Chứng minh và giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Những đạo lý làm người như lòng biết ơn, sự thuỷ chung, tình nghĩa anh em, công ơn sinh thành, trọng ân tình, … được ẩn mình trong từng câu ca dao, tục ngữ súc tích và ngắn gọn, hình ảnh đời thường rất đỗi sâu sắc này không khó để nhớ.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được đưa vào chương trình dạy phổ thông cho học sinh ngay từ cấp trung học cơ sở qua các đề bài văn học chứng minh và giải thích, với mục đích nuôi lớn tâm hồn trẻ với những điều tốt đẹp. Chúng ta hiểu rằng giá trị nhân văn sâu sắc ở đó có thể là nền tảng cơ bản để nuôi dạy thế hệ tương lai gánh vác đất nước trở thành những con người biết ơn, biết nghĩa, biết trách nhiệm.

ăn quả nhớ kẻ trồng cây
ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được xem là điều cơ bản của con người, tại vì sao như vậy? Hãy cùng xem ý nghĩa hình ảnh của câu khuyên dạy chúng ta điều gì qua 12 mẫu bài chứng minh và giải thích câu tục ngữ đó như sau

Giải thích và lập dàn ý câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Phân tích đề

Đề bài là vấn đề chúng ta cần phân tích rõ ràng nhất khi bắt đầu làm một bài văn, nó là mục tiêu để chúng ta không bị lạc đề sang ý khác. Với đề bài “chứng minh và giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”:

Phương pháp là chứng minh và giải thích: Chứng minh rằng câu này có ý nghĩa thực tiễn và giải thích các ý của câu nói đến hàm ý trong câu.

Đối tượng chứng minh và giải thích là một câu tục ngữ cụ thể là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Từ câu tục ngữ chúng ta phải rút ra được bài học, lời khuyên dạy mà cha ông ta đã để lại.

Các luận điểm chính cần triển khai

Luận điểm 1: Ý nghĩa của câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?

  • Nghĩa đen: Quả ngọt trên cây bạn ăn chính là công sức của người trồng, người chăm, người hái nó cho bạn. Không có họ bạn sẽ chẳng ăn được loại quả đó.
  • Nghĩa bóng: chính là nói về công lao của những bậc tiền bối, của ông cha ta đã có công lao xây dựng cuộc sống tinh thần, vật chất như ngày hôm nay cho bạn hạnh phúc như này là chúng ta phải biết ơn, ghi nhớ.

Luận điểm 2: Giải thích và chứng minh

  • Giải thích: Biết ơn là gì? là cần làm những gì? Học tập chăm chỉ, cố gắng xây dựng quê hương, yêu thầy mến bạn,….
  • Chứng minh câu tục ngữ: là một truyền thống quý báu, đúng đắn của dân tộc, đạo lý làm người từ xưa để lại; truyền thống tốt đẹp đáng để lưu truyền và phát triển về sau hơn nữa.

Luận điểm 3: Đưa ra bài học giá trị của câu tục ngữ

  • Nêu lên suy nghĩ của bạn thân về câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
  • Kết luận khái quát về câu tục ngữ.

Lập dàn ý giải thích câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Mở bài:

Giới thiệu về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: là truyền thống biết ơn được đúc kết từ xưa và còn lưu truyền mãi đến ngày nay, mang giá trị truyền thống tốt đẹp nhất của dân Việt Nam.

Thân bài:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mang ý nghĩa sâu xa và sâu sắc về lòng biết ơn.

Nghĩa đen: Bạn ăn quả ngọt không thể không biết và nhớ đến công lao của người trồng cây. Dù ít hay nhiều công lao ấy phải được nhớ đến vì mồ hôi công sức họ bỏ ra, tuy họ không buộc bạn phải nhớ nhưng là đạo lý bạn tự ý thức được điều đó mà thôi.

Nghĩa bóng: Quả ở đây là những gì bạn đang có được, đầu tiên là công lao của ông bà, cha mẹ chúng ta đã sinh và nuôi dạy ta trưởng thành từng ngày.

Tiếp đến là xã hội cho ta cuộc sống an yên, điều kiện để ta lớn tiếp xúc với mọi điều tốt. Và đặc biệt là công lao của thế hệ cha anh ta đã hi sinh trong quá khứ chiến tranh để đấu tranh và giữ gìn nền hòa bình cho dân tộc, cho ta cuộc sống bình yên như ngày hôm nay.

Chứng minh giá trị đạo lý biết ơn mà câu tục ngữ mang lại trong đời sống từ xưa đến nay:

Từ xưa con người đã biết ghi nhớ công ơn qua các truyền thống cúng giỗ tổ, cúng tạ ơn trời đất, làm các lễ tạ ơn các vị thần lập nước, lập làng.

Người xưa biết rằng đạo lý biết ơn là quý báu là cần thiết để lưu truyền lại cho thế hệ sau nên mới đúc kết qua các câu ca dao, tục ngữ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây,….

Ngày nay chúng ta vẫn giữ và phát huy truyền thống biết ơn đó qua việc chúng ta vẫn mày mò tìm cách đưa những giá trị đẹp đó đến thế hệ sau qua các bài dạy hay về lịch sử, về các câu tục ngữ hay của ông bà.

Chúng ta nên làm gì để thể hiện lòng biết ơn: việc nên làm có thể là từ những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày không có gì là lớn lao. Bạn chăm ngoan, nghe lời ba mẹ cũng là điều thể hiện lòng biết ơn với ba mẹ bạn rồi.

Xây dựng và phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp này ra xa hơn nữa.

Luôn có ý chí vươn lên, giữ gìn và có trách nhiệm với sự phát triển của quê hương, đất nước.

Nhắc nhở mọi người về trách nhiệm, nếu không có trách nhiệm bạn sẽ là người vô ơn, không phát triển.

Kết bài: Nêu lên bài học về lòng biết ơn một lần nữa, khẳng định giá trị sâu sắc mà câu tục ngữ mang lại. Nhắc lại một lần nữa về trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Sơ đồ tư duy

Chứng minh và giải thích câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" [Có bài văn mẫu] 2
Sơ đồ tư duy cho đề bài: Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – nguồn Internet

Kiến thức bổ sung: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì ?

