Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu, em hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu

Tập làm văn lớp 4: Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu, em hãy kể lại câu chuyện được VnDoc sưu tầm, chọn lọcbao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc giúp các em học sinh củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện lớp 4. Mời các em học sinh tham khảo.

Kể lại câu chuyện Yết Kiêu ngắn nhất

Năm ấy, giặc Nguyên kéo quân sang tấn công nước ta. Nhân dân nô nức kéo nhau đi tòng quân, xin ra trận diệt giặc. Ở ngôi làng nọ, có chàng thanh niên trẻ tuổi tên là Yết Kiêu, có tài bơi lội rất giỏi. Anh cũng muốn ra trận giết giặc, bảo vệ quê hương nên về xin cha cho tòng quân. Ngặt nỗi, cha anh già yếu lại bệnh tật, nếu để anh ra trận thì biết lấy ai trông nom nhà cửa. Tuy nhiên, thấy Yết Kiêu quyết tâm, ông đã đồng ý để anh đi.

Khi đến kinh đô yết kiến vua Trần, Yết Kiêu đã được nhà vua tin tưởng và giao cho quyền tự chọn vũ khí. Thấy anh chỉ chọn một cây dùi liền rấ lấy làm lạ. Nhưng sau khi nghe anh giải thích thì nhà vua hết sức hài lòng. Khi ông lấy làm lạ Yết Kiêu học ở đâu mà có tài lặn giỏi như vậy. Thì anh đã trả lời rằng chính nhờ tinh thần yêu nước và căm thù giặc, nên anh mới có thể học thành tài như vậy. Chính câu nói ấy đã khẳng định nên cội nguồn sức mạnh vĩ đại của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh oai hùng.

Kể lại câu chuyện Yết Kiêu ngắn gọn

Năm nọ, nước ta bị giặc Nguyên kéo quân sang với âm mưu đô hộ nước ta. Trước tình hình ấy, quân và dân ta một lòng đoàn kết chống giặc, người người nườm nượp tham gia quân ngũ, ra trận đánh giặc. Trong đó, có người anh hùng Yết Kiêu. Vốn có tài lặn hơn người, lại có lòng yêu nước mãnh liệt, liền xin phép cha được tòng quân. Tuy nhiên, người cha ốm yếu già cả, lại chỉ có mình Yết Kiêu là con trai nên có chút băn khoăn. Nhưng nghe anh giãi bày tâm sự, ông liền bằng lòng để anh ra trận.

Vào kinh, Yết Kiêu được vua Trần triệu kiến. Tại đây, anh thể hiện tài năng bơi lội và lặn sâu của mình, khiến ai cũng phải kinh ngạc. Vì vậy, vua Trần cho phép anh được tự do chọn lựa vũ khí. Tuy nhiên, anh chỉ chọn một cây dùi đục mà thôi. Thì ra, Yết Kiêu quyết định bí mật lặn xuống nước, bơi ra dưới thuyền giặc, đâm thủng đáy thuyền. Nhờ anh, bao nhiêu chiến thuyền của giặc bị đánh chìm, hư hỏng nặng. Khâm phục tài năng của Yết Kiêu, vua Trần dò hỏi nơi anh học thành tài. Trả lời nhà vua, anh khẳng đỉnh rằng tài năng ấy là do anh một lòng căm thù giặc, yêu đất nước mà khổ luyện thành công. Câu trả lời ấy khiến ai ai cũng nể phục người anh hùng Yết Kiêu.

Đọc thêm:  Bà lão cúi đầu nín lặng …… con cái chúng mày về sau

Kể lại câu chuyện Yết Kiêu lớp 4 mẫu 1

Kể lại câu chuyện Yết Kiêu

Năm ấy, giặc Nguyên hùng hổ kéo sang xâm lược nước Đại Việt ta. Ở làng nọ, có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng về tài bơi lặn. Chàng xin với cha cho mình tòng quân diệt giặc. Cha chàng buồn rầu bảo:

– Mẹ con mất sớm, cha bây giờ lại tàn tật, không làm gì được…

Nghe cha nói vậy, Yết Kiêu rất đau lòng. Chàng nghẹn ngào thưa: “Thưa cha, nhưng nước mất thì nhà tan. Con không thể ngồi mà nhìn quân giặc tàn phá đất nước mình. Con sẽ nhờ dân làng trông nom, chăm sóc cha”.

