Phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích Trao duyên trong Truyện

Phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều

Khi nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du – một niềm tự hào của dân tộc thì ta không thể không nhắc đến tuyệt tác của ông: Truyện Kiều – một tác phẩm mang giá trị nhân đạo, giá trị nhân văn sâu sắc, đồng thời “Truyện Kiều” phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, một xã hội mục nát bất công, nhẫn tâm dồn ép nhân dân vào bước đường cùng. Song tác phẩm này còn thành công ở giá trị nghệ thuật, nghệ thuật trong thơ đã lên đến đỉnh cao. Đặc biệt là nghệ thuật dẫn diễn tả tâm trạng nhân vật. Một trong những đoạn trích đặc sắc nhất về cuộc độc thoại nội tâm là “Trao duyên”.

Duyên phận là của trời cho, không được cưỡng cầu và càng không nên ép buộc, nhờ vả. Thế nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” đã cho mình cái đặc quyền đị “nhờ”, “cậy” duyên như vậy. Tác giả đã phân tích tâm trạng chua xót, đầy đơn đau của Thúy Kiều khi phải trao mối duyên đầu của mình cho em gái là Thúy Vân để có thể trả nghĩa cho Kim Trọng. Một nghịch cảnh trớ trêu, bất hạnh.

Đọc thêm:  Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 4 - VnDoc.com

Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều lúc này:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau đớn. Từ “cậy” được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó gửi của Thúy Kiều. Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân giúp với tất cả niềm tin, hy vọng của mình. Cùng với từ “chịu”, nó bao hàm luôn cả một sự miễn cưỡng, khiến cho Thúy Vân khó thể từ chối được. Vốn dĩ Thúy Kiều là chị nên thuở đời nào lại có chuyện chị đi “lạy” “thưa” em mình bao giờ? Nhưng trong hoàn cảnh này, nàng đã phải làm những việc tưởng chừng như nghịch lý như vậy.Mối duyên với chàng Kim là mối duyên trời cho, nhưng số phận của Thúy Kiều giờ nổi trôi, bấp bênh, nàng không muốn phụ chàng, nên đã muốn cậy nhờ em gái nối tiếp mối duyên dở dang ấy. Câu thơ như cứa vào lòng người đọc nỗi chua xót cùng cực. Từ “cậy” là điểm nhấn, là sự thành công về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Trao duyên cho em đâu nào là để trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm đẹp về mối tình đầu cứ liên tục ùa về. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả ể mong có thể nhận được một phần sự thông cảm từ Thúy Vân:

Đọc thêm:  Bảng chữ cái tiếng Hàn và những nguyên tắc cần ghi nhớ

“Giữa đường dứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.”

Thành ngữ “đứt gánh tương tư” có ý chỉ tình yêu dang dở. Tình cảm của Kiều với Kim Trọng chưa kịp tới hồi viên mãn thì sóng gió đã ập tới, đành phải dở dang, Kiều đau khổ biết mấy, nhưng đành ngậm ngùi trao lại cho em. Nàng dùng điển tích về “keo loan” để thể hiện ý định muốn Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng. Không những thế, nàng cũng bày tỏ sự ray rứt đối với em, đem “mối tơ” sâu đậm của nàng giờ đây biến thành một mối “tơ thừa” giao phó cho Thúy Vân, “mặc” cho Thúy Vân muốn chấp nối thế nào cũng được.

Phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều – Gợi ý

Trong các tác phẩm của Nguyễn Du luôn có tính nhân đạo. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã thể hiện tính nhân đạo của mình khi viết về nàng Kiều, một người phụ nữ có tài nhưng bạc mệnh.

Trong đoạn trích Trao Duyên, nhà thơ đã khóc cho một tình yêu chân thật, trong sáng giữa Thuý Kiều và Kim Trọng. Tình yêu giữa Kiều và Kim Trọng là một tình yêu trong sáng, tình yêu đẹp nhưng do sóng gió trong gia đình mà Kiều phải bán mình chuộc cha, làm cho tình yêu này bị chia rẻ. Nàng đành phải trao duyên của mình lại cho Thuý Vân. Tuy là vậy nhưng qua đoạn trích ta thấy được Thuý Kiều rất đau khổ khi làm việc này. Đoạn trích Nỗi Thương Mình cũng vậy, Nguyễn Du đã có niềm cảm thương sâu sắc đối với những người phụ nữ ở lầu xanh, đặc biệt là Thuý Kiều, một người phụ nữ có tài nhưng bạc mệnh, một người bị nhơ nhuốc về thân xác nhưng có một tâm hồn rất cao thượng. Cả tác phẩm truyện Kiều, Nguyễn Du đã làm cho người đọc cũng có niền cảm thương sâu sắc với nhân vật Kiều. Đó cũng chính là số phận chung của tất cả những người có tài nhưng bạc mệnh chứ không riêng gì nàng Kiều.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button