.
– Nay tôi làm đơn này kính xin Ban Công an xã/ phường/ thị trấn cho tôi được đăng kí tạm trú tại ……từ ngày…..tháng …… năm ….đến ngày….tháng ….năm…… : ghi nơi mà người làm đơn xin đăng kí tạm trú và ghi rõ tạm trú tại địa phương đó từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
– Lý do: ghi rõ ràng, cụ thể lý do xin đăng kí tạm trú.
– Người làm đơn: Kí và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Yêu cầu phải đăng ký tạm trú có đúng pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư!
Em hiện tại mới tách khẩu cùng mẹ từ thôn 3 sang thôn 6, cùng xã, cách nhau chưa đầy 20km. Từ nhỏ em luôn sinh hoạt đoàn bên thôn 3, đã có thành tích xuất sắc. Được thôn tặng phần thưởng, không ai xa lạ em là người ở đây.
Nhưng hiện tại mẹ em làm ăn xa không về được tết năm nay, ở một mình nên em không về nhà mà sang nhà bác ruột là anh trai mẹ em chơi và ngủ lại, nhưng bí thư thôn 3 vào nói em phải về bên thôn 6, như vậy có đúng không ạ. Em là sinh viên, đâu phải tội phạm. Đây là quê hương em. Nơi em sinh ra và lớn lên, sao lại có luật gì ra đấy ạ. Họ nói muốn ở lại thôn này ngày nào phải ra xã khai báo tạm trú như người từ nơi khác đến, em rất khó hiểu, và không thể chấp nhận được cái kiểu luật gì mà bắt bẻ vô lý vậy. Em đang sử dụng chiếc xe máy đăng ký tên mẹ em thì có bị làm sao không ạ? Em cảm ơn luật sư rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với trường hợp nhà bạn ở thôn 3 mà bạn sang nhà bác bạn (thôn 6) ngủ là hoàn toàn hợp pháp và không trái với quy định của pháp luật. Việc bí thư ở thôn 3 của bạn yêu cầu bạn phải ra xã khai báo tạm trú như người ở nơi khác đến là không có căn cứ và trái với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật cư trú về đăng kí tạm trú thì:
“Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng kí thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng kí tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn”.
Như vậy, bạn và mẹ bạn đã tách khẩu sang nơi khác (cùng xã) nên vẫn thuộc sự quản lí của xã cũ nơi bạn sinh sống, là nơi bạn thường trú vì vậy khi bạn sang nhà bác (cùng xã) bạn ngủ lại qua đêm thì không cần phải đăng kí tạm trú.
Thứ hai, bạn sử dụng xe máy đăng kí tên của mẹ bạn để đi lại sẽ không có vấn đề gì vi phạm nếu bạn có giấy phép lái xe hợp lệ. Vì theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì chỉ phạt xe không chính chủ trong trường hợp mua xe sau 07 ngày nhưng vẫn chưa thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ, còn với trường hợp đi xe của người trong gia đình thì sẽ không bị phạt.
5. Thủ tục khai báo tạm vắng:
Theo quy định tại Điều 32 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2013) về Khai báo tạm vắng, những đối tượng sau phải khai báo tạm vắng:
“1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.”
Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 32 Luật Cư trú và Điều 22 Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, thủ tục khai báo tạm vắng như sau:
Thẩm quyền:
Công Công an xã, phường, thị trấn nơi người có trách nhiệm khai báo tạm vắng cư trú.
Trình tự thực hiện:
– Khi đến khai báo tạm vắng, người có trách nhiệm khai báo phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.
– Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng.
– Người khai báo tạm vắng thuộc khoản 1 Điều 32 Luật Cư trú khi khai báo tạm vắng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý người đó.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của công dân, Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú phải cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân (trường hợp đặc biệt thì được phép kéo dài thời gian giải quyết, nhưng tối đa không quá 02 ngày làm việc).
6. Đối tượng phải khai báo tạm vắng:
Theo quy định tại Điều 32 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2013) về Khai báo tạm vắng, những đối tượng sau phải khai báo tạm vắng:
1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
Đối với trường hợp tại khoản 2 Điều 32 ở trên, đối tượng là người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên được quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Theo đó, “Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Ngoài ra, cần phải chú ý về tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 công dân nam đủ 17 tuổi, hàng năm phải đến cơ quan quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện.
Về đối tượng là dự bị động viên, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật lực lượng dự bị động viên 2019 thì “Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.”
Như vậy, ngoài trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Cư trú 2006, những người thuộc khoản 2 Điều 32 thì khi đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
Những người có nhu cầu đăng ký tạm trú tại địa phương khác khi đi khỏi nơi thường trú mà không thuộc các trường hợp trên thì không có trách nhiệm phải khai báo tạm vắng tại Công an cấp xã, phường, thị trấn.
7. Đăng ký tạm vắng cần những giấy tờ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay em ở Gia Lai và sắp đi học đại học tại Tp. Hồ Chí Minh, em có thể đăng kí giấy tạm vắng tại địa phương mà không cần giấy báo nhập học của trường đại học hay không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật cư trú 2006 thì người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi cấp huyện thuộc tỉnh nơi cư trú từ 03 tháng trở lên phải khai báo tạm vắng.
Như vậy, theo Khoản 2 Điều 32 nêu trên, bạn là cá nhân chuẩn bị đi học đại học khác tỉnh mình đang cư trú với thời gian trên 3 tháng thì phải có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
Bạn sẽ phải đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để làm thủ tục khai báo tạm vắng. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng, không cần xuất trình giấy báo nhập học. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của công dân sẽ được cấp phiếu khai báo tạm vắng. Trường hợp đặc biệt thì cơ quan Công an được phép kéo dài thời gian giải quyết nhưng tối đa không quá 02 ngày làm việc.
Bạn cũng cần lưu ý rằng cơ quan công an không thu lệ phí đối với các trường hợp đến khai báo tạm vắng.
8. Lệ phí đăng ký tạm trú tạm vắng là bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Em là sinh viên năm 4. Do nhà trường cần đến giấy tờ tạm trú nên em đã đi làm đăng ký tạm trú. Tuy nhiên khi em đi đăng ký thì người làm thủ tục yêu cầu em phải nộp phạt 300.000đ. Vậy cho em hỏi cơ quan đăng ký tạm trú thu vậy là đúng hay sai? Có đúng thẩm quyền hay không?
Luật sư tư vấn:
Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định chi tiết về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về mức thu như sau:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký; + Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp; Như vậy lệ phí đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật chỉ từ 15.000 đến 20.000.
Tuy nhiên, Điều 30 Luật Cư trú 2006 quy định về đăng ký tạm trú
“1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn”.
Như vậy, việc bạn ở trọ từ trước ngày đăng ký tạm trú 30 ngày mà không đăng ký tạm trú đã vi phạm các quy định của pháp luật về nơi cư trú.
Hành vi này của bạn sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Cụ thể, mức phạt như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
Theo đó, bạn có thể bị xử phạt từ 100.000 đến 300.000 VNĐ khi có các hành vi vi phạm trên.
Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
“1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.”
Như vậy, người làm thủ tục đăng ký tạm trú cho bạn có quyền xử phạt vi phạm của bạn. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính phải nêu rõ lý do xử lý vi phạm, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và có biên lai xác nhận. Nếu đồng chí công an không thực hiện các thủ tục này là vi phạm quy định của pháp luật. Nếu người xử lý vi phạm hành chính không thực hiện các thủ tục trên mà tự ý thu 300.000 của bạn là sai.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!