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cho ta bài học về lòng biết ơn, chỉ khi có lòng biết ơn con người mới có trách nhiệm, mới có thể xây dựng và phát triển một xã hội tốt đẹp. Biết ơn là điều mà con người ta luôn luôn phải ghi nhớ, người ta cho bạn bạn phải nhớ để khi người ta khó khăn bạn nhớ về họ đã từng giúp mình mà bao bọc giúp họ và ngược lại. Ai cũng có thể cho và nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Bài văn mẫu Giải thích câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Với 12 bài văn mẫu dưới đây, được tổng hợp theo các ý cơ bản của dàn bài, chúng ta sẽ làm thành bài văn hoàn chỉnh để hiểu hơn về câu tục ngữ này một cách sâu sắc nhất bạn nhé. Hi vọng những bài văn mẫu này sẽ là sự tham khảo có ích cho bạn.

Bài văn mẫu 1

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ về lòng biết ơn, mang vẻ đẹp đạo đức trong hàng ngàn những câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam. Ca dao, tục ngữ vốn sinh ra chúng ta đã nghe truyền miệng lại, không xác định nó ra đời khi nào có thể thấy cái sự biết ơn được đề cao như thế nào trong cuộc sống người Việt. Ông bà luôn muốn thế hệ sau giữ gìn phát huy nét đẹp đạo đức đó, nhằm nhắc nhở chúng ta về quá khứ và lấy đó làm nền cho hiện tại, tương lai.

Khi những thước phim tài liệu về hai cuộc chiến tranh tàn khốc của dân thường được chiếu hay phát trên truyền hình có bao giờ bạn nghĩ tới ý nghĩa của nó là gì? Là nhắc nhở về một thời hào hùng, là muốn chúng ta nhìn về nó nhớ về những sự hi sinh đó một cách đầy biết ơn. Nhớ và biết đến sự hi sinh đôi khi là xương máu đổ xuống của cha ông để cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một phẩm cách đạo đức cần và luôn tồn tại trong mỗi cá nhân. Chúng ta là người được “ăn quả” thì luôn phải nhớ đến “người trồng cây” không phải là nhớ tên, tuổi mà là nhớ tới công sức, vất vả mà họ chăm bón để có được quả ngọt cho bạn. Điều đó không bắt buộc chúng ta nhưng nó thể hiện nhân cách của con người. Một người biết ơn, hiếu thảo, sẽ có tâm lương thiện, may mắn hạnh phúc sẽ đến.

Người trồng cây chỉ những người đã hi sinh, bỏ công sức, mồ hôi, tất cả cho ta một cuộc sống như bây giờ. Họ không bắt buộc chúng ta nhớ ơn ko có nghĩa là chúng ta quên ơn, mà càng cần phải ghi nhớ.

Biết ơn không phải là muốn chúng ta thể hiện hay làm gì đó lớn lao. Nó chỉ là dạy ta một trong muôn vàn cách làm người. Biết ơn ông bà, cha mẹ, anh em những người từng giúp đỡ mình. Nhớ tới những gì họ đã cho ta, ba mẹ cho ta cuộc sống, nuôi dưỡng ta trưởng thành, từng chén cơm, bát nước, lời chỉ dạy, tình yêu thương. Lớn hơn nữa là những người xung quanh bạn bè giúp đỡ lúc bình yên hay hoạn nạn, thầy cô giúp ta có được kiến thức vào đời, xã hội cho ta điều kiện để học tập, trải nghiệm trưởng thành. Chỉ cần nhớ và làm những điều không làm họ phiền muộn, phấn đấu thành công là được, họ không cần chúng ta quay lại để trả ơn hay gì. Đôi khi những câu hỏi thăm sức khoẻ, lời chúc cũng làm họ vui. Nó rất đơn giản nhưng lại rất dễ quên đi, bởi cuộc sống bận rộn, vòng quay cuộc đời mà những việc như thế dần mất đi.

Cứ tưởng tượng nếu bạn làm được một chiếc bánh, bạn mong muốn người đó thưởng thức bánh của mình và có muốn họ trả ơn bạn bằng cách cho bạn lại một chiếc khác hay không. Hay chỉ là mong nhận lại được câu khen ngon là vui rồi. Chúng ta giúp đỡ người khác chỉ vì muốn và thấy cần làm như thế. Trong cuộc sống chúng ta luôn phải nhìn về quá khứ không phải là để chúng ta bi luỵ mà nhìn về nó để biết ai là người cạnh bên lúc khó khăn, nhìn về đó để có bài học kinh nghiệm cho mình. Kẻ bội bạc, “ăn cháo đá bát”, phủ nhận công ơn của người khác bao giờ cũng nhận lại sự xa lánh, không hạnh phúc. Sống đúng với đạo đức giúp con người ta có cuộc sống thoải mái, trưởng thành. Chỉ sống có tình có nghĩa như vậy thì con cháu chúng ta sau này nó sẽ giữ gìn và tiếp nối đức tính tốt đẹp đó.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đạo đức tốt đẹp từ xưa cho đến nay, nên được giữ gìn và phát huy hơn nữa, để đời sau và nhiều thế hệ sau trở thành những người có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Bài văn mẫu 2

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong hàng vạn ý nghĩa đạo đức truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại. Người xưa muốn thông qua những câu tục ngữ như vậy dễ nhớ mà lại ẩn chứa bên trong ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nhắc nhở chúng ta về cách sống ân nghĩa thủy chung, sự đền đáp công ơn.

Đó là một lời dạy có ý nghĩa muôn đời, con người được hưởng hoa thơm hay ăn trái ngọt lúc đó là bạn đang hưởng kết quả của cả quá trình trồng và chăm cây đầy nhọc nhằn ở trước. Bạn đâu biết rằng quá trình đó đã lấy đi công sức của người trồng như thế nào?