Cha chàng vội nói:

– Cha hiểu! Việc đánh đuổi giặc thù là quan trọng. Đi đi con! Đừng lo lắng cho cha!

Sau khi được cha đồng ý, Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần. Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm đánh giặc của Yết Kiêu và cho chàng tự chọn binh khí. Khi thấy Yết Kiêu chỉ xin một chiếc dùi sắt, nhà vua ngạc nhiên không hiểu chàng dùng dùi để làm gì. Yết Kiêu tâu rằng sẽ dùng dùi sắt để đục thủng chiến thuyền của giặc vì chàng có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Nhà vua hỏi do đâu mà Yết Kiêu có tài lặn lâu như vậy, chàng từ tốn thưa: “Tâu bệ hạ! Do ông của thần dạy cho cha thần và cha thần đã truyền lại cho thần. Vì lòng căm thù giặc ngoại xâm và noi gương người xưa mà ông của thần tự luyện tập để dạy con cháu”.

Với truyền thống đánh giặc cứu nước lâu đời như vậy, hỏi kẻ xâm lược nào mà không bị quân dân ta đánh cho tan tác?

Kể lại chuyện Yết Kiêu mẫu 2

Hồi ấy, giặc Nguyên mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân oán hận vô cùng.

Ở một làng chài nọ, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài lội nước. Mỗi lần xuống nước bắt cá Yết Kiêu có thể ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Thấy bọn giặc nghênh ngang, làm nhiều điều tàn ác, Yết Kiêu rất căm thù chúng và quyết định lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc. Nhà vua mừng lắm bèn bảo Yết Kiêu hãy chọn một loại vũ khí, nhưng Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên. Thấy thế Yết Kiêu liền thưa: “Để thần dùi thủng thuyền của giặc”. Nhà vua lại hỏi tiếp: “Ai dạy ngươi được như thế?”. Yết Kiêu kính cẩn tâu đó là cha, ông thần. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu tâu: “Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy”.

Đọc thêm:  Bài: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải - Hoc247.vn

Trong lúc Yết Kiêu lên yết kiến nhà vua thì ở quê nhà cha của Yết Kiêu đang bùi ngùi nhớ con. ông nhớ lại câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường. Yết Kiêu nói với cha: “Nước mất nhà tan con không thể ngồi im nhìn cảnh quân giặc tàn sát đồng bào ta. Cha ở nhà nhớ bảo trọng, khi nào hết giặc con sẽ trữ về”. Người cha nói với Yết Kiêu: “Con cứ yên tâm mà ra đi giết giặc, cha ở nhà còn có bà con lối xóm giúp đỡ, cha chờ tin thắng trận của con”.

Kể lại chuyện Yết Kiêu mẫu 3

Năm ấy, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là chém giết đến đấy khiến lòng dân vô cùng căm hận.

Hồi đó, có một chàng trai làm nghề đánh cá rất giỏi về bơi lặn tên là Yết Kiêu. Chứng kiến cảnh muôn dân lầm than, chàng quyết chí lên kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin được đi đánh giặc. Nhà vua rất mừng cho chàng chọn một binh khí mà mình yêu thích. Nhưng Yết Kiêu chỉ xin một chiếc dùi sắt. Nhà vua ngạc nhiên gặng hỏi. Chàng bèn tâu: “Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước”. Nhà vua khâm phục chàng có tài năng phi thường, hỏi ai là người dạy chàng. Chàng đáp: “Vì căm thù giặc và noi gương người xưa nên ông của thần tự học lấy”.

Trong khi Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông thì ở nơi quê nhà, người cha già đang vò võ nhớ thương con. Ông nhớ lại cái ngày hai cha con bịn rịn chia tay nhau. Yết Kiêu thương cha tàn tật lại phải sống cô đơn một mình. Nhưng nước mất thì nhà tan, ông vẫn động viên con lên đường giết giặc lập công, trở về.

