Giáo án bài Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm soạn theo phương pháp
Soạn bài Đất nước ,SGK Ngữ văn 12. Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Giáo án chuẩn cáu trúc 2018Tiết 27: Đọc văn:
ĐẤT NƯỚC
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
Nguyễn Khoa Điềm MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.- Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
- Kĩ năng
– Đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
- Thái độ
Nhận thức về tình yêu đất nước của các nhà thơ thời chống Mĩ, rút ra bài học về lòng yêu nước.
- Năng lực
Phát triển năng lực cho HS như: Giao tiếp Tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mĩ, tự học và thực hành ứng dụng.
- Phẩm chất
Hình thành cho HS những phẩm chất như: Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. PHƯƠNG TIỆN– GV: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.- HS: SGK, vở soạn, vở ghi bài. PHƯƠNG PHÁP– Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề.- Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC* Định hướng: Đối với lớp 12a5 và 12a6 dạy các bước 1,2,3 Hoạt động khởi động Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ– Thế nào là phát biểu theo chủ đề?- Muốn phát biểu theo chủ đề, ta phải chuẩn bị những gì? Bài mớiThơ ca giai đoạn 1945 – 1975 có nhiều sáng tác đặc sắc về đề tài Đất Nước, như Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?(Chế Lan Viên)… Các sáng tác trên có sức sống lâu bền bởi những đóng góp độc đáo. Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng có một đóng góp đặc sắc. Đó là cái nhìn mới mẻ của tác giả về ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa,… Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạtNăng lực* Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: – Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về Nguyễn Khoa Điềm. – Dựa vào phần Tiểu dẫn, giới thiệu đôi nét về trường ca Mặt đường khát vọng? – Dựa vào phần Tiểu dẫn, giới thiệu đôi nét về xuất xứ và nêu giá trị của đoạn trích? – Hãy chia bố cục của văn bản?* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụHọc sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi* Bước 3: Thảo luận, nhận xétGiáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét.* Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức* Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.* Hướng dẫn HS tìm hiểu Phần 1 văn bản* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: – Những câu thơ mở đầu đoạn trích Đất Nước cũng là những câu trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước có từ bao giờ?”. Theo anh (chị) nhà thơ đã trả lời câu hỏi đó như thế nào? Đâu là điểm mới trong cách tìm về cội nguồn đất nước của Nguyễn Khoa Điềm? – Tiếp tục mạch chính luận – trữ tình, Nguyễn Khoa Điềm đã tự đặt ra và trả lời câu hỏi: “Đất Nước là gì?” như thế nào? – Cũng giống như nhiều nhà thơ khác, Nguyễn Khoa Điềm đã không thể không nói tới các phương diện địa lí, lịch sử (không gian, thời gian) của đất nước. Nhưng cách nhìn của nhà thơ có gì khác lạ, độc đáo mà vẫn nhất quán với đoạn thơ trước đó? – Từ những cảm nghĩ trên về đất nước, tác giả đã đi đến những suy ngẫm như thế nào về trách nhiệm của mỗi cá nhân: “Em ơi em… Làm nên đất nước muôn đời”? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụHọc sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi* Bước 3: Thảo luận, nhận xétGiáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét.* Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.- Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.2. Tác phẩm– Trường ca Mặt đường khát vọng hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.- Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước.- Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài Đất Nước trong thơ Việt Nam hiện đại.3. Bố cục: 2 phần- Phần 1: Từ đầu đến Làm nên Đất Nước muôn đời: Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.