Đọc thêm:  Cảm nhận về nhân vật chị Dậu lớp 8 Hay Nhất - VnDoc.com

Người được hưởng thành quả lao động phải nhớ người đã tạo ra thành quả đó, cho dù thành quả đó là nhỏ nhưng cũng là công sức người đó bỏ ra. Tất cả những giá trị vật chất hay tinh thần bạn đang hưởng ngày hôm nay là do công lao của những người đã đi trước xây dựng nên. Bạn đang được thành quả ngọt ngào ấy là mồ hôi, nước mắt công sức đôi khi là hi sinh tính mạng để có được.

Hạt cơm hàng ngày bạn ăn là người nông dân một nắng hai sương tạo ra, con cá con tôm hàng ngày là do ngư dân họ dầm mưa, phơi nắng lênh đênh biển khơi để bắt được, những chiếc áo bạn đang mặc là thành quả hàng giờ làm việc liên tiếp của những công nhân… tuy đó chỉ là những điều nhỏ nhoi nhưng nhớ và biết ơn đến họ để bạn cảm thấy có trách nhiệm để xây một xã hội với điều kiện tốt cho những người này. Còn rất nhiều điều nữa mà bạn luôn cần phải nhớ, chúng ta đi sau thừa hưởng thành quả sao lại quên đi khó khăn mà người đời trước đã đánh đổi để cho ta.

Một quá khứ đau khổ, sống trong áp bức bóc lột nếu không có sự hi sinh của những người lính thì chúng ta hẳn chẳng có cuộc sống tự do, ấm áp như ngày hôm nay.

Sống biết ơn, sống có nhớ ơn là đạo lý muôn đời chúng ta đừng bao giờ quên hay chỉ nhớ có lệ mà không thể hiện ra bằng hành động, đâu chỉ là nói suông cho có. Vậy làm gì để thể hiện lòng biết ơn ấy một cách đúng đắn?.

Như chúng ta biết mọi việc đều bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất, ở đây trước hết là bạn phải là người con ngoan của gia đình để thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục. Là một học trò chăm ngoan, nghe lời và ham học để trả ơn lại sự mong đợi của thầy cô, sự kì vọng của họ vào bạn. Là một người công dân tốt, thực hiện tốt pháp luật, quy định của nhà nước luôn là công dân gương mẫu để đáp lại những gì mà xã hội đã dành cho bạn.

Và ngoài ra bạn còn cần phải luôn mang ý thức trách nhiệm về việc bạn sẽ là người hưởng thành quả buộc bạn phải phát huy truyền thống đó ra hơn nữa.

Với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ẩn chứa bên trong là một giá trị đạo đức tốt đẹp cần phát triển để xây dựng một xã hội tốt đẹp, với những con người có trách nhiệm cao trong xã hội. Hãy luôn nhớ ơn người đã tạo ra quả ngọt cho bạn, nó là bài học bạn nên đem theo trong đời.

Bài văn mẫu 3

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ chứa trong đó là đạo lý sống ngàn đời của ông cha ta. Trong đó đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những đạo lý có giá trị lớn nhất. Nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, về nguồn cội, về sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước, về cách sống cách làm người.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ý nghĩa mà câu tục ngữ đem đến là lối sống tốt đẹp cho bạn cho những thế hệ sau và sau nữa. Nhắc nhở bạn rằng công ơn những người đã hi sinh, đã bỏ công tạo ra những thành quả cho bạn ngày hôm nay họ đã hi vọng về một cuộc sống tươi đẹp cho thế hệ sau, họ hi sinh không cần nghĩ ngợi, họ mạnh mẽ vượt khó khăn, họ không than trách hay muốn nhận lại sự đền ơn hay bất cứ điều gì. Bởi vậy bạn không thể nào mà quên đi sự hi sinh đó, vì bạn hãy nghĩ rằng việc biết ơn và nhớ về họ là tự tâm thức chúng ta, ai mà bắt buộc nhưng nó là điều tối thiểu để là một người có ích.

Lòng biết ơn ấy được nhắc đến trong mọi trường hợp từ nhỏ đến lớn: bưng bát cơm ăn hàng ngày bạn phải nhớ đến sự vất vả, lam lũ của người nông dân, cầm tấm bằng đại học trên tay bạn phải nhớ công của thầy cô cho bạn kiến thức, công nuôi ăn học của cha mẹ, mặc chiếc áo đẹp bạn phải nhớ công người làm ra nó,… mọi thứ đều là sự hi sinh để có được thành quả.

Lòng biết ơn được đặt lên hàng đầu bởi đó là tình cảm thiêng liêng của con người, tạo ra những hành động tốt đẹp của con người. Con người đối xử với nhau biết trước, biết sau mà cố gắng hoàn thiện bản thân, thay đổi để tốt đẹp.

Chúng ta có thể hình dung và chiêm nghiệm lại đạo lý này qua truyền thống thờ cúng của gia đình. Vào mỗi dịp nào đó có thể là lễ tết bàn thờ lúc nào cũng được chăm chút một cách kĩ lưỡng là để tưởng nhớ về ông bà chúng ta, là để đời sau nhớ về họ, nhớ về dòng họ nguồn cội của bản thân mà tự hào về gia đình. Đó là sự liên kết vô hình giữa các thế hệ với nhau mà không gì chối bỏ hay cắt đứt được.

Cuộc sống ngày hôm nay bạn đang sống là những gì mà thế hệ cha anh đi trước đã đánh đổi cả mạng sống để giành được. Là công của những người lãnh đạo tài ba, là sự hi sinh của những người lính. Bạn quên đi công sức của họ là bạn đang chối bỏ quá khứ, chối bỏ nguồn cội của mình, chối bỏ những gì tốt đẹp của con người. Làm sao để là một người thực hiện trọn vẹn đạo lý biết ơn ấy. Rất đơn giản là bạn hãy trở thành những người con ngoan, hiếu học, trở thành công dân tốt của xã hội của đất nước.

