Rừng Vàng Biển Bạc ❤ Giải Thích Câu Tục Ngữ Nói … – SCR.VN
Rừng Vàng Biển Bạc ❤️️ Giải Thích Câu Tục Ngữ Nói Về Rừng Biển ✅ Chia Sẻ Những Nội Dung Giải Nghĩa Và Phân Tích Ý Nghĩa Của Câu Tục Ngữ Này.
Rừng Vàng Biển Bạc Là Gì
Rừng Vàng Biển Bạc Là Gì? Rừng Vàng Biển Bạc Là Câu Nói Của Ai? Đây là những câu hỏi cần được giải đáp trước khi phân tích ý nghĩa sâu sắc của thành ngữ này. Nội dung dưới đây xin được chia sẻ đến bạn Rừng Vàng Biển Bạc Nghĩa Là Gì?
“Rừng vàng biển bạc” là một câu thành ngữ dân gian với nội dung ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. Thể hiện niềm tự hào đối với sự giàu đẹp của mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, trong lòng mỗi người con của xứ sở.
Chính vì là một câu thành ngữ thuộc thể loại văn học dân gian, cho nên không thể xác định được cụ thể tác giả của câu nói này. Hầu hết các tác phẩm văn học dân gian đề được lưu truyền lại qua nhiều thế hệ và không xác định về người sáng tạo ra.
Chúng ta đều biết, vàng và bạc đều là những kim loại quý hiếm. Rừng và biển được ví như vàng bạc tức là những nguồn tài nguyên quý giá. Đó là những nguồn tài nguyên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng để mang lại lợi nhuận và cuộc sống ấm no cho nhiều gia đình.
Vì vậy, chúng ta phải biết trân trọng nó, biết khai thác một cách hợp lý, bên cạnh khai thác phải biết cải tạo để không chỉ bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên mà còn bảo vệ sự sống của con người.
Có thể bạn sẽ thích ? Ca Dao Dân Ca ?
Rừng Vàng Biển Bạc Đất Phì Nhiêu Là Gì
Rừng Vàng Biển Bạc Đất Phì Nhiêu Là Gì? Rừng Vàng Biển Bạc Đất Phì Nhiêu Lần Lượt Nói Đến Yếu Tố Nào Của Thiên Nhiên? Câu hỏi này nằm trong chương trình môn học giáo dục công dân cấp trung học cơ sở. Mời bạn cùng theo dõi bên dưới đây.
CÂU HỎI: Câu nói sau lần lượt nói đến các yếu tố nào của thiên nhiên: “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu.”?
A. Rừng, không khí, đất.B. Rừng, biển, đất.C. Rừng, sông, đất.D. Rừng, bầu trời, đất.
Đây là một câu hỏi bài tập trong chương trình môn giáo dục công dân lớp 6 về chủ đề yêu môi trường. Đáp án của câu hỏi này là B các bạn nhé!
Mời bạn xem nhiều hơn ? Thơ Ca Dao Hay Nhất ?
Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc
Hãy Giải Thích Câu Thành Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc có ý nghĩa gì? Mời bạn tham khảo bên dưới về nội dung Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc dành cho các em học sinh.
Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” muốn nói: Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế chúng ta phải có trách nhiệm khai thác hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là góp phần bảo vệ sự sống của chúng ta.
- Rừng – Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người
- Vàng – Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.
Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người.
Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được.
Gợi ý một số nội dung cho bạn cùng ? Ca Dao Thả Thính Chế ?
Ý Nghĩa Của Câu Thành Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc
Giới thiệu đến bạn bài nghị luận văn học đặc sắc về Ý Nghĩa Của Câu Thành Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc.
Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn “thi nhau” phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản… xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài.
Một số người cho rằng, một phần “lớn” là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng – đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ.
Còn nước ta thì lại nói với con em rằng – Việt Nam “rừng vàng, biển bạc”, làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng. Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào “đào bới, chặt hạ” thiên nhiên…
Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. “Rừng vàng, biển bạc” là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước.
Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta “rừng vàng, biển bạc”?
Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam…
Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao?
Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam “rừng vàng, biển bạc”. Người nói nước ta “rừng vàng, biển bạc”, nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
“Nước ta có “rừng vàng, biển bạc”, nhân dân ta cần cù” (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959). “Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu…” (Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16-4-1962).
Đặc biệt, khi nói “rừng vàng, biển bạc”, Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: “… Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý” (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963).
Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: “Tục ngữ ta có câu “rừng vàng, biển bạc”. Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?”.
Như vậy, khi nói điều này, Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc.
Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam có tài nguyên phong phú làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung… là hết sức sai lầm.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có ? Ca Dao Tục Ngữ Về Mùa Xuân ?
Phân Tích Câu Rừng Vàng Biển Bạc
Phân Tích Câu Rừng Vàng Biển Bạc gắn với tình hình thực tế trong những năm qua về thực trang thiên nhiên ở nước ta.
Đất nước Việt Nam ta ngoài những điều đáng tự hào như truyền thống đánh giặc ngoại xâm, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo… cũng còn có điều tự hào nữa về vật chất, đó là nước ta đã được mẹ thiên nhiên ưu ái cho nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú. Người ta ví nước Việt Nam ta là “Rừng vàng biển bạc”.
Quả thật như vậy, câu thành ngữ này đã ca ngợi hai tài nguyên của đất nước ta là tài nguyên rừng và tài nguyên biển, thể hiện niềm tự hào của cha ông về tài sản của đất nước.
Đất nước Việt Nam có rừng rậm xanh mát, cây cối tốt tươi, diện tích rừng và biển lớn mang lại nhiềm tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch. Đằng sau niềm tự hào ấy, hẳn cha ông chúng ta cũng có ý nhắc nhở con cháu về ý thức bảo vệ tài sản của dân tộc.
Sở dĩ có thể ví von nước ta có: “Rừng vàng biển bạc” bởi diện tích đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đường bở biển cũng rất dài, diện tích khoảng một triệu mét vuông. Trước kia, khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa chưa phát triển như bây giờ diện tích rừng nước ta rất lớn. Rừng được ví như là phổi xanh của trái đất “Nếu thế giới không có rừng không khác gì con người không có phổi”.
Rừng còn cung cấp rất nhiều các loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, hương… cho ngành công nghiệp khai thác gỗ, chế biến gỗ. Rừng còn là nơi trú ngụ của nhiều động thực vật quý hiếm, giúp bảo vệ và cân bằng hệ sinh thái. Hơn nữa rừng còn cung cấp nhiều loại dược phẩm quý cho ngành y. Hiện nay, ngành du lịch sinh thái rất phát triển nên rừng sinh thái mang lại giá trị lớn cho du lịch…
Còn biển thì sao? Biển nước ta đã được khai thác để phát triển dịch vụ du lịch từ lâu mang lại nguồn thu rất lớn. Cùng với đó biển cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, cung cấp cát cho ngành chế biến thủy tinh. Ở các bãi biển không phát triển du lịch được thì làm bãi nuôi trồng thủy hải sản.
Nguồn lợi từ biển mang lại có cả các mỏ dầu khí cho con người khai thác, sử dụng và xuất khẩu. Các nhà máy điện cũng được xây dựng dựa vào tài nguyên biển. Có thể thấy, rừng và biển đã góp phần giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và đạt hiệu quả như bây giờ.
Tuy nhiên, với thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và biển như hiện nay thì chẳng mấy chốc tài nguyên thiên nhiên quý giá đó sẽ bị cạn kiệt. Tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra, lâm tặc vẫn hoành hành nên nhiều cánh rừng đã bị mất, tỉ lệ đất trống, đồi núi trọc tăng nên.
Tuy Nhà nước và cá cơ quan chức năng đã vào cuộc, có chính sách khuyến khích trồng rừng nhưng tỉ lệ khôi phục vẫn chưa cao. Đối với biển, bởi làm du lịch không có quy hoạch, không xử lí tốt vẫn đề rác thải nên biển Việt nam cũng đang chết dần bởi rác. Một số nhà mấy công nghiệp xả nước thải công nghiệp trực tiếp ra biển khiến biển bị nhiễm độc, cá chết hàng loạt.
Nhiều tàu thuyền đánh bắt cá bừa bãi, dùng cả bom, mìn để đánh bắt… Chính con người đang đối xử bất công với thiên nhiên, với rừng và biển cả. Nếu không thức tỉnh và hành động chính cuộc sống của con người sẽ bị tổn hại.
Con người đã quá chủ quan, vô tâm với mẹ thiên nhiên nên đã đối xử với tài nguyên như vậy. Do bản thân con người thiếu hiểu biết, không lường hết được hậu quả khi khai thác và sử dụng tài nguyên bừa bãi. Cũng một phần do đói nghèo, người dân sinh lòng tham, hám lợi cá nhân mà quên đi cái lợi của đất nước.
