Đau bàn chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả | ACC

Đau bàn chân là một triệu chứng khá phổ biến với các dạng như đau ngón chân, đau gan bàn chân, đau gót chân, đau lòng bàn chân, mắt cá và đau mu bàn chân. Các bệnh này sẽ khiến người bệnh di chuyển khó nhọc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để có phương pháp điều trị phù hợp, trước tiên cần xác định được vị trí đau. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết sau.

chứng đau bàn chân
Đau ngón chân, mắt cá và gót chân là các bệnh lý đau bàn chân phổ biến

1. Nhận biết đau bàn chân và triệu chứng đi kèm

Bàn chân là nền tảng của cơ thể, với hơn 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều động mạch và tĩnh mạch quan trọng. Chính vì là bộ phận thường xuyên chịu nhiều áp lực trong tất cả các hoạt động của con người như đi đứng, vận động, nên bàn chân rất dễ gặp các chấn thương nếu chúng ta không chăm sóc đúng cách.

Cơn đau nhức ở bàn chân thường được nhận biết thông qua các biểu hiện và triệu chứng đi kèm sau:

  • Đau bàn chân khi đứng lâu hoặc rát trong lòng bàn chân.
  • Đau từ ngón chân đến vùng gần gót chân.
  • Sưng, đau và tê cứng có thể xảy ra nếu bị bong gân khớp mắt cá chân hoặc tổn thương khớp ngón chân.
  • Bàn chân bị tổn thương có thể xuất hiện tình trạng bầm tím và đỏ.
  • Đau hoặc tê ngứa các ngón chân.
  • Cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi đi lại.
  • Mức độ đau nhức hai bàn chân tăng dần khi vận động (đi, đứng, chạy bộ).

2. Điểm danh 10 nguyên nhân gây đau bàn chân phổ biến nhất

Nguyên nhân đau bàn chân rất đa dạng và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, bạn cần nắm được những thông tin của các nguyên nhân này để có phương pháp điều trị hợp lý.

2.1. Bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là một trong những nguyên nhân gây đau bàn chân phổ biến ở người lớn và trẻ em. Cấu trúc bàn chân bình thường sẽ có vòm cong để giữ cân bằng toàn bộ cơ thể. Với những người bị bàn chân bẹt, bạn sẽ không thấy vòm cong. Vì vậy, để giữ cơ thể cân bằng khi đi lại, chạy nhảy thì các bộ phận như cổ chân, đầu gối, khớp háng cùng hệ cột sống sẽ xoay lệch. Đến khi hệ thống khung xương không còn khả năng chịu lực, bệnh nhân dần dần sẽ bị đau mắt cá, đau gót chân, đau đầu gối, đau thắt lưng, thậm chí cả cổ gáy.

đau bàn chân do hội chứng bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt với gan chân phẳng lì là một dạng dị tật gây tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh cột sống

Có thể bạn quan tâm: > Giải đáp thắc mắc về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ > Trẻ đi nhón chân có bình thường không? Cần lưu ý gì? > Các chứng đau bàn chân ở người già và trẻ em > Viêm cân gan bàn chân là gì? Triệu chứng và cách chữa trị

Đọc thêm:  Bài phát biểu trong lễ nhập ngũ 2023 (5 mẫu) - Download.vn

2.2. Bong gân và căng cơ

Bong gân và căng cơ là những chấn thương phổ biến ảnh hưởng đến cơ và dây chằng. Nguyên nhân phổ biến khiến bạn gặp phải các chấn thương này là do sự thay đổi đột ngột hướng đi và tốc độ, té ngã hoặc va chạm với chướng ngại vật khi chơi thể thao. Ngoài triệu chứng đau, chân người bệnh có thể bị sưng, bầm tím hoặc bị yếu đi.