Bài học mà câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đem lại cho bạn có giá trị hơn cả những gì giá trị nhất trên đời này. Đó là nền tảng để bạn trở thành một người có trách nhiệm và thanh công hơn cả. Sống phải biết trước, biết sau mà cố gắng hoàn thiện bản thân. Văn học Việt Nam luôn chứa đựng những giá trị con người một cách hoàn thiện, trau dồi hiểu biết để phát triển hơn nữa.

Bài văn mẫu 4

Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc Việt Nam là đại diện cho một nền lịch sử ngàn đời giàu truyền thống văn hóa và đạo lí tốt đẹp. Trong đó đạo lý biết ơn được nhắc đến đầu tiên qua các câu ca dao như: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn; … cái truyền thống nhắc nhở về lòng biết ơn luôn đáng được trân trọng và phát huy hơn nữa.

Ca dao, tục ngữ là nghệ thuật văn học đặc trưng của người Việt, nó làm cho người đọc dễ nhớ, dễ hiểu bởi sự ngắn gọn, súc tích, mà hàm chứa trong đó là cả một giá trị to lớn. Chúng ta sẽ thường thấy những hình ảnh khá gần gũi, quen thuộc và rất thực trong từng câu, điển hình như câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hình ảnh “Ăn quả”, “trồng cây” ở đây nghĩa đen của câu chính là nhắc chúng ta khi ăn quả ngọt, cần nhớ đến người đã có công trồng và chăm bón để nó trưởng thành cho quả như ngày hôm nay.

Ẩn bên trong hàm nghĩa của “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn sâu sắc của con người, một truyền thống chứa đầy giá trị nhân văn. Lòng biết ơn tại sao cần nhắc nhở? Đó chính là vì biết ơn vốn là bản tính con người, không một điều gì ép buộc kể cả pháp luật không thể ép người ta phải thể hiện lòng biết ơn. Lòng biết ơn chỉ có thể được giáo dục, truyền từ đời này sang đời khác để cố gắng khơi dậy cái truyền thống văn hóa tốt đẹp này mà thôi.

Để thể hiện lòng biết ơn chúng ta không cần phải làm gì nhiều hay to lớn, chỉ cần là một người con ngoan, trò giỏi của ba mẹ, của thầy cô vậy là đã thể hiện lòng biết ơn với công nuôi nấng, sinh thành, dạy dỗ chúng ta. Và xa hơn nữa là phấn đấu xây dựng quê hương đất nước để thể hiện điều đó. Biết ơn chính là nền tảng của trách nhiệm, có trách nhiệm bạn sẽ nỗ lực, phấn đấu vì tất cả để trở thành người có trách nhiệm với mọi thứ.

Kho tàng văn học Việt Nam chứa trong đó biết bao nhiêu điều tốt đẹp và câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chỉ là một điển hình. Dân tộc Việt là một dân tộc đầy tình yêu thương, sự gắn bó, đạo lý làm người tốt đẹp, một dân tộc với lịch sử hào hùng bởi những chiến công hiển hách đánh bại giặc đô hộ, giặc ngoại xâm để ta có được hòa bình như ngày hôm nay. Bạn không nên quên đi công lao những người đã hi sinh cho bạn ngày hôm nay, mà hãy nhớ và khắc khi tiếp bước họ xây dựng quê hương đất nước.

Một quả ngọt hay một thành quả ngọt lúc nào cũng đạt được sau một quá trình đầy khó khăn, chông gai, bạn hưởng nó mà không gặp phải điều gì thì nên nhớ có những người đã hi sinh cho bạn rất nhiều. Những hoạt động mang tính biết ơn vẫn đang được phổ biến và lan tỏa trong cộng đồng rất lớn như: Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; hoạt động thắp hương ngày 27/7, hoạt động giỗ tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch, … đem đến giá trị nhân đạo và giáo dục rất lớn.

Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa của truyền thống biết ơn, nhắc nhở về một lối sống biết cội, biết nguồn. Đồng thời cũng cho chúng ta bài học về làm người, bài học về sự tôn trọng lịch sử, bài học về lối sống tốt đẹp buộc chúng ta sẽ phải tự ghi nhớ và thể hiện chúng. Biết ơn chính là một điều cơ bản để đánh giá sự trưởng thành của một con người.

Bài văn mẫu 5

Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là sống trọng ân nghĩa, thủy chung sắc son với người, biết ơn những người đi trước. Đạo lý làm người đầy tốt đẹp này đã được chứng minh và theo con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ thời mới lập nước đến ngày nay. Và trong đó câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã phản ánh một cách đầy đủ và chân thực nhất điều tốt đẹp ấy.

Với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bạn có thể hiểu đơn giản là khi bạn ăn một quả, bạn phải nhớ đến người đã trồng cây để nó ra hoa, kết quả cho bạn ăn như ngày hôm nay. Rất khó hiểu và bạn không ngừng hỏi tại sao phải nhớ người trồng cây? Ai biết người trồng cây là ai? Nhưng đó chỉ là nghệ thuật trừu tượng để ẩn chứa giá trị sâu sắc bên trong mà thôi.

Ý nghĩa đằng sau câu tục ngữ này là nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, sống có tình có nghĩa, trân trọng ân tình, đừng vô ơn trước những gì bạn đang được hưởng. Ngày hôm nay bạn đang tồn tại trên thế giới này với cuộc sống hòa bình là phía trước đã có hàng nghìn người bỏ công lao ra xây dựng, đã hi sinh tất cả cho nền hòa bình đang đang được hưởng. Hay đơn giản là từng hạt cơm bạn đang ăn là sự vất vả của người nông dân một nắng hai sương làm ra. Đôi khi chúng ta vô tình trở thành người vô ơn vì bạn cứ nghĩ thể hiện lòng biết ơn là làm gì thật to lớn, chứ nhỏ nhặt thì làm gì, điều đó là sai hoàn toàn bạn nhé. Công sinh thành của ba mẹ, dạy dỗ của thầy cô trên trường, một xã hội yên bình của những lực lượng bảo vệ xã hội,… bạn hãy trở thành đứa con ngoan, trò giỏi, chăm chỉ, cố gắng phấn đấu trở thành công dân tốt là bạn đã thể hiện lòng biết ơn với họ rồi.