Một số đối tượng do lợi ích cá nhân mà bất chấp vi phạm pháp luật, vẫn khai thác rừng trộm, phá hoại tài nguyên biển. Đôi khi cũng phải kể đến luật pháp còn nhiều kẽ hở cho những kẻ biết lợi dụng thừa cơ gây tội ác. Chung quy lại, tất cả vẫn là do ý thức con người còn kém, chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân mà hồn nhiên đối xử bất công với chính sự sống của mình và nhiều người khác.
Để hàng ngàn năm sau thậm chí lâu hơn nữa con cháu chúng ta vẫn tự hào bởi được sống trong một đất nước “Rừng vàng biển bạc” thì ngay bây giờ con người cần có những hành động thiết thực. Cùng chung tay bảo vệ rừng và biển, không xả rác bừa bãi, không chặt phá rừng tùy tiện. Có kế hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, biển hợp lí, lâu dài.
Tích cực trồng cây gây rừng, dọn rác ở ven biển… Con người cùng nhau tuyên truyền, đấu tranh loại bỏ những mối nguy hiển của rừng và biển. Mỗi người cần tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài nguyên như tôn trọng chính cuộc sống của chúng ta. Có như vậy rừng mới có thể vàng, biển mới có thể bạc về lâu về dài.
Nói tóm lại, “Rừng vàng biển bạc” là câu thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, súc tích nhưng đã tóm gọn lại tài nguyên của nước ta, lòng tự hào của cha ông cũng như lời nhắn nhủ bảo vệ rừng và biển của cha ông đến thế hệ sau. Mỗi người hãy cùng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để góp phần vào công cuộc xây dựng, làm giàu cho đất nước hôm nay và mai sau.
Giới thiệu những thông tin mới có trong bài viết ? Ca Dao Tục Ngữ Về Tình Bạn ?
Đặt Câu Với Từ Rừng Vàng Biển Bạc
Nội dung Đặt Câu Với Từ Rừng Vàng Biển Bạc, Đặt Câu Với Thành Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc với những ví dụ cụ thể ngay bên dưới dành cho các bạn học sinh tham khảo.
- Nước ta có rừng vàng biển bạc.
- Việt Nam là Quốc Gia có rừng vàng biển bạc
- Buổi sáng, cây cối, sông nước bao trùm vẻ đẹp như rừng vàng biển bạc.
- Rừng vàng biển bạc vẽ nên một phong cảnh thiên nhiên non nước hữu tình.
- Bảo vệ rừng vàng biển bạc của quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
- Từ bắc vào nam, nơi nào cũng là rừng vàng biển bạc nếu ta biết bảo vệ thiên nhiên.
Mời bạn xem nhiều hơn ? Ca Dao Về Thầy Cô ?
Việt Nam Rừng Vàng Biển Bạc
Để hiểu đúng về Việt Nam Rừng Vàng Biển Bạc, mời bạn đọc cùng theo dõi những dòng viết nghị luận văn học đặc sắc dưới đây.
Rừng và biển là hai tài nguyên vô cùng quan trọng đối với một quốc gia. Với những quốc gia có được: “ Rừng vàng biển bạc” như Việt Nam ta là điều đáng tự hào.
Trong lịch sử đã từng có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra và lý do cơ bản là tranh giành tài nguyên vì không phải quốc gia nào cũng được tự nhiên ban cho tài nguyên phong phú. Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào là đất nước có tài nguyên phong phú nhưng ngày nay với xã hội phát triển vấn đề này lại đáng báo động.
Đây là câu thành ngữ của cha ông ta nói về sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho đất nước. Đó là rừng xanh với diện tích bao phủ lớn không chỉ giúp cho bầu không khí trong sạch mà còn góp phần gia tăng về lâm sản đất nước đó. Đó là biển với diện tích lớn, nguồn thuỷ lợi dồi dào phục vụ cho ngành ngư nghiệp. Một đất nước có có tài nguyên phong phú là niềm tự hào to lớn.
Vậy “Rừng vàng biển bạc” ở Việt Nam có biểu hiện như thế nào? Trước những năm 2000, khi Việt Nam còn mới bắt đầu đi vào con đường phát triển mới, diện tích rừng của Việt Nam rất lớn, độ bao phủ rộng, biển rất sạch, cá tôm phong phú. Tuy nhiên, khi đất nước bước vào con đường hiện đại hoá thì điều này đã không còn. Rừng và biển bị khai thác nặng nề.
