Giáo án bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam – VietJack.com

Giáo án bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Link tải Giáo án Ngữ Văn 11 Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11.

– Có năng lực tổng hợp kiến thức, phân tích theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng ngôn ngữ văn học.

2. Kĩ năng

– Nhận diện phân tích, cảm nhận những tác phẩm văn học thời trung đại.

3. Thái độ

– Biết tự đánh giá kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập của bản thân – có thái độ học tập bộ môn tốt hơn.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh

Vở soạn, sgk, vở soạn.

III. Phương pháp

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: …………………………..

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra vở soạn, việc chuẩn bị bài ôn tập ở nhà.

3. Bài mới

Hoạt động 1

Bài Ôn tập văn học trung đại sẽ giúp chúng ta hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 11, từ đó rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn phần văn học.

Hoạt động của GV và HS

Hoạt động 2: Hoạt động thực hành

Kiểm tra khả năng hệ thống chương trình VHTĐ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

– Chúng ta đã được học những tác phẩm nào( kể cả đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn lớp 11

– Nhìn vào bảng thống kê, em hãy nhận xét về số lượng tác phẩm và thể loại VHTĐ mà em được học trong 07 tuần?

I. Hệ thống chương trình VHTĐ trong chương trình Ngữ văn lớp 11

STT Tên tác giả Tên tác phẩm Thể loại

1

Lê Hữu Trác

Vào phủ chúa Trịnh( Trích Thượng kinh kí sự)

-Kí sự

2

Hồ Xuân Hương

Tự tình (bài 2)

-Thơ TNBCĐL

3

Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu

Đọc thêm: Khóc Dương Khuê.

-Thơ TNBCĐL

-Thơ lục bát

4

Trần Tế Xương

Thương vợ

Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương

Thơ TNBCĐL.

5

Nguyễn Công Trứ

Bài ca ngất ngưởng

Hát nói

6

Cao Bá Quát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Ca hành

7

Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương ( Trích Lục Vân Tiên)

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Đọc thêm: Chạy giặc.

-Thơ lục bát.

-Văn tế.

-TNBCĐL

8

Chu Mạnh Trinh

Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Ca trù

9

Ngô Thì Nhậm

Chiếu cầu hiền

Thể chiếu

10

Nguyễn Trường Tộ

Đọc thêm: Xin lập khoa luật

( Trích Tế cấp bát điều)

Điều trần.

Tống số:

10 tác giả

05: Đọc thêm

09: Đọc văn

14 tác phẩm.

09 thể loại

→ Phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại.

Thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK.

Đọc thêm:  Giáo án Người Lái Đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) chi tiết nhất

Nhóm 1.

Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX ?

II. Ôn tập về nội dung văn học Trung đại

Câu 1.

– Nội dung yêu nước trong văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: là tư tưởng trung quân ái quốc với cảm hứng : ý thức độc lập tự chủ, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, lòng tự hào đất nước con người…

– Những biểu hiện mới :

+ Ý thức về vai trò củ trí thức đối với đất nước (chiếu cầu hiền)

+ Tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập khoa luật)

+ Mang âm hưởng bi tráng (tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu)

+ Tìm hướng đi mới cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát)

Phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước qua các tác phẩm, đoạn trích đã học ?

– Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phâm và đoạn trích :

+ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu : lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị giặc tàn phá.

+ Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) : sự biết ơn với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) : ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.

+ Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương) : lòng căm thù giặc.

+ Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ) : canh tân đất nước.

+ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) : ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước, đồng thời

Nhóm 2.

Vì sao có thể nói văn học ở thế kỉ XVIII nữa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo ?

Câu 2 :

– Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thế kỉ XXVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX, xuất hiện thành trào lưu nhân đạo vì : tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp tập trung vào vấn đề con người.

Biểu hiện của nội dung nhân đạo:

+ Sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm trước khát vọng của con người

+ Khẳng định, đề cao nhân phẩm, tài năng, lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.

+ Đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.

→ Vấn đề cơ bản của nội dung nhân đạo, hướng vào quyền sống con người(con người trần thế) qua Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, ý thức về cá nhân đậm nét( ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân), khẳng định con người cá nhân qua các tác phẩm như : Đọc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du ; Tự tình của Hồ Xuân Hương ;

Biểu hiện phong phú của nội dung nhân đạo trong giai đoạn này?

– Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu :

+ Truyện Kiều (Nguyễn Du) : đề cao vai trò của tình yêu. Đó là biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người cá nhân.

Tình yêu không chỉ đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống, qua tác phẩm, nhà thơ muốn đặt ra và chống lại định mệnh.

+ Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) : con người cá nhân được gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ, hạnh phúc chóng phai tàndo chiến tranh.

Đọc thêm:  Giáo án bài Quá trình văn học và phong cách văn học - VietJack.com

+ Thơ Hồ Xuân Hương : đó là con người cá nhân bản năng khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực, dám nói lên một cánh thẳng thắn những ước mơ của người phụ nữ bằng cách nói ngang với một cá tính mạnh mẽ.

+ Truyện Lục Vân Tiên(Nguyễn Đình Chiểu) : con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo nho giáo.

+ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) : con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ.

+ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) : con người cá nhân trống rỗng mất ý nghĩa.

+ Thơ Tú Xương : nụ cười giải thoát cá nhân và sự khẳng định mình.

Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu ?