Câu tục ngữ mang giá trị triết lý nhân văn sâu sắc, nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm người, về lòng biết ơn, trân trọng những gì đang có. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý làm người đầu tiên của con người, là bài học quý báu từ thời ông bà ta đã để lại cho chúng ta đến ngày nay, chúng ta phải có trách nhiệm ghi nhớ và phát triển hơn nữa cái giá trị sâu sắc này.

Đọc thêm:  Phân tích đoạn 1 Tây Tiến cực hay (18 Mẫu) - Download.vn

Bài văn mẫu 6

Người sống có đạo đức bao giờ cũng được người khác yêu quý và tôn trọng bởi vì sao? Đó là bởi đạo đức là phạm trù cơ bản để đánh giá một con người, mà đạo đức bao gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó là lòng biết ơn. Biết ơn những người đã tạo ra quả ngọt cho mình như ngày hôm nay, đạo lý này được thể hiện rõ nhất qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Hạnh phúc ngày hôm nay tựa như một loại “quả ngọt” chín mọng mà trải qua thời gian, công sức, mồ hôi, sự chịu khó của người trồng, vun đắp cho nó mà có. Bạn ăn quả ngọt bạn phải nhớ đến người đã trồng nó là ý nghĩa đầu tiên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” gợi nhắc cho bạn. Ý nghĩa xa hơn đó chính là khắc ghi sự hi sinh, công sức của những người đã tạo ra thành quả cho bạn như ngày hôm nay được hưởng thụ. Để nhắc một cách tinh tế rằng bạn đừng mãi ngủ mê và hưởng thụ mà không biết có khó nhọc đằng sau, đó cũng như là bài học đắt giá cho cuộc đời sau này của bạn.

Mọi thành quả bạn đang hưởng thụ có công của chính những người thân của bạn, đó là ba mẹ, là anh chị, là cô chú, là ông bà, … họ đã sinh thành, nuôi dưỡng bạn từ khi vừa lọt lòng đến ngày hôm nay, vậy bạn đã trả ơn họ như thế nào. Bạn đừng nghĩ rằng chúng ta phải làm gì đó thật cao siêu mới thể hiện lòng biết ơn với họ, bởi họ đâu có nghĩ cho bạn điều gì sẽ mong nhận lại, họ chỉ cần bạn học hành thật giỏi, chăm ngoan và là trò giỏi để sau này trở thành người tốt trong xã hội mà thôi.

Truyền thống biết ơn là truyền thống quý giá về đạo làm người mà nhân dân ta đã biết lưu giữ và truyền lại nhắc nhở cho thế hệ sau truyền thống tốt đẹp ấy. Chúng ta có thể thấy mọi giá trị nhân văn triết lý đó rõ qua kho tàng ca dao, tục ngữ của dân ta. Và thực sự cái đạo lý này đã và đang được lan tỏa trên khắp mọi nơi điển hình là: tri ân thầy cô giáo 20/10, ngày thương binh- liệt sĩ 27/7 rất nhiều hoạt động được thực hiện vào những ngày này, tuy nó không kéo dài nhưng có ý nghĩa lớn lao. Nhắc nhở về cách chúng ta thể hiện sự biết ơn, nhắc nhớ chúng ta về công lao của những bậc tiền bối, bậc cha anh đã anh dũng hi sinh cho ta cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay.

Một giá trị đẹp con người ta luôn sẽ giữ gìn và phát huy hơn nữa, chúng ta có thể thấy minh chứng của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được truyền từ thời này sang thời khác chỉ qua những vần thơ dễ nhớ, những câu giải thích giản đơn, bởi vì nó là phẩm chất đẹp của con người, chỉ cần là người có tâm tính tốt họ sẽ biết cội, biết nguồn của mình ở đâu.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ mang ý nghĩa thâm thúy về đạo làm người, về kinh nghiệm sống, về tình cảm thiêng liêng giữa con người với nhau. Như lời nhắc nhở khéo léo về đạo lý làm người mà bạn được thế hệ đi trước để lại.

Bài văn mẫu 7

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu tục ngữ chứa đựng trong đó là nền văn hóa, truyền thống biết ơn cao đẹp của dân tộc Việt. Biết ơn là tình cảm thiêng liêng và quý báu giữa người với người, là cách đối nhân xử thế cần có ở từng người.

“Ăn quả” là từ ẩn trong đó nghĩa là những thành quả bao gồm cuộc sống, điều kiện để phát triển, sự yêu thương của mọi người. Khuyên răn con người một cách nhẹ nhàng nhưng thâm sâu là đừng trở thành một người vô ơn, chỉ biết hưởng thụ mà không nhìn nhận xung quanh. Trên đời này không ai thích kẻ chỉ biết ăn mà không biết công người làm. Mọi thứ trên đời kể cả cuộc sống của bạn cũng chính là ba mẹ, là ông bà, là anh chị em, là xã hội cho bạn. Bạn nên biết đến công lao của họ mà luôn khắc nhớ và hướng đến một hành động thể hiện sự biết ơn, trách nhiệm trả ơn họ trong con người bạn.

Dân tộc Việt đứng dậy từ một nước bị đô hộ và giặc ngoại xâm gây bao đau thương chỉ muốn kìm hãm chúng ta, nhưng thế hệ cha anh đi trước đã dũng cảm mà quét sạch quân thù đem đến sự tự do cho chúng ta như ngày hôm nay. Họ đã hi sinh nằm xuống dưới lớp đất mà hằng ngày chúng ta đi trên đường, chúng ta đùa giỡn trên mảnh đất đau thương mà đầy hi vọng đó. Ông cha ta luôn nhắc nhở thế hệ sau này về lòng biết ơn để có niềm tự hào về quá khứ hào hùng một thời, có động lực để phát triển hơn nữa quê hương của mình.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ăn quả rồi có bao giờ bạn nghĩ chúng ta sẽ trả ơn họ như thế nào? Đơn giản là bạn cần trở thành một người có ích cho xã hội, mà việc đầu tiên là phải học thật giỏi, không ngừng rèn luyện và cố gắng thay đổi bản thân thay đổi xã hội. Thời chiến tranh bao gian khó người ta còn vượt lên được thì ngày hôm nay bạn phải như vậy, phải tiếp nối cha anh mà xây dựng quê hương, đất nước, đó là thể hiện lòng biết ơn những thế hệ đã hi sinh cho ngày hôm nay tươi đẹp.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm người, về lòng biết ơn, về truyền thống quý báu của dân tộc trải qua ngàn đời lịch sử không mai một như này. Chúng ta thế hệ sau phải thực sự cố gắng hơn nữa vì một tương lai tươi đẹp hơn.