- Phần 2: Còn lại: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”II. Đọc – hiểu văn bản1. Phần 1: Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước * Tác giả chọn những hình ảnh tự nhiên và bình dị để cảm nhận về Đất nướcKhi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi…Đất Nước có từ ngày đó…”- Đất nước rất thân thuộc, gần gũi. Đất Nước được cảm nhận qua những gì hết sức đơn sơ: câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu của bà, ngôi nhà mình ở, hạt gạo ta ăn,…- Lịch sử lâu đời của đất nước được cắt nghĩa không bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các sự kiện lịch sử mà bằng những câu thơ gợi nhớ đến các truyền thuyết xa xưa: Trầu cau, Thánh Gióng,… đến nền văn minh lúa nước (Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng) cùng những phong tục tập quán riêng biệt có từ lâu đời (Tóc mẹ thì bới sau đầu),…* Nhận xét: Đất nước được cảm nhận ở chiều sâu văn hoá và lịch sử.b. Đất nước là sự thống nhất hài hòa quyện không thể tách rời giữa các phương diện không gian – địa lí và thời gian – lịch sử. (10’)- Nhà thơ đã tách từ Đất Nước thành Đất và Nước rồi lại hợp nhất trong một chỉnh thể thống nhất hài hòa. Cứ thế, tách ra rồi hợp lại, hợp lại rồi tách ra, Đất Nước hiện ra vừa cụ thể, riêng tư, gần gũi vừa lớn lao, cao cả, thiêng liêng.- Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận về đất nước trong sự thống nhất hài hoà giữa các phương diện không gian – địa lí và thời gian – lịch sử.+ Về không gian – địa lí:o Đất nước là nơi tình yêu đôi lứa nảy nở:“Đất là nơi anh đến trường…… …đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”o Đất nước bao gồm cả núi sông, rừng bể:“Đất là nơi……móng nước biển khơi”Hình ảnh gợi không gian mênh mông: Niềm tự hào về Đất Nước trù phú, giàu đẹp, tài nguyên vô tận.o Đất nước cũng chính là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại (Những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai (Dặn dò con cháu chuyện mai sau). Tất cả đều không quên nguồn cội:“Hằng năm ăn đâu làm đâu. Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.* Nhận xét: Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước ở cự li gần và ông đã phát hiện ra một đất nước hết sức thân quen, một đất nước dễ thương đối với mỗi cá nhân con người.+ Về thời gian – lịch sử:Đất Nước được cảm nhận suốt chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Đó là một đất nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ (gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết về các vua Hùng dựng nước), giản dị, gần gũi trong hiện tại (Trong anh và trong em…) và triển vọng sáng tươi trong tương lai (Mai này con ta…)=> Với một cảm nhận như vậy về đất nước, không có gì khó hiểu khi Nguyễn Khoa Điềm nhìn thấy một phần Đất Nước trong mỗi chúng ta hiện tại. Đất nước không tồn tại ở đâu xa xôi mà kết tinh, hóa thân ngay trong cuộc sống của mỗi con người.c. Mạch thơ thể hiện những suy ngẫm về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước (10’)- Đất nước là sự hoà hợp trong nhiều mối quan hệ: cá nhân với cá nhân (“Khi hai đứa cầm tay nhau – Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm), cá nhân với cộng đồng (Khi chúng ta cầm tay mọi người – Đất Nước vẹn tròn to lớn”) Đất Nước được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương và tình đoàn kết dân tộc.- Vì vậy, mỗi con người cần có trách nhiệm đối với Đất Nước:“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời…” Điệp ngữ “phải biết”, những từ ngữ “máu xương”, “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân”, cách xưng hô thân mật “Em ơi em”, giọng thơ ngọt ngào tha thiết như lời tâm sự, nhắn gửi chân thành dành cho thế hệ trẻ cũng như bản thân mình. Năng lực giao tiếp tiếng Việt vàtiếp nhận văn bản. Năng lực tiếp nhận văn bản vàcảm thụ thẩm mĩ Năng lực tiếp nhận văn bản vàcảm thụ thẩm mĩ Năng lực tiếp nhận văn bản vàcảm thụ thẩm mĩ
Hoạt động luyện tập Học thuộc bài thơ, và nêu những cảm nhận mới mẻ về đất nước? Hoạt động vận dụng Là học sinh em cần có trách nhiệm gì đối với Đất Nước mình? Hoạt động tìm tòi, sáng tạo * Chuẩn bị bài: Đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)- Phần 2: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân* RÚT KINH NGHIỆM……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 28: Đọc văn: ĐẤT NƯỚC
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
Nguyễn Khoa Điềm MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.- Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
- Kĩ năng
– Đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
- Thái độ
Nhận thức về tình yêu đất nước của các nhà thơ thời chống Mĩ, rút ra bài học về lòng yêu nước.
- Năng lực
Phát triển năng lực cho HS như: Giao tiếp Tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mĩ, tự học và thực hành ứng dụng.
- Phẩm chất
Hình thành cho HS những phẩm chất như: Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. PHƯƠNG TIỆN– GV: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.- HS: SGK, vở soạn, vở ghi bài.
