Giáo án bài Thao tác lập luận so sánh
Link tải Giáo án Ngữ Văn 11 Thao tác lập luận so sánh
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
– Nắm được vai trò, mục đích và yêu cầu của lập luận so sánh trong bài văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp hàng ngày nói chung.
– Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, một bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
– Kĩ năng nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản.
– Viết đoạn văn so sánh, phát triển một ý cho trước.
– Viết bài văn bàn về vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
3. Thái độ
– Có thái độ học tập đúng đắn đê áp dụng khi làm một bài văn.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh
Vở soạn, sgk, vở ghi.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………………………
2. Kiểm tra bài cũ
Không
3. Bài mới
Hoạt động 1
Trong văn nghị luận để thuyết phục người đọc, người nghe tin và làm theo những gì mà mình đã gởi gắm, cần sử dụng nhiều thao tác lập luận phân tích, lập luân so sánh đực dùng khá nhiều và có những mục đích hiệu quả riêng. Bài học hôm nay làm rõ những vấn đề trên.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
Nhắc lại kiến thức cũ.
I. Tìm hiểu bài
– Thế nào là so sánh? Trong cuộc sống chúng ta hay dùng so sánh không? So sánh để làm gì?
1. Khái niệm so sánh
– So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng ấy.
– Có 2 kiểu so sánh: Tương đồng ( chỉ ra những nét giống nhau) và tương phản (chỉ ra những nét khác nhau).
* Hoạt động
Hướng dẫn HS làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK bằng trao đổi thảo luận nhóm.
2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
a. Tìm hiểu ngữ liệu
Nhóm 1
Đọc đoạn trích và trả lời: Đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh là gì?
Câu 1. Đối tượng được so sánh: Bài văn Chiêu hồn. Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều.
Nhóm 2.
Điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
Câu 2. Điểm giống và khác nhau.
+ Giống: Đều bàn về con người.
+ Khác: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều đều bàn về con người ở cõi sống, văn Chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết.
Nhóm 3.
Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích?
Câu 3. Mục đích so sánh trong đoạn trích.
– Nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình. Qua so sánh người đọc thấy cụ thể hơn, sinh động hơn ý của tác giả.
Nhóm 4.
Mục đích và yêu cầu của thao tác so sánh?
b. Kết luận
– Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
– Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.
* Hoạt động .
HS đọc mục II trong SGK và trả lời câu hỏi theo cặp.
3. Cách so sánh
a. Tìm hiểu ngữ liệu
– Nguyễn Tuân so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào?
– Câu 1. Nguyễn Tuân so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau:
+ Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.
+ Quan niệm của những người hoài cổ cho rằngchỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa là đời sống của những người nông dân sẽ được cải thiện.
– Căn cứ để so sánh là gì?
– Câu 2. Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong “Tắt đèn”, với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kì ấy- nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.
– Mục đích của so sánh là gì?
– Câu 3. Mục đích của so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
b. Kết luận
Có 2 cách so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến quan điểm của người nói (người viết)
* Hoạt động
HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
Luyện tập
Gv hướng dẫn HS trả lời câu hỏi sgk.
II. Luyên tập
Đoạn trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Câu 1: tác giả so sánh Bắc và Nam.
Giống: cả hai đều có lãnh thổ, văn hóa, phong tục, chính quyền, hào kiệt…
Khác:
+ Văn hóa: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
+ Lãnh thổ: núi sông bờ cõi đã chia.
+ Phong tục: bắc nam cũng khác.
+ Chính quyền riềng: từ Triệu, Đinh….một phương.
+ Hào kiệt: song hào kiệt đời nào cũng có.
Câu 2: Từ sự so sánh đó khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, tự chủ, ý đồ xâm lược của phương Bắc là trái đạo lí, đạo trời
Câu 3:
Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực có sức thuyết phục cao.
4. Củng cố
– Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học.
5. Dặn dò
– Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:
- Giáo án: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
- Giáo án: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
- Giáo án: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Giáo án: Ngữ cảnh
Săn SALE shopee tháng 5:
- Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
- SRM Simple tặng tẩy trang 50k
- Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k