Bài văn mẫu 8

Chúng ta bắt đầu học được cách làm người, cách yêu thương con người với nhau qua từng lời hát ru, qua từng câu ca dao, tục ngữ quen thuộc mà bà, mẹ chúng ta hay ngân nga. Trong đó có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”,… là đạo lý cơ bản ngay từ nhỏ chúng ta đã được dạy. Biết ơn là điều đơn giản nhất bạn cần nhớ để nên người.

Quả ở đây là thành phần của cây mà người trồng cây mong muốn và ngóng chờ nhất. Bạn ăn được quả có nghĩa là bạn đã hưởng được điều mà người ra đang trông ngóng sau thời gian dài vất vả, khó khăn chăm nom. Người ta đã dành cho bạn điều ngọt ngào nhất vậy tại sao bạn lại quên ơn họ. Hãy nhớ ơn những người đã cho bạn và có dịp hãy trả lại họ, tuy điều đó là không bắt buộc.

Kẻ trồng cây hay người tạo ra thành quả để bạn nhận được đó không hề buộc bạn phải nhớ hay phải trả lại, bởi họ cho đi bằng cái tâm của mình.

Hàng năm chúng ta vẫn có những hoạt động mang tính tưởng nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống như ngày nay như ngày: 27/7 ngày tưởng nhớ các anh hùng, thương binh liệt sĩ, những người đã hi sinh cho một đất nước thống nhất và hoà bình như ngày hôm nay; ngày 27/2 dành cho các vị thầy thuốc dành cả đời của mình bảo vệ sức khoẻ cho con người; ngày 20/11 dành cho những người thầy lái đò đưa thế hệ sau đến với thành công. Nhớ ơn là thể hiện bằng những hành động dù là nhỏ cũng có ý nghĩa hơn là bạn chỉ nói cho ngắn gọn.

Truyền thống nhớ ơn ngàn đời được truyền mãi cho thế hệ mai sau bằng nhiều cách thức khác nhau, và nhiều nhất là qua kho tàng văn học ca dao, tục ngữ muôn màu. Bạn hãy trân trọng những giá trị vô hình đó và không ngừng nỗ lực, rèn luyện vì một tương lai mới hơn.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hay “Uống nước nhớ nguồn” mãi là truyền thống quý báu, là tài sản quý giá nhất mà ông bà, cha mẹ đã dành cho bạn.

Bài văn mẫu 9

Tinh thần yêu nước, sự hiếu thảo, lòng thủy chung sắc son… luôn là những thứ tình cảm cao đẹp của con người, lòng biết ơn là một trong những tình cảm cao đẹp, thiêng liêng cần giữ gìn. Và lòng biết ơn ấy đã mãi in sâu và trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam thông qua chùm ca dao, tục ngữ hay trong đó có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ là lời khuyên răn cho chúng ta bài học đạo đức về đạo làm người. Hình ảnh đơn giản để chúng ta hiểu một cách thuần tuý nhưng nhớ lâu hơn, người ta ăn quả nghĩa là những thành quả đã được làm ra, quả ngọt, quả thơm. Nhớ người trồng cây là nhớ người đã bỏ công chăm sóc, vun vén từng chút một nâng niu từng cái lá, từng nhành hoa từ khi mới ra, đó là cả quá trình, sự vất vả. Ở đây mở rộng nghĩa ra đó chính là nhắc nhở, khơi dậy lòng biết ơn công sức của người tạo ra thành quả cho ta được hưởng.

Mang giá trị giáo dục con người về lòng biết ơn, sự tự hào, ghi nhớ công ơn ngàn đời để sau này còn lưu lại cho nhiều thế hệ sau nữa. Câu tục ngữ như bài học đầu tiên cho đạo làm người. “Ăn quả” đâu chỉ là ngồi hưởng ngọt hưởng thơm mà còn phải biết là để có nó con người ta đã vất vả như thế nào, để chúng ta không chỉ nằm trên hưởng thụ mà còn biết quý trọng những gì ta đang có.

Chúng ta được sinh ra là nhờ công ơn sinh thành của cha mẹ, chúng ta biết kiến thức là công dạy dỗ của thầy cô,…chúng ta sống trong nền hoà bình như ngày hôm nay là sự hi sinh, chiến đấu dũng cảm của những vị anh hùng, liệt sĩ. Ngày hôm nay bạn phải nhớ về điều đó để không bao giờ lùi bước trước khó khăn, tiến về phía trước. Nhìn về họ để bạn có động lực nhiều hơn trên con đường mình chọn.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong hàng vạn câu ca dao, tục ngữ mãi là tài sản vô hình mà vô giá cho chúng ta và thế hệ sau này. Đừng trở thành một người vô ơn trước những thứ bạn đang hưởng.

Bài văn mẫu 10

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, hiện đại với đầy đủ điều kiện để phát triển như ngày hôm nay, bạn có nghĩ đến để có được điều đó những ai đã hi sinh và giữ lấy hay không? Đúng như vậy có hàng triệu người đã hi sinh để giành lại tự do, giành lại chủ quyền của chúng ta, ngày hôm nay bạn đang hưởng được thành quả đó. Tôi sẽ cho các bạn biết một câu tục ngữ có triết lý sâu sắc về lòng biết ơn phổ biến “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Tại sao lại là ăn quả, vì đơn giản quả là kết tinh cuối cùng của cây, quả ngọt thơm chỉ còn hưởng thụ nó nữa là xong, sau ngần ấy thời gian quả đã có, công sức chăm bón đã có kết quả. Tại sao lại phải nhớ kẻ trồng cây? Là vì có trồng, có chăm cây mới sống và cho quả như này được, đâu phải tự cây ra quả đâu.

