Em hãy nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương
Đề bài: Em hãy nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương
3 bài văn mẫu Em hãy nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương
1. Em hãy nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương, mẫu số 1:
Bài thơ mở đầu bằng một lời giới thiệu tuy giản dị nhưng chỉ có được ở những người hiểu rõ giá trị của nghề nghiệp làng mình:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới.
“Vốn” là đã có từ lâu, đã làm nghề chài lưới lừ lâu. Không yêu quê hương, không ngẩng cao đầu kiêu hãnh về quê hương thì không dám nói dứt khoát đến giản dị như thế về quê hương. Từ câu mở đầu ấy, mạch thơ mở rộng dần. Làm nghề chài lưới nên làng mới bị “nước bao vây”, mới có cảnh đi đánh cá. Đoàn thuyền đánh cá được tác giả tả lại trong sáu câu thơ liền một mạch với những hình ảnh rất thực nhưng cũng rất lãng mạn
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giangCánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la than tuấn mã
Con thuyền được ví như con tuấn mã. Cánh buồm so sánh với mảnh hồn làng, cách so sánh mới mẻ và hay. Với làng chài lưới, với những con thuyền ra khơi, tấm buồm có ý nghĩa lớn lao, tượng trưng cho sức đi xa, tượng trưng cho cuộc sống lao động của dân làng. Nhìn cánh buồm nghĩ đến mảnh hồn làng, liên lưởng đó thật tự nhiên. Hình ảnh tiếp sau cố tính tạo hình rõ rệt: “Rướn” là vươn lên cao với tất cả sức mạnh của mình. Cánh buồm nhìn từ xa như đang cố gắng vươn lên, “rướn thân trắng” để thu góp gió của biển khơi đưa con thuyền ra xa. Cách nhìn ấy là của một hoạ sĩ tài ba. Nó tạo thêm cho hình ảnh cánh buồm chất hùng tráng và lãng mạn.
Bài thơ tràn đầy những chi tiết thực của đời sống làng chài tiếng “ồn ào trên bến đỗ”, cảnh người đông đúc “tâp nập đón ghe về”, cảnh “cá đầy ghe”, với “thân bạc trắng”. Nó vẽ lên khung cảnh lao động khẩn trương và yêu đời của những người dân chài. Trên nền chung ấy, nổi bật hình ảnh khoẻ mạnh toát ra sức sống mạnh mẽ của người lao động vùng biển:
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Bài văn Phân tích tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương
Cách tạo dựng hình ảnh bằng cảm xúc bắt nguồn từ thính giác, khứu giác ấy còn đem đến cho bài thơ nhiều hình ảnh mới lạ khác về cuộc sống làng chài:
Chiếc thuyền im bến mồi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thở vỏ.
Cho nên đi xa, nhớ về quê hương, nhà thơ có nhắc đến màu nước xanh, con cá hạc, chiếc buồm, con thuyền rẽ sóng, nhưng chi tiết sâu đậm nhất lại là:
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Cái mùi nồng mặn ấy theo Tế Hanh suối cả cuộc đời, nhắc nhở ông mãi mãi nhớ về quê hương dù ở đâu, làm gì.
-HẾT BÀI 1-
Bên cạnh Em hãy nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương, các em có thể tìm hiểu thêm nội dung Hình ảnh người dân làng chài qua bài thơ Quê hương hay phần Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương nhằm nâng cao kĩ năng làm văn của mình.
2. Em hãy nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương, mẫu số 2:
Tưởng nhớ quê hương trong xa cách trở thành dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời cho Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển một ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành một điểm hướng về để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.
Có lẽ nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm lòng mến yêu thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, mến yêu con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình. Như hiển hiện sinh động trước mắt ta hình ảnh: khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng; dân trai tráng trong làng bơi thuyền đi đánh cá, hình ảnh mái chèo phăng phăng cánh buồm no gió:
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã.Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng.Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Tình yêu quê hương của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngừ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy. Cả cái cảnh ồn ào đáng yêu khi chào đón thành quả lao động cũng được miêu tả thật tươi vui:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ.Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe.Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, lời thơ băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui của dân làng, theo những chiếc thuyền trở về nằm im trên bến. Chính từ đây, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của quê hương:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm.Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khắc tạo bức tượng đài người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn. Bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu. Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Những hình ảnh của quê hương đã thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá – câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.
Quê hương của Tế Hạnh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
3. Em hãy nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương, mẫu số 3:
Tình yêu quê hương là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi con người. Và với Tế Hanh cũng vậy, quê hương luôn là nguồn cảm xúc dạt dào trong sự nghiệp thơ ca của ông điển hình là khổ cuối của bài thơ “Quê hương” :
“Nay xa cách lòng tôi tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôiThoáng thấy con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
Có lẽ nếu không nhờ mấy câu thơ cuối này chắc mấy ai biết “Quê hương” được viết trong xa cách, trong nỗi tưởng nhớ không nguôi. Nhắc đến làng chài là trong Tế Hanh lại hiện hữu lên bao hình ảnh : màu nước, cánh buồm, con thuyền, cá bạc,… và dường như nó càng làm cho nỗi nhớ thêm tràn trề, khắc sâu trong tác giả một vị quê hương xa xôi. Đọc khổ thơ mà ta thấy nó cứ lung linh, tỏa sáng một thứ ánh sáng tinh khiết rực rỡ phát ra từ viên ngọc quý “Quê hương” được kết tinh từ tình yêu quê thắm thiết, sâu nặng. Ánh sáng ấy sẽ không bao giờ phai nhạt , không bao giờ mất đi mà cứ lặng lẽ rọi chiếu đến nơi sâu thẳm nhất tâm hồn mỗi con người, truyền vào góc khuất trong trái tim tình yêu quê da diết, nồng nàn của nhà thơ, khơi gợi nên những tình cảm thiết tha sẵn có dành cho quê nhà. Bài thơ đã kết thúc nhưng bức tranh về quê hương vùng biểm, cảnh và người hay tình yêu quê của Tế Hanh vẫn đầy dư vị, ngân nga. Tình cảm ấy như chất muối thấm đẫm trong những câu thơ, sâu lặng và thấp thoáng những hoài niệm về một làng chài cách biển nửa ngày sông, của một tấm lòng yêu hương sâu sắc, của một người con xa quê. Khổ thơ là điểm nhấn, đã góp phần tại nên giá trị trường tồn của thi phẩm “Quê hương”.
-HẾT-
Nói về mạch cảm xúc thơ ca thì có thể coi đó là điều bất tận, nhất là những bài thơ về quê hương đất nước, con người. Các bạn hãy cùng tham khảo các bài thơ hay và ý nghĩa để gợi lại những cảm xúc cũng như sáng tác được những bài thơ về quê hương đất nước đậm chất riêng của mình. Việc sáng tác thơ không phải điều dễ dàng, nhưng hãy thử dòng cảm xúc dạt dào của mình nó bất tận đến đâu nhé các bạn.
Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Soạn bài Muốn làm thằng Cuội là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học nhằm chuẩn bị cho bài học này.
https://thuthuat.taimienphi.vn/em-hay-nhan-xet-ve-tinh-cam-cua-te-hanh-trong-bai-tho-que-huong-40133n.aspx
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!