đau bàn chân do bị bong gân, căng cơ
Bong gân và căng cơ sẽ khiến khu vực chấn thương bị đau nhức, sưng tấy, giảm độ linh hoạt, gây khó khăn khi di chuyển

2.3. Gút

Gút là một loại viêm khớp do tích tụ axit uric trong cơ. Cơn đau có thể kéo dài một vài ngày trong cùng một khoảng thời gian và thường ảnh hưởng đến các cơ ngón chân cái. Người bị gút có thể bị đau chân dữ dội, ở các cơ chân bị ảnh hưởng có thể sưng đỏ kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi.

đau bàn chân do bệnh gout
Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái, biểu hiện bằng các cơn đau dữ dội khiến khớp sưng to, đỏ

2.4. Viêm bao hoạt dịch ngón cái (biến dạng ngón chân cái)

Đây là tình trạng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ. Ngón chân cái của người bệnh sẽ hướng về những ngón chân khác, các khớp ngón chân cái sẽ nhô ra hình thành u xương. Nếu bạn không điều trị, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tùy trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn hoặc không thấy triệu chứng báo hiệu nào. Click để tìm hiểu chi tiết TẠI ĐÂY.

viêm bao dịch ngón cái
Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là tình trạng phổ biến xuất phát do di truyền, viêm khớp, mang giày không đúng kích cỡ chân,…

2.5. Viêm cơ mạc bàn chân

Nguyên nhân này cũng giải đáp cho câu hỏi “Đau gót chân là bệnh gì?”. Cơ mạc bàn chân là sợi dây chằng, kéo dài từ gót chân tới các ngón chân với chức năng hỗ trợ bàn chân dễ dàng chuyển động. Viêm cơ mạc bàn chân xảy ra khi sợi dây chằng bị tổn thương, thường gặp ở phần nối của nó với gót chân.

Triệu chứng nhận biết là các cơn đau ở gót chân và lòng chân với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường xảy ra ở người ít vận động, khiến sợi dây chằng không có độ co giãn, cơ mạc bàn chân yếu. Ngoài ra khi mang giày quá cứng hoặc quá mềm, giày cao gót hay chứng thừa cân khiến trọng lượng đè lên chân quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm cơ mạc bàn chân.

> Xem thêm: Phương pháp điều trị đau gót chân khi chạy bộ hiệu quả

viêm cơ mạc bàn chân
Tình trạng viêm cơ mạc bàn chân có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên lòng bàn chân

2.6. Chứng đau cựa gót chân

Đau cựa gót chân (hay còn gọi là gai gót chân) là hiện tượng một mảnh canxi hoặc xương nhô ra phía dưới xương gót chân và nằm trong cân gan chân. Theo đó, tình trạng đau bàn chân khi chạy nhảy, đi lại xuất hiện là do mảnh xương này sẽ đâm vào cân gan chân gây ra tình trạng viêm với các cơn đau nhói.

Bệnh gai gót chân hay gặp ở người từ tuổi trung niên trở lên, thể trạng mập hay béo phì, phải đi lại nhiều.

chứng đau cựa gót chân
Động tác đạp chân mạnh để lấy đà chạy của vận động viên có thể làm khởi phát cơn đau gai gót chân

2.7. Ngón chân đầu búa

Là tình trạng biến dạng của các khớp ngón chân uốn cong lên như móng vuốt và làm cho đoạn này cọ vào mũi giày. Lúc đầu người bệnh có thể di chuyển nhưng theo thời gian nếu không được điều trị sẽ xuất hiện tình trạng đau bàn chân khi chạy, di chuyển bởi các ngón chân bị tổn thương gây đau nhức nặng nề. Nguyên nhân gây ra ngón chân đầu búa là do đi giày dép quá chật trong thời gian dài.