Hàng năm có hàng nghìn cây gỗ cổ thụ bị đốn, nhiều rừng bị trọc, xói mòn đất. Nhiều vụ cháy rừng xảy ra khiến nhiều khu rừng cháy hoàn toàn. Nhiều lâm tặc khai thác gỗ hiếm khiến những cây thân lớn bị đốn sử dụng bừa bãi. Dẫn đến diện tích rừng thiếu hụt, giảm nặng nề mà nhiều động vật thiếu chỗ ở.
Cũng hàng năm, nhiều nhà máy xí nghiệp thải ra biển rác thải, nước thải chưa được xử lí khiến môi trường biển bị tàn phá. Vụ xả thải của nhà máy Fomosa năm 2016 gây chấn động cả nước vì ảnh hưởng nặng nề của nó khiến cho cá chết hàng loạt, nước biển ô nhiễm, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng sâu sắc.
Nhiều người dân đánh bắt cá tôm dùng mìn, điện, … làm cho xác cá, tôm phân huỷ ngay trên nước. Hơn thế, việc đánh bắt gần bờ quá nhiều năm liền khiến cho tài nguyên biển cũng dần cạn kiệt. Như vậy, Việt Nam đang dần mất đi có tài nguyên phong phú mà tạo hoá ưu ái ban cho.
Hiện trạng này xảy ra tại Việt Nam đến từ rất nhiều lý do. Trước hết con người quá ỷ lại vào tự nhiên, cho rằng như vậy là quá đủ nên tự nhiên khai thác sử dụng mà không nghĩ đến tương lai, hậu quả kế tiếp.
Khi đời sống ngày một phát triển kéo theo nhu cầu của con người ngày càng tăng. Dân số đông hơn, con người cần nhiều chỗ để ở, nhu cầu sinh hoạt tăng, cây sẽ bị đốn để lấy đất xây nhà, biển sẽ khai thác nhiều hơn để có đủ nhu cầu hàng ngày.
Những người kinh doanh hiểu được điều này sẽ nghĩ những cách khai thác nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn nhưng thiệt hại nhiều hơn với biển và rừng. Và hơn thế, trình độ dân trí nước ta còn thấp, ý thức của nước ta cũng kém dẫn đến hiểu biết chưa sâu sắc và để lại hậu quả không ngờ.
Để vấn đề hiện trạng xấu này không còn. Chính phủ, địa phương đưa ra những biện pháp hữu dụng và ngăn chặn kịp thời mọi hành động gây hại tới rừng và biển. Không chỉ những nhà môi trường học, những học sinh đang ngồi ghế nhà trường chúng ta mà mọi người dân phải luôn trau dồi kiến thức, học tập rèn luyện. Hơn vậy mọi người phải biết kêu gọi cùng chung tay bảo vệ tài nguyên rừng và biển nước nhà.
Việt Nam sẽ lại tự hào là một đất nước có “Rừng vàng biển bạc” khi mọi người dân chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và những hành động thiết thực bảo vệ những gì mà tự nhiên tạo hoá ban tặng cho chúng ta.
Chia sẻ thêm cùng bạn ? Câu Đố Về Các Loại Quả Có Đáp Án ?
Rừng Vàng Biển Bạc Trong Tiếng Anh
Rừng Vàng Biển Bạc Trong Tiếng Anh là gì? Nội dung dưới đây giải nghĩa cho bạn Rừng Vàng Biển Bạc In English.
Chuyển ngữ thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” sang tiếng anh như sau:
Forest is gold, ocean is silver, oceans of money.
Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Ca Dao Tục Ngữ Về Quê Hương ☔
Rừng Vàng Biển Bạc Karaoke
Sau những nội dung kiến thức, mời bạn cùng thư giãn với bản nhạc Rừng Vàng Biển Bạc Karaoke dưới đây.
Chia sẻ thêm cùng bạn ? Những Câu Ca Dao Nói Về Cha Mẹ ?
Rừng Vàng Biển Bạc Đồng Xanh
Rừng Vàng Biển Bạc Đồng Xanh là một bài hát rất hay với giọng hát ngọt ngào da diết của ca sĩ Anh Thơ, mời bạn cùng thưởng thức.
Khám phá tiếp ? Ca Dao Về Vợ Chồng Hạnh Phúc ?
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!