- PHƯƠNG PHÁP
– Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề.- Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC* Định hướng: Đối với lớp 12a5 và 12a6 dạy các bước 1,2,3 Hoạt động khởi động Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ– Thế nào là phát biểu theo chủ đề?- Muốn phát biểu theo chủ đề, ta phải chuẩn bị những gì? Bài mớiTiết học trước các em đã được tìm hiểu về những cảm nhận chung, mới lạ về đất nước trong phần đầu của bài thơ Đất Nước. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về tư tưởng Đất Nước của nhân dân ở phần 2 của văn bản. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạtNăng lực* Hướng dẫn HS tìm hiểu tư tưởng Đất Nước của Nhân dân* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: GV Chia nhóm thảo luận và cho HS trình bày theo định hướng câu hỏi- Nếu nói một cách khái quát nhất thì ai đã làm ra Đất Nước theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?- Tác giả đã liệt kê hàng loạt địa danh nào khi nói về đất nước? Liệt kê như vậy với mục đích gì? – Từ đó, tác giả đi đến kết luận gì? – Nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm khi cảm nhận về đất nước ở đây là gì? – Nhân dân bao đời đã truyền cho chúng ta hôm nay những gì? – Họ còn là những người như thế nào?- Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ là ở câu nào?- Khi nói đến “Đất Nước của nhân dân”, tác giả mượn văn học dân gian để nhấn mạnh điều gì về đất nước? – Vẻ đẹp con người thể hiện qua các hình ảnh cụ thể nào? – Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụHọc sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi* Bước 3: Thảo luận, nhận xétGiáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét.* Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức* Hướng dẫn HS tổng kết* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: – Chủ đề của đoạn thơ là gì?- Đoạn thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc gì?* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụHọc sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi* Bước 3: Thảo luận, nhận xétGiáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét.* Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thứcI.Tìm hiểu chungII. Đọc – hiểu văn bản1. Phần 1: Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước 2. Phần 2: Tư tưởng Đất Nước của Nhân dâna. Không gian địa lí “Những người vợ nhớ chồng …… Bà Đen, Bà Điểm”- Dưới cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, thiên nhiên địa lí của Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hoá mà còn được hình thành từ cuộc đời và số phận của Nhân dân, từ: người vợ nhớ chồng, cặp vợ chồng yêu nhau, người học trò nghèo, đến những người dân vô danh được gọi bằng những cái tên mộc mạc như Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.- Từ đó, tác giả đi đến một kết luận mang tính khái quát: “ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.” Theo tác giả: những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh.b. Thời gian lịch sử Chính nhân dân, những con người bình dị, vô danh đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”. Và vì vậy, khi cảm nhận Đất Nước bốn ngàn năm lịch sử, nhà thơ không nói đến các triều đại, các anh hùng mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị:Có biết bao người con gái con trai…Nhưng họ làm ra đất nước Chọn nhân dân không tên tuổi kế tục nhau làm nên đất nước là nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.c. Bản sắc văn hoáCũng chính nhân dân là người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộcHọ giữ và truyền cho ta…… hái trái”- Đại từ “Họ” đặt đầu câu + nhiều động từ “giữ, truyền, gánh” Vai trò của nhân dân trong việc giữ gìn và lưu truyền văn hoá qua các thế hệ.- Chính những con người “giản dị và bình tâm” “không ai nhớ mặt đặt tên” đã gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau mọi giá trị tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.- Họ có công trong việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù:“Có ngoại xâm…… vùng lên đánh bại” Họ giữ yên bờ cõi và xây dựng cuộc sống hoà bình.- Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ là ở câu:“Để cho Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”.+ Khi nói đến Đất Nước của Nhân dân, tác giả mượn văn học dân gian để nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của đất nước: “Đất Nước của ca dao thần thoại”+ Từ nền văn học dân gian, nhà thơ đã khám phá ra những vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của dân tộc:o Họ là những con người yêu say đắm và thuỷ chung: “Dạy anh yêu em từ thuở trong nôi”o Quý trọng nghĩa tình: “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”o Quyết liệt trong chiến đấu với kẻ thù: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy – Đi trả thù mà không sợ dài lâu”- Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh dòng sông với những điệu hò:“Ơi những dòng sông bắt nước từ đâuMà khi về Đất Nước mình bắt lên câu hátNgười đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thácGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” Như muốn kéo dài thêm giai điệu ngân nga với nhìêu cung bậc của bản trường ca về Đất Nước.III. Tổng kết 1. Nội dungHình ảnh Đất Nước gần gũi thân thương được cảm nhận mới mẻ và độc đáo; Tư tưởng Đất Nước của nhân dân được thể hiện sâu lắng trữ tình.2. Nghệ thuậtGiọng thơ trữ tình chính trị, cảm xúc sâu lắng , thiết tha; vận dụng nhiều vốn văn hóa dân gian, kiến thức nhiều lĩnh vực… Năng lực tiếp nhận văn bản vàcảm thụ thẩm mĩ Năng lực tiếp nhận văn bản vàcảm thụ thẩm mĩ Năng lực tự học
- Hoạt động luyện tập
Hình ảnh đất nước được thể hiện như thế nào trong chín câu thơ đầu đoạn trích?
- Hoạt động vận dụng
– Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện tập trung ở những câu thơ nào? Trình bày cảm nhận của anh/ chị về những câu thơ đó?
- Hoạt động tìm tòi, sáng tạo
* Chuẩn bị bài: Đất nước của Nguyễn Đình Thi* RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………(Giáo án sưu tầm)Xem thêm Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Đất nước Nguyễn Khoa ĐiềmXem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giáGiáo án ngữ văn 10 Giáo án ngữ văn 11Giáo án ngữ văn 12
Bài viết gợi ý:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!