Hình ảnh tuy đơn giản nhưng chứa đựng trong đó là cả một giá trị nhân văn sâu sắc. Nhắc nhở con người ta về đạo lí nhớ ơn, về cách làm người. Những người được hưởng thụ phải biết công ơn người tạo ra thành quả đó, dù ít hay nhiều chúng ta đang được hưởng cái công sức người ta bỏ ra nên phải quý trọng. Nhắc nhở hay lớn hơn nữa là răn dạy chúng ta về cách sống, cách ứng xử với quá khứ, với công sức, với những giá trị tốt đẹp của con người.

Đọc thêm:  Dàn ý hình tượng người lái đò sông Đà chi tiết nhất (10 Mẫu) - Văn 12

Cái truyền thống nhớ ơn ấy đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân ta từ lâu đời. Biết ơn trời đất đã cho ta mưa thuận gió hoà để làm ăn nên các lễ hội tạ ơn trời đất vẫn diễn ra hằng năm như: lễ hội lên, xuống đồng; lễ hội giỗ tổ Hùng Vương vào tháng 3 hằng năm;… hay đơn giản là ngày lễ tết chúng ta cùng nhau thắp hương, làm mâm cơm cúng ông bà. Mỗi dịp như vậy như nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, nhớ về tổ tiên, biết ơn và không ngừng cố gắng để đáp lại sự hi vọng cũng như thể hiện lòng trân trọng sự hi sinh.

Thể hiện lòng biết ơn như thế nào mới đúng? Đó là câu hỏi dễ trả lời nhưng hành động thì khó khăn hơn cả. Miệng nói nhưng không hành động thì cũng vô nghĩa mà thôi. Bạn phải trở thành một người tài trí trong tương lai, ít nhất là người công dân tốt của xã hội, yêu thương kính trọng cha mẹ và người xung quanh vậy là đã thể hiện tốt truyền thống và lời dạy của bậc đi trước rồi.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ có giá trị triết lý nhân sinh cao cả, hay nhớ rằng mọi thứ có được đều trải qua quá trình khó khăn và mệt nhọc, bạn hưởng quả ngọt thì đừng quên đi công người ta trồng và chăm cây.

Bài văn mẫu 11

Những truyền thống tốt đẹp về đạo làm người được truyền lại bao đời qua những câu ca dao, tục ngữ, lời ru từ khi chúng ta mới lọt lòng đã nghe từ người bà, người mẹ. Nó cho toàn ta những triết lý làm người, dạy ta sống một cách hiền hòa nhất. Trong đó đạo lý đầu tiên mà bạn biết đó là lòng biết ơn, qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Biết ơn là gì mà nó được đặt đầu tiên trong vô vàn những giá trị tốt đẹp khác?

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có thể là câu tục ngữ mang hàm ý trọn vẹn nhất để dạy chúng ta về lòng biết ơn. Nhận ơn là phải nhớ và có dịp sẽ trả. Biết ơn là biết và nhớ đến công lao của người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần bạn đang được hưởng, là tiếp nối họ xây dựng nên những thành tựu khác cho thế hệ đi sau.

Hàm ý rằng mọi thứ trên đời đều có giá trị nhất định, bạn quý nó là đang coi trọng những người làm ra nó, là nhớ đến những sự vất vả, khổ cực đã bỏ ra để tạo nên quả ngọt hay thành quả cho bạn ngày nay.

Người biết ơn sẽ luôn có tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Vì chính lòng biết ơn chính là mấu chốt để tạo ra những hoạt động đẹp. Có biết ơn con người ta mới thấy quý tất cả mọi thứ, mới có ý thức bảo vệ những giá trị này, có sự phấn đấu để trở thành người tốt.

Với tuổi trẻ để thể hiện lòng biết ơn có lẽ là chăm chỉ học hành, rèn luyện, yêu thương mọi người xung quanh, không ngừng học hỏi. Bạn làm được những điều đó là bạn đã thực hiện tốt trách nhiệm thể hiện lòng biết ơn của mình với ba mẹ, thầy cô, bạn bè.

Ngày hôm nay bạn sống trong thoải mái tự do là chính nhờ những vị anh hùng lịch sử trước kia đã không sợ mưa bom, bão đạn mà đấu tranh giữ gìn được nên mới có ngày 27/7 để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn vào các hoạt động dành cho anh hùng, thương binh, liệt sĩ. Ngày hôm nay bạn và xã hội khoẻ mạnh đó chính là nhờ những người trong y học, bạn đến trường là nhờ thầy cô dạy kiến thức cho bạn.

Lòng biết ơn hiện hữu mọi nơi là cần thiết, chỉ có lòng biết ơn mới làm con người ta nhớ về nguồn về cội, nhớ về cha ông tổ tiên ngàn đời mà sống có kỷ cương, có tôn ti hơn. Ơn nghĩa có thể trả hoặc không đều đó không bắt buộc, chỉ cần ghi nhớ những lúc khó khăn họ đã giúp ta, đã vượt qua như thế nào cho ta thành quả để hưởng, chỉ có vậy bạn mới có thể sống an yên hơn.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” một lần nữa nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, dạy chúng ta bài học sâu sắc đáng được lưu truyền. Nhân dân Việt Nam có thể tự hào về vốn ca dao, tục ngữ chỉ của người Việt có được.

Bài văn mẫu 12

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn,… hai câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc và giá trị về lòng biết ơn chúng ta thường được dạy. Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã có ý niệm là phải nhắc nhở và răng dạy con cháu về sự tự hào, về cội về nguồn, để chúng nhớ về những hi sinh, công lao gầy dựng nên cuộc sống bây giờ của ông bà ta ngày trước .

