Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi Đáp án tự luận Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2022 – Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?
- Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2022 – 2023
Đề bài: Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?
Bài làm
1. Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp
Xe đạp không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn dùng để rèn luyện sức khỏe. Hãy cùng VnDoc kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp như sau:
1.1. Bàn đạp xe đạp (pedal) là một bộ phận của xe có nhiệm vụ truyền lực từ chân người dùng vào xe giúp xe di chuyển. Bàn đạp có cấu tạo tương đối đơn giản gồm: một thân chính gắn với bàn đạp chân và một trục chính vặn vào phần cuối tay quay.
Khi xe hoạt động, chân người truyền lực vào trục quay phía dưới theo chuyển động tròn giúp xe tiến về phía trước
1.2. Xích xe đạp có dạng một dây dài được kết nối từ nhiều mắc xích nhỏ lại với nhau. Xích đóng vai trò kết nối phần trước xe (lái, đùi, đĩa) với phần sau xe (líp, hub). Nhờ chuỗi xích mà lực truyền động được chuyển đổi giúp xe tiến về phía trước.
Hầu hết xích xe đạp được làm bằng hợp kim thép, rất bền và có khả năng chịu lực cao. Để xe hoạt động trơn tru, bạn cần thường xuyên tra chất bôi trơn cho xích và líp
1.3. Líp
Líp xe đạp là một bộ phận bao gồm những đĩa răng xếp lên nhau thành tầng, được gắn ở giữa bánh sau của xe đạp. Số lượng răng ở các tầng này đều không giống nhau.
Líp đảm nhận vai trò là bộ phận nhận chuyển động từ xích và truyền đến bánh sau, giúp bánh xe quay theo chiều thuận và tiến về phía trước theo quán tính.
Líp xe đạp bao gồm 2 bộ phận chính: vành và cốt.
- Vành líp: Là phần các bánh răng xếp tầng nằm trên trung tâm bánh sau, gồm bánh răng phía ngoài và bánh răng phía trong có dạng răng cưa nghiêng về một phía ăn khớp với cá líp. Cá líp có dạng một lưỡi thép nhỏ.
- Cốt líp: Có hai rãnh để đặt 2 bánh răng, trong mỗi rãnh có một lò xo nhỏ hoặc một cái lẫy làm bằng sợi thép nhỏ có tính đàn hồi (còn gọi là râu tôm) luôn tì vào cá líp.
1.4. Nan hoa
Nan xe đạp là những thanh nhỏ làm bằng thép, giữ vai trò kết nối giữa trục xe với vành xe, giúp cố định hình dạng và tăng sức chịu lực cho bánh xe. Nhờ có nan hoa mà bánh xe được căng đều và không bị méo mó khi chuyển động.
1.5. Đùi
Đùi hay còn gọi là đùi đĩa xe đạp là bộ phận có kích thước lớn nhất trong hệ thống truyền lực của xe. Đùi đĩa được phân loại dựa trên số lượng xích líp và chia thành 3 loại: đùi đĩa đơn, đùi đĩa đôi và đùi đĩa ba.
- Đùi đĩa đơn: Có cấu tạo chỉ duy nhất một đĩa bảo vệ dây sên, thiết kế tương thích giữa mặt trong và mặt ngoài của chuỗi xích giúp sên được đặt đúng chỗ mà không cần chuyển líp trước hay bộ định hình dây sên. Đùi này được dùng thông dụng trong các dòng xe đạp phục vụ loại hình đổ đèo.
- Đùi đĩa đôi: Có cấu tạo giúp thu hẹp phạm vi dò đĩa và ít xảy ra hiện tượng chéo dây sên, gồm một vòng lớn 53 bánh răng (53T) và một vòng nhỏ 39 bánh răng (39T). Nhờ ưu điểm về cấu tạo nên đùi đôi thường được các tay đua chuyên nghiệp lựa chọn.