Đọc thêm:  Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ người khôn người đến chốn lao xao nghĩa
ngón chân đầu búa
Ngón chân hình búa là sự uốn cong bất thường ở phần giữa của một ngón chân

2.8. Chứng đau u do u thần kinh Morton (u thần kinh bàn chân)

U dây thần kinh Morton là lời giải đáp cho thắc mắc “Đau bàn chân bệnh gì?”. Tình trạng này gây đau ở phần phía trước của lòng bàn chân, ở đây có sự dày lên của mô quanh sợi thần kinh giữa các gốc ngón chân (thường giữa ngón ba và bốn của bàn chân).

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do cấu trúc cơ sinh học bị yếu, thường xuyên bị kích thích bởi các vận động hằng ngày, sức ép mãn tính hoặc ép của xương ở phần trước bàn chân. Dấu hiệu dễ nhận biết là các cơn đau, tê và nóng ở đầu bàn chân.

u thần kinh bàn chân
U dây thần kinh Morton thường xuất hiện ở dây thần kinh giữa ngón thứ ba và thứ tư của bàn chân

2.9. Viêm gân Achilles

Triệu chứng đau gân Achilles thường gặp là viêm gân cơ bắp chân và cảm giác đau nhói sau gót. Có thể nhận thấy cơn đau sau khi ngủ dậy và bước đi vài bước hoặc sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi dài.

Một số nguyên nhân gây viêm gân Achilles thường gặp như: Không khởi động đầy đủ trước khi luyện tập, mang giày không vừa chân hay thường xuyên mang giày cao gót, vận động chuyển hướng đột ngột, gai xương vùng mặt sau xương gót…

viêm gân
Do gân gót giảm dần sức căng theo độ tuổi nên người lớn tuổi hoặc trung niên là đối tượng dễ gặp phải chứng viêm gân Achilles

2.10. Đau bàn chân do bệnh đái tháo đường

Bàn chân đái tháo đường là biến chứng xảy ra ở người bị đái tháo đường (tiểu đường). Theo đó, người bệnh có thể bị suy giảm cảm giác (đau, nóng hay lạnh) ở tứ chi. Lúc này, mỗi khi đứng thì người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp.

đau bàn chân do bệnh đái tháo đường
Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện vết cắt, vết loét và mụn nước ở chân do người bệnh không cảm nhận được giày quá chật, gây cọ xát chân

3. Đau bàn chân khi nào cần đi khám?

Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp phải một trong những dấu hiệu sau:

  • Cơn đau dai dẳng không cải thiện sau vài tuần.
  • Bàn chân bị sưng tấy không thuyên giảm từ 2 đến 5 ngày, không thể đi bộ hoặc chân khó đứng vững sau khi bị chấn thương.
  • Cảm thấy ngứa ran, tê hoặc đau rát – đặc biệt là ở phần lòng bàn chân.
  • Vị trí đau chân có vết thương hở hoặc vết thương đang chảy mủ.
  • Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mẩn đỏ, ấm hoặc đau bàn chân kèm theo sốt.

4. Chẩn đoán đau xương bàn chân bằng cách nào?

Để xác định được phương pháp điều trị phù hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng đau bàn chân bằng cách:

  • Dựa trên các triệu chứng mà bạn gặp phải hoặc khám lâm sàng.
  • Thực hiện các bài kiểm tra cơ bản như: Giữ hoặc di chuyển bàn chân và mắt cá chân để chống lại lực cản hay bạn cũng có thể được yêu cầu đứng, đi bộ, chạy.
  • Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra chân, nhằm xác định xem có bị gãy xương chân hay bất cứ vấn đề nào khác.
  • Xét nghiệm máu có thể được chỉ định để loại trừ các bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc tiểu đường.

5. Các cách điều trị đau bàn chân

Để điều trị đau xương bàn chân, người bệnh có thể áp dụng một số cách như sau:

5.1. Mẹo giảm đau chân tại nhà

Nghỉ ngơi: Hãy để bàn chân được nghỉ ngơi, tránh vận động quá mạnh cho đến khi cơn đau giảm hẳn. Sau đó, bạn áp dụng dần dần các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ cho chân như đi bộ, đi bước nhỏ…

Đọc thêm:  Tưởng tượng một kết thúc khác của truyện Ông lão đánh cá và con

Massage bàn chân: Đây là một trong những cách giúp giảm đau bàn chân mà bạn nên thực hiện mỗi ngày. Việc massage sẽ giúp máu được lưu thông đến các khớp tốt hơn, giúp đôi chân được hoạt động linh hoạt, giảm đau khớp ở bàn chân.

