Giáo án PTNL bài Trả bài viết số 2 | Giáo án ngữ văn 12 – ConKec.com

Tiết 24/Tuần 08

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

  1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

– Kiến thức: Củng cố những kién thức và kĩ năng làm văn có liên quan đến bài làm

– Kĩ năng: Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt kiến thức và kĩ năng viết bài văn nói chung.

– Thái độ: Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong bài văn sau.

  1. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

– GV: SGK, SGV, bài soạn, bài viết của hs

– HS: Vở soạn, sgk, bài viết của bản thân và của bạn

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

  1. Kiểm tra bài cũ:

– Thế nào là luật thơ? Trong bài thơ, tiếng có vai trò như thế nào, nêu cụ thể?

– Xác định số câu, số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịo, cách hài thanh trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)?

  1. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

HĐI. Hướng dẫn học sinh phân tích đề.

* GV đặt câu hỏi:

– Khi phân tích một đề bài, ta cần phân tích những gì?

– Bài viết cần theo thể loại nào, sử dụng những thao tác lập luận nào?

– Dẫn chứng ta có thể lấy từ đâu?

– HS thảo luận, trả lời.

Đề bài : Tình thương là hạnh phúc của con người.

I. Phân tích đề:

– Nội dung vấn đề: Ý nghĩa và tác dụng của lối sống có tình thương.

– Thể loại và thao tác nghị luận: nghị luận xã hội: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ…

– Phạm vi tư liệu:

+ Tấm gương của những con người sống có tình thương

+ Những danh ngôn, ca dao, tục ngữ… nói về ý nghĩa của lối sống có tình thương

HĐII. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.

* GV đặt câu hỏi:

– Mở bài ta có thể giới thiệu những ý nào?

– Luận điểm 1 là gì?

– Thế nào là tình thương?

– Thế nào là Hạnh phúc?

– Tình thương là hạnh phúc của con người?

– Luận điểm 2 là gì?

– Tình thương được biểu hiện như thế nào trong phạm vi gia đình?

– Trong xã hội, lối sống có tình thương được biểu hiện như thế nào? Có những câu ca dao, tục ngữ nào nói về lối sống có tình thương?

Đọc thêm:  Giáo án bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên

– HS thảo luận, trả lời.

– Trong lịch sử, có những tấm gương tiêu biểu nào nêu cao lối sống có tình thương?

– Luận điểm 3 là gì?

– Ta cần phê phán lối sống như thế nào?

– Luận điểm 4 là gì?

– Qua câu nói, ta có thể rút ra bài học gì cho bản thân?

– Phần kết bài ta có thể trình bày những ý nào?

– Nêu lên lời kêu gọi, nhắc nhở cho mọi người?

II. Xây dựng dàn ý:

1. Mở bài:

– Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc.

– Nhân dân ta quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người.

2. Thân bài:

a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.

– Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn

nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.

+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

– Trong phạm vi gia đình:

+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.

+ Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.

+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.

+ Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

– Trong phạm vi xã hội:

+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.

+ Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.

Đọc thêm:  Giáo án bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

“Lá lành đùm lá rách”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.

– Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:

+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoát cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.

+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.

c. Phê phán, bác bỏ:

Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…

d. Liên hệ bản thân:

Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.

3. Kết bài:

– Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.

– Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…

Hoạt động III: Giáo viên nhận xét về bài văn của học sinh.

– Từ những yêu cầu của đề bài, các em hãy cho biết các em đã làm được những gì và những gì chưa làm được trong bài làm của mình?

Đọc thêm:  Giáo án bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

III. Nhận xét chung:

1. Ưu điểm:

– Về kĩ năng: một số biết vận dụng kiểu văn nghị luận

– Về kiến thức: xác định được các luận điểm cần thiết cho bài văn

– Bố cục: rõ ràng, đủ 3 phần

– Về diễn đạt: tương đối rõ ràng, biết vận dụng các phương tiện để liên kết câu và đoạn.

2. Nhược điểm:

– Đa số chưa xác định được các luận điểm cần thiết.

– Bài viết thiếu dẫn chứng, chưa đủ sức thuyết phục.

– Còn sai nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn

HĐIV. Hướng dẫn học sinh chữa những lỗi tiêu biểu trong bài viết.

– Nêu các lỗi mà học sinh thường gặp trong bài văn của mình.

– Đưa ra những câu văn sai phổ biến, yêu cầu học sinh sữa chữa.

– HS: Lần lượt sửa những lỗi sai.

IV. Sửa lỗi bài viết:

* Các lỗi thường gặp cần tránh:

– Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.

– Sự kết hợp các thao tác lập luận chưa hài hoà, chưa phù hợp với từng ý.

– Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém.

– Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ, viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp

* Một số lỗi phổ biến:

– Chẳng lẽ những việc như vậy chúng ta không làm được hay sao, có chăng là chúng ta không chịu làm.

à Cách viết khẩu ngữ, đề nghị sửa lại: Những việc như vậy chúng ta có thể làm được.

– Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em hứa sẽ cố gắng tu dưỡng đạo đức.

à Cách diễn đạt không phù hợp với bài văn nghị luận. Đề nghị: bỏ cả câu.

– Luôn quan tâm chăm sóc em út.

à Câu thiếu chủ ngữ. Đề nghị sửa lại: Chúng ta phải quan tâm chăm sóc em mình

  1. Củng cố:

– Xem lại bài và đọc kĩ lời phê của GV.

– Tự sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, bố cục, liên kết.

– Trao đổi bài cho bạn để cùng nhau rút kinh nghiệm

  1. Hướng dẫn tự học:

– Chuẩn bị bài tiếp theo: Việt Bắc

– Câu hỏi:

+ Tìm những vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.

+ Màu sắc dân tộc thể hiện qua những yếu tố nào trong đoạn trích “Việt Bắc”

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button