Kể lại chuyện Yết Kiêu mẫu 4

Mùa hè năm 1257, cả Kinh thành Thăng Long náo động. Tin dữ lan truyền: đại binh Mông cổ sắp kéo sang xâm lấn bờ cõi Đại Việt. Tiếng tù và rúc thâu đêm. Các lò rèn đỏ lửa suốt đêm ngày hối hả rèn giáo, mác. Từng đoàn hào kiệt khắp nơi đổ về Giảng Võ – đại võ đường Thăng Long. Suốt đêm Yết Kiêu trằn trọc thao thức. Lời hịch “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoại nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng” như ngọn lửa đốt cháy trái tim chàng trai làng chài.

Mờ sáng, Yết Kiêu lên nhà trên gặp thân phụ.

– Thưa cha, con đi giết giặc đây!

Ngọn đèn trên án thư được khêu to. Ánh đèn lay động cả gian nhà. Người cha nhìn đứa con trai vạm vỡ đứng trước mặt, nhẹ cất tiếng ướm hỏi:

Đọc thêm:  Tả cảnh mùa thu (15 mẫu) - Tập làm văn lớp 5 - Download.vn

– Con ơi! Gia cảnh nhà ta… mẹ con mất sớm… cha tàn tật, già yếu… sớm khuya biết lấy ai đỡ đần?

Yết Kiêu nghẹn ngào thưa:

– Cha ơi! Sơn hà nguy biến! Nợ non sông đè nặng đôi vai. Kẻ nam nhi thời loạn không thể ru rú nơi xó nhà, không thể buộc chặt mình với con thuyền tay lưới. Cha ơi! Chí làm trai… Nước mất thì nhà tan!

Nước mắt già long lanh. Người cha đứng dây, đặt tay lên vai Yết Kiêu. Một giọng trầm cất lên:

– Cha hiểu lòng con! Cha tin con! Hãy gấp bước lên đường!

Lần đầu tiên, Yết Kiêu mới đặt chân đến Kinh kì Thăng Long. Đại võ đường Giảng Võ đông nghịt các hào kiệt, các tráng sĩ từ rừng cao đến trung du miền biển, từ Hoan, Diễn đến Kinh Bắc, xứ Đông, xứ Đoài đổ về. Cánh tay người nào cũng thích đậm hai chữ “Sát Thát”.

Buổi sáng hôm ấy, Yết Kiêu mới được yết kiến vua Trần Nhân Tông, cũng là lần đầu tiên anh con trai làng chài được nhìn thấy vị Tiết chế thống lĩnh Trần Quốc Tuấn, oai phong lẫm liệt.

Nhìn Yết Kiêu, nhà vua cất tiếng nói:

– Trẫm cho tráng sĩ tự chọn lấy một thứ binh khí.

Yết Kiêu quỳ xuống, hai tay đặt ngang trán, cung kính:

– Muôn tâu Bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Để làm gì?

– Muôn tâu Đức vua, để dùi thủng chiến thuyền của giặc, để đánh tan thuỷ quân Mông cổ. Thần là con rái cá vùng sông Cái có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Nhà vua thoáng nghĩ “Trời đã cho ta một bậc kì tài”, nén xúc động hỏi tiếp tráng sĩ:

– Ngươi là dân thường mà phi thường. Bậc thánh nhân đã dạy ngươi được như thế ư?

Yết Kiêu ngẩng cao đầu, thưa:

– Muôn tâu Bệ hạ, người đó là cha thần.

Thế ai dạy thân phụ của tráng sĩ?

– Muôn tâu Đức vua: Ông nội thần.

– Vậy ai dạy lão gia của tráng sĩ?

Đôi mắt Yết Kiêu sáng long lanh. Chàng hướng về đức minh quân, kính cẩn tâu:

– Muôn tâu Đức vua. Vì căm thù giặc phương Bắc và noi gương người xưa mà ông nội của thần đã dày công rèn luyện.

Lê Phương Anh, 4CTrường Tiểu học Võ Thị Sáu – Hà Nội

Ngoài tài liệu Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu, em hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu trên, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm nhiều đề thi giữa kì 1 lớp 4 , đề thi học kì 1 lớp 4 , đề thi giữa kì 2 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Tài liệu tham khảo:

  • Văn mẫu lớp 4: Kể lại câu chuyện Cây khế
  • Kể lại câu chuyện “Ba lưỡi rìu” bằng lời của chàng trai nghèo
  • Kể lại câu chuyện “Vào nghề” bằng lời của nhân vật Va-li-a
1/5 - (1 bình chọn)

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button