Chườm lạnh: Cách này có thể làm giảm chứng viêm gây đau nhức ở bàn chân. Theo đó, bạn đổ đầy đá vào túi nhựa rồi áp lên khu vực bị đau trong khoảng 20 phút, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày.

5.2. Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm viêm, đau mà bạn có thể thử là acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium. Tuy việc sử dụng thuốc có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ quan nội tạng như suy thận, suy gan, đau dạ dày…

5.3. Trị liệu thần kinh cột sống

Nguyên nhân chính dẫn đến đau bàn chân là do cấu trúc bàn chân bị sai lệch. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống, hỗ trợ nắn chỉnh cấu trúc sai lệch trở về vị trí tự nhiên ban đầu, giảm sự chèn ép đến các dây thần kinh, từ đó giúp chữa đau hiệu quả.

Hiện nay, đã có hàng ngàn bệnh nhân trong và ngoài nước có thể phục hồi thành công các chức năng bàn chân bị suy giảm khi điều trị tại phòng khám ACC. Liệu trình điều trị bàn chân của ACC là sự kết hợp giữa phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, châm cứu và vật lý trị liệu, với sự hỗ trợ tối đa của trang máy móc và thiết bị hiện đại.

Phương pháp điều trị đau đầu gối, đau chân tại ACC

Phòng khám ACC là đơn vị y tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trang bị phòng lab về dụng cụ chỉnh hình chân theo tiêu chuẩn y khoa, thuộc hàng bậc nhất Đông Nam Á.

chữa đau bàn chân bằng sóng xung kích shockwave
Trị liệu bằng sóng xung kích Shockwave giúp thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào; giảm đau và tăng cường khả năng vận động

6. Lời khuyên phòng tránh đau xương bàn chân

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp dưỡng chất cho mô xương.
  • Khởi động thật kỹ và thực hiện các động tác kéo căng cơ trước khi chơi thể thao.
  • Mang giày chuyên dùng, kích cỡ phù hợp và có miếng đệm giày êm.
  • Trước khi tập đi bộ hay chạy bộ phải tập kéo căng cơ bụng chân, cân gan chân.

Hầu hết các chứng đau bàn chân xảy ra là do cấu trúc bàn chân bị sai lệch. Chính vì thế, muốn chữa đau triệt để thì cần phải có liệu trình điều trị phù hợp nhằm khôi phục lại cấu trúc bị tổn thương.

Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn không biết bị đau bàn chân khám ở đâu thì giờ đây hoàn toàn có thể yên tâm đến với Phòng khám ACC. Đây là phòng khám chuyên khoa đầu tiên về Trị liệu thần kinh cột sống được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép. Với đội ngũ bác sĩ đến từ nước ngoài dồi dào kinh nghiệm, được đào tạo bài bản ở các trường đại học chuyên khoa Thần kinh Cột sống được công nhận trên thế giới, đảm bảo trình độ chuyên môn, phòng khám ACC tự hào đem đến cho bệnh nhân những dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc bàn chân tốt nhất.

Đội ngũ bác sĩ nước ngoài ACC

Nguồn tham khảo:

What You Need to Know About Foot Pain https://www.healthline.com/health/foot-pain

Foot injuries: When to see a doctor https://healthcare.utah.edu/orthopaedics/specialties/foot-injury-when-to-see-doctor.php

How Do I Know if My Foot Pain Is Serious? https://www.medicinenet.com/foot_pain/article.htm

Home Remedies to Relieve Sore Feet https://www.healthline.com/health/sore-feet-remedies

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button