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” một câu tục ngữ đơn giản, ngắn gọn súc tích nhưng chứa trong đó là giá trị sống cơ bản của con người. Từ xưa cha ông đã biết và hiểu rõ đạo lý này, nên đã lưu giữ gói ghém lưu lại cho chúng ta biết như hôm nay. Câu nói phản ánh chân thật nhất giá trị sống trọng ân nghĩa, thuỷ chung sắc son trong mối quan hệ con người với nhau. “Ăn quả” cầm trên tay quả ngọt thanh mát, hưởng thụ nó lúc vui vẻ nhất thì bạn nên nghĩ để có được nó người ta đã bỏ bao công sức trồng và chăm từng chiếc lá. Ở đây không đơn thuần là nói về việc ăn một loại trái cây nhớ về nguồn gốc của nó mà là hình tượng gợi nhắc chúng ta về lòng biết ơn. Lòng biết ơn với những hi sinh, sự cống hiến, công sức lao động của mọi người để cho bạn thành quả.

Biết ơn ở đây là nhớ ơn và hiểu, biết mình cần làm gì chứ không phải chỉ là nhớ suông. Thể hiện lòng biết ơn là quan trọng hơn cả, nói như vậy không phải là buộc bạn phải trả ơn hay gì mà là nhắc bạn cách sống, sống có cho và nhận không chỉ nhận rồi hưởng thụ để vô tình làm mình trở nên thực dụng, ích kỹ.

Những người đầu tiên bạn cần thể hiện lòng biết ơn của mình đó chính là ông bà, cha mẹ cái công ơn sinh thành, dưỡng dục nó to lớn lắm bạn ơi, vâng lời là đứa con ngoan, chăm chỉ học hành, trưởng thành một cách tốt nhất là điều mà họ hi vọng ở bạn. Tiếp đến là thầy cô giáo, người cho bạn sự tận tình, cho bạn kiến thức vào đời, cố gắng học hành, rèn luyện để học tốt hơn là điều tốt nhất trả ơn.

Xã hội luôn có những ngày quan trọng để tất cả chúng ta nghĩ về quá khứ, nhớ và thể hiện lòng tôn kính với những người đã hi sinh cho ta cuộc sống như ngày hôm nay: 27/7 ngày thương binh, liệt sĩ cho chúng ta cơ hội được thắp nén nhang nhớ về những chiến công, sự hi sinh xương máu của họ. Hay ngày 27/2 ngày tôn vinh thầy thuốc Việt Nam, những người dành cả tuổi trẻ để ở tuyến đầu bảo vệ sự sống, sức khỏe cho con người,….

Truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mãi là truyền thống đẹp, cao quý để ta học hỏi và phát huy hơn nữa. Mọi thành quả đều từ khó khăn, gian khó mà ra không phải tự nhiên có được nên biết trân trọng và quý nó, bởi nó có thể được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức, đôi khi là máu thịt mà có được.

Là một người con của dân tộc giàu nhân nghĩa bạn hãy rèn luyện, phấn đấu không ngừng để xây dựng quê hương, đất nước để không phụ lòng những người đi trước đã bỏ công giành lại cho chúng ra tất cả những thứ tốt đẹp.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hưởng thụ thành quả nhớ ơn người làm. Mọi thành quả không tự nhiên có được, đừng chỉ biết đến bản thân mà không nhìn lại người khác. Sống ích kỹ chỉ biết mình sẽ chẳng thành công mãi đâu bạn. Ông bà chúng ta luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ sau, nên chúng ta phải biết quý trọng và phát triển chúng tốt hơn nữa.

Những câu nói hay về lòng biết ơn

Những câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa tương tự như: “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”, ….

Mỗi câu ca dao, tục ngữ luôn ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống, là những người thầy cho chúng ta bài học, dạy chúng ta cái chữ, cái nghĩa, là cội nguồn tổ tiên hay gốc tích của mình để có sự tự hào về thế hệ đi trước. Và để từ đó khéo léo nhắc nhở, răn đe những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn.

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh.”

Câu này mang một ý nghĩa với hình ảnh cụ thể là cơm, áo, chữ những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống, là điều kiện cơ bản cho chúng ta trưởng thành, dường như ai cũng được hưởng nhưng không ai quan trọng tới nó và coi đó là lẽ tự nhiên do cha, mẹ, thầy chúng ta thực hiện tách nhiệm mà thôi. Bạn phải biết rằng mọi thứ từ cơ bản đến cao sang hơn đều bắt nguồn từ những thứ này hay chúng ta lớn lên và trưởng thành là nhờ công ơn của ba, mẹ và những người thầy dạy ta nên người.

Khuyên nhủ chúng ta cố gắng học hành để không phụ lòng những người đã nuôi nấng dạy dỗ. Cha mẹ là người đầu tiên chúng ta luôn phải ghi nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục.

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”

Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo, tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu cái chữ. Ngày nay đôi khi ý nghĩa của những bậc đi trước bị hiểu sai, nó trở thành cái xấu, tiêu cực hối lộ, làm lệch lạc bản chất vốn đẹp đẽ về lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Nhưng một điều mãi mãi tồn tại chính là sự tôn trọng, công ơn của những người thầy dẫn dắt từng lớp học trò qua tháng năm. Tình thầy trò luôn đẹp không thể bị bôi xấu bởi một vài trường hợp cá biệt.

“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”- ca dao, tục ngữ Việt Nam.

Việt Nam là cái nôi của ca dao, tục ngữ, chứa đựng trong đó là những kinh nghiệm sống, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn. Là cách dạy dễ hiểu và dễ nhớ nhất mà người Việt dùng để đúc kết, lưu giữ và dạy cho những thế hệ sau. Được sinh ra trong cái nôi nghệ thuật ấy, được học nó ta cũng phải nhớ tới những người đi trước.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn là câu tục ngữ thể hiện hoàn chỉnh nhất đạo làm người, dạy chúng ta về lòng biết ơn, một trong những phẩm chất cao đẹp của con người, là một phần của kho tàng ca dao, tục ngữ có giá trị nhân văn thế giới của người Việt. Bạn hãy cố gắng hơn nữa và phát huy những giá trị truyền thống này để giúp những tinh hoa của dân tộc được truyền qua nhiều thế hệ sau nữa.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button