Trao đổi cặp. Đại diện từng cặp trả lời câu hỏi:

– Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị phản ánh và phê phán hiện thực như thế nào?

Câu 3.

Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh( Trích: Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác).

– Đoạn trích là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc họa ở hai phương diện:

+ Cuộc sống thâm nghiêm xa hoa, giàu sang.

+ Cuộc sống thiếu sinh khí, yếu ớt.

→ Một thế giới riêng đầy quyền uy: Những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, những con người oai vệ, những con người khúm núm, sợ sệt…có nhiều cửa gác, mọi việc đều có quan truyền lệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, nín thở, khúm núm, lạy tạ.

→Phủ chúa là nơi xa hoa, giàu sang vô cùng: từ nơi ở đến tiện nghi, từ vật dụng đến đồ ăn thức uống…nhưng thiếu sinh khí, âm u. Thiếu sự sống, sức sống.

→ Ngòi bút tả thực điềm đạm, kín đáo nhưng lạnh lùng, thờ ơ, thậm chí coi thường của tác giả

– Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

Câu 4.

– Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Đề cao đạo lí nhân nghĩa, yêu nước chống giặc ngoại xâm.

– Giá trị nghệ thuật: Tính chất đạo đức – trữ tình. Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

– Vẻ đẹp bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

– Vẻ đẹp bi tráng và bất tử của hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+ Bi: Gợi lên qua cuộc sống vất vả, lam lũ. Nỗi đau buồn, thương tiếc trước sự mất mát, hi sinh và tiếng khóc đau thương của người còn sống.

+ Tráng: Lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa sĩ. → Tạo nên tiếng khóc lớn lao,cao cả.

→ Trước Nguyễn Đình Chiểu, VHVN chưa có hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ. Sau Nguyễn Đình Chiểu rất lâu cũng chưa có một hình tượng nghệ thuật nào như thế. Vì vậy lần đầu tiên trong VHDT có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.

HẾT TIẾT 28, CHUYỂN SANG TIẾT 29.

* Hoạt động .

HS điền vào bảng hệ thống theo định hướng của GV

III. Ôn tập về phương pháp

1. Một số đặc điểm quan trọng và cơ bản về thi pháp ( đặc điểm nghệ thuật) của văn

Đọc thêm:  Giáo án PTNL bài Bài viết số 3 (nghị luận văn học) - Tech12h

Đặc điểm thi pháp Nội dung biểu hiện.

Tư duy nghệ thuật

Theo kiểu mẫu, công thức, hình ảnh ước lệ, tượng trưng,

Quan niệm thẩm mĩ

Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu, thi liệu Hán học.

Bút pháp

Thiên về ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả.

Thể loại

Ký sự, thơ TNBCĐL, lục bát, hát nói, ca trù, văn tế, ca hành, chiếu, điều trần.

* Hoạt động

Trao đổi cặp. Đại diện trình bày- Nêu tên tác phẩm VHTĐ gắn liền với tên thể loại văn học?

2. Minh chứng một số sáng tạo phá cách trong quy phạm, ước lệ.

– Thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương.

+ Hình thức: Thơ Nôm đường luật TNBC.

+ Sáng tạo: Thi đề, hình ảnh, từ ngữ, tính ước lệ.

– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đảm bảo nghiêm ngặt thể loại văn tế, nhưng mang tinh thần thời đại, mang tính hiện đại, vượt hơn hẳn những bài văn tế thông thường.

– Thượng kinh kí sự. Bài ca ngất ngưởng. Văn te nghĩa sĩ Cần Giuộc. Sa hành đoản ca.

* Hoạt động

Hướng dẫn HS luyện tập trên lớp bằng

kiểm tra BT trắc nghiệm 15 phút

4. Củng cốHệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học

Kiểm tra trắc nghiệm sau giờ ôn tập.

1. Cụm từ nào nêu đúng nhất lẽ sống của Nguyễn Công Trứ?

A. Đeo ngất ngưởng

C. Ông ngất ngưởng.

B. Tay ngất ngưởng

D. Quan ngất ngưởng

2. Khóc Dương Khuê chính là bài văn tế Dương Khuê bằng thơ song thất lục bát. Đúng hay sai?

A. Đúng.

B. Sai.

3. Người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc được trang bị bằng gì?

A. Manh áo bà ba.

C. Nùn rơm

B. Lưỡi mác.

D. Ngọn tầm vông.

4. Tác giả nào nổi tiếng nhất về thể loại ca trù – hát nói?

A. Nguyễn Khuyến.

C. Cao Bá Quát.

B. Nguyễn Công Trứ.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

5. Từ nào sau đây không phải từ Hán Việt?

A. Ngất ngưởng.

C. Thủ khoa

B. Thao lược

D. Tham tán.

6. Giải thích từ “nghĩa sĩ”?

A. Là người đỗ đầu một kì thi.

B. Là người có tài năng quân sự.

C. Là người có tài năng, hoạt động trên mọi lĩnh vực.

D. Là người có chí khí, không quản ngại hi sinh, luôn làm việc nghĩa.

7. Từ nào dưới đây không cùng trường nghĩa với từ ” quân sự “?

A.Dân ấp dân lân.

C. Quân chiêu mộ

B. Quân cơ quân vệ

D. Mã tà ma ní.

5. Dặn dò

– Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Thao tác lập luận so sánh.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:

  • Giáo án: Thao tác lập luận so sánh
  • Giáo án: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
  • Giáo án: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
  • Giáo án: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button