- Đùi đĩa ba: Thiết kế gồm 3 vòng gồm vòng ngoài 50T, vòng giữa 39T và vòng trong 30T, giúp người dùng dễ tùy chỉnh bánh răng lớn nhất nhưng lại có nhược điểm là dễ chéo dây sên. Đùi ba thường thấy ở các dòng xe đạp đường trường, xe địa hình thế hệ cũ,…
1.6. Săm, lốp
Săm hay lốp là phần vỏ ngoài của bánh xe, được làm từ cao su tổng hợp. Bánh xe có săm bao bọc bên ngoài giúp tăng độ êm khi xe chuyển động trên đường.
1.7. Trục giữa
Trục giữa là một bộ phận nhỏ, dạng hình ống hẹp nằm ở giữa xe đạp. Trục giữa đóng vai trò như một bộ phận chuyển đổi, gắn kết giữa khung và bánh răng xe đạp, cho phép hai bộ phận này hoạt động nhịp nhàng dựa trên ý muốn của người sử dụng.
Theo sự cải tiến của xe đạp, ngày nay trục giữa được chia thành 3 loại dựa theo loại hệ trục là trục lỗ vuông, trục rỗng và trục liền thể. Hai loại phổ biến trên xe đạp ngày nay:
- Trục giữa lỗ vuông: Lỗ ở giữa hình vuông, được sử dụng ở hầu hết các dòng xe đạp phổ thông. Tuy nhiên do có trọng lượng khá năng, hiệu suất hoạt động không cao và dễ bị ăn mòn nên đây là bộ phận thường bị chọn thay thế khi có nhu cầu nâng cấp xe.
- Trục giữa rỗng: Trục có cấu tạo rỗng ở giữa, thường làm từ hợp kim nhôm, bạc đan thép. Đây là loại trục giữa cao cấp và thường được dùng cho các dòng xe đua cao cấp sử dụng giò đĩa cốt rỗng.
1.8. Tay lái (ghi đông)
Tay lái xe đạp được gắn vào phía trước xe, dùng để điều khiển hướng đi cho xe và góp phần giữ thăng bằng cho người lái khi đạp xe. Ngoài ra, người ta còn lắp thêm thắng (phanh), chuông hay cần sang số tại vị trí tay lái để tiện sử dụng hơn.
1.9. Tay phanh: Đây là bộ phận được gắn trên ghi đông (tay lái) của xe đạp, giúp người sử dụng có thể bóp phanh để kéo cáp truyền lực xuống củ phanh.
1.10. Khung xe đạp: Là một bộ phận quan trọng của xe, được xe như xương sống của toàn bộ xe. Khung có nhiệm vụ liên kết các bộ phận khác nhau của xe lại với nhau thành một khối thống nhất.
1.11. Yên xe: Là vị trí ngồi của người lái, giúp cho người lái xe đạp có được vị trí điều khiển xe ổn định, thoải mái và hợp lý nhất.
II. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?
Xe đạp là một loại phương tiện được phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, xe đạp bao gồm xe đạp thô sơ và xe đạp máy, trong đó xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện). Để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn thì các em cần làm những điều như sau:
- Luôn quan sát đường đi khi lái xe;
- Luôn đi đúng làn đường dành cho xe đạp;
- Phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Không đi dàn hàng hai, hàng ba trên đường;
- Trên đường không nên đi gần phương tiện lớn như xe tải, xe ô tô lớn;
- Không chở 3 người trên xe đạp;
- Không mang những vật cồng kềnh khi đi xe;
- Không vừa đi vừa nói chuyện;
- Luôn đi sát làn đường về phía bên phải;
- Không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi đang di xe.
Bên cạnh đó em cũng luôn nhắc nhở bản thân phải nắm rõ các quy định và thực hiện thật tốt để trở thành một tấm gương tốt, để tác động được đến những người xung quanh cùng thực hiện như mình, góp phần nâng cao kiến thức về an toàn giao thông đường bộ, tham gia giao thông an toàn.
Đáp án tự luận cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2022 – 2023 được KhoaHoc chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ học sinh trong quá trình dự thi. Ngoài ra các em có thể tìm hiểu chuyên mục Bài dự thi để tham khảo thêm đáp án một số cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông khác để có thêm những kiến thức an toàn giao thông bổ ích.