Giáo án bài Tự tình (Hồ Xuân Hương) – Giáo án Ngữ văn lớp 11

Giáo án bài Tự tình (Hồ Xuân Hương)

Link tải Giáo án Ngữ Văn 11 Tự tình (Hồ Xuân Hương)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

– Thấy được tài năng thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

2. Kĩ năng

– Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

– Phân tích bình giảng bài thơ.

– Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.

3. Thái độ

– Trân trọng, cảm thông với thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong xã hội xưa.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

– SGK, SGV ngữ văn 11, Giáo án.

2. Học sinh

– Chủ động tìm hiểu bài học theo định hướng câu hỏi sgk và định hướng của gv.

III. Phương pháp

– Đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.

– Tích hợp phân môn: Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.

IV. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………..

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

Hoạt động 1

Khi xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, làm cho cuộc sống của người nông dân vô cùng khổ cực, đặc biệt là người phụ nữ. Và không ít nhà thơ, nhà văn đã phản ánh điều này trong tác phẩm như: “ Truyện Kiều “ (Nguyễn Du), “ Chinh phụ ngâm” (Đặng trần Côn ), “ Cung oán ngâm khúc “ (Nguyễn Gia Thiều ), …Đó là những lời cảm thông của người đàn ông nói về người phụ nữ, vậy người phụ nữ nói về thân phận của chính họ như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát

I. Tìm hiểu chung

Thao tác 1: Tìm hiểu vài nét về tác giả.

GV gọi 1 hs đọc phần tiểu dẫn sgk và đua ra câu hỏi hs trả lời gv nhận xét, chốt ý.

1) Nêu vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương ?

Định hướng câu trả lời của hs:

– Hồ Xuân Hương (?-?)

– Quê Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội.

– Là một người phụ nữ có tài nhưng cuộc đời và tình duyên gặp nhiều ngang trái.

Đọc thêm:  Giáo án bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - VietJack.com

1. Tác giả

– Hồ Xuân Hương là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.

– Thơ Hồ Xuân hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài,cảm hứng ngôn từ và hình tượng.

Thao tác 2: Tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác.

Em hãy nêu vài nét về sự nghiệp sáng tác và xuất xứ bài thơ “tự tình II”?

GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản. Gọi HS đọc và nhận xét. GV đọc lại.

2. Sự nghiệp sáng tác

– Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.

→ được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”.

– Bài thơ “Tự tình” nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.

GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản:

II. Đọc – hiểu văn bản:

1)Tìm những từ chỉ không gian, thời gian và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 2 câu thơ đầu?

1. Hai câu đề

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

– Thời gian : đêm khuya

– Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “ tiếng trống canh dồn “

→ Tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Hồ Xuân Hương.

Nghệ thuật đối lập:

Cái hồng nhan >< nước non.

Cái – hồng nhan, từ “ trơ”

Nhận xét cách dùng từ và ngắt nhịp câu thơ 2?

( Hs suy nghĩ trả lời, gv nhận xét chốt ý)

→ Cách dùng từ: Cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình.

→ Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Cái hồng nhan ấy không được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non.

→ Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình.

Xót xa về mình trơ trọi trong đêm khuya, nhà thơ tìm đến nguồn vui với trăng, với rượu.

GV đọc lại hai câu thực đưa ra câu hỏi hs trả lời:

2. Hai câu thực

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Chén rượu có làm vơi đi nỗi lòng của nhà thơ không? Em hãy cho biết tâm trạng của nhà thơ ?

– Vầng trăng – xế – khuyết – chưa tròn: Yếu tố vi lượng → chẳng bao giờ viên mãn .

Trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên chưa trọn vẹn. Hương vị của rượu để lại vị đắng chát, hương vị của tình để lại phận hẩm duyên ôi.

Đọc thêm:  Giáo án Người Lái Đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) chi tiết nhất

Chạnh nhớ Kiều:

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Nhưng tính cách của Hồ Xuân Hương không khuất phục, cam chịu số phận như những người phụ nữ khác mà cố vươn lên.

– “ say lại tỉnh “ gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh càng cảm nhận nổi đau của thân phận

– Uống rượu mong giải sầu nhưng không được, Say lại tỉnh. tỉnh càng buồn hơn.

– Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, đem chính cái hồng nhan của mình ra làm thức nhấm, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì là viên mãn cả, đều dang dở, muộn màng.

– Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết → tức, bởi con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra → vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng.

? Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ 5+6 góp phần diễn tả tâm trạng và thái độ của nhân vật trữ tình trước số phận như thế nào?

GV gợi ý:

+ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ nào?

+ tại sao khi nhìn xuongs đất tác giả lại chú ý đến rêu, khi nhìn lên cao lại chú ý đến đá?

( hs thảo luận trả lời, gv nhận xét chốt ý)

3. Hai câu luận

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”

– Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc→ Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành – cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.

– Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.

GV hướng dẫn hs tìm hiểu hai câu cuối.

Câu hỏi:

4. Hai câu kết

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.

Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả? Nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào? Giải thích nghĩa của hai “xuân” và hai từ “lại” trong câu thơ ?

+ Xuân đi: Tuổi xuân ( tác giả )

+ Xuân lại:Mùa xuân ( đất trời )

+ Lại(1): Thêm lần nữa.

+ Lại(2): Trở lại.

Bản chất của tình yêu là không thể san sẻ ( Ăng ghen).

– Liên hệ: Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ năm thì mười họa nên chăng chớ/ một tháng đôi lần có cũng không/ …..

– Hai câu kết khép lại lời tự tình.

Đọc thêm:  Giáo án bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học - VietJack.com

→Nỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.

→ Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ:

Mảnh tình – san sẻ – tí – con con.

Đó là nỗi lòng của người phụ nữ ngày xưa khi với họ hạnh phúc chỉ là chiếc chăn bông quá hẹp. → Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.

Hoạt động 3: Tổng kết.

HS đọc ghi nhớ SGK.

Rút ra nội dung ý nghĩa của bài thơ của bài thơ.

Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

(Hs trả lời gv nhận xét chốt ý)

III. Tổng kết

– Nội dung : Qua bài thơ ta thấy được bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.

– Nghệ thuật : Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn,tả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thực hành.

IV. Luyện tập

Câu 1 (sgk trang 20)

So sánh bài thơ Tự tình I và Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương

a, Giống nhau:

– Sử dụng thơ Nôm Đường luật

– Sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến…

– Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

b, Khác nhau:

– Cảm xúc trong Tự tình I : yếu tố phản kháng, thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn.

– Còn ở Tự tình II: Vẫn có yếu tố phản kháng, nhưng bên cạnh đó còn thể hiện nỗi niềm xót xa, tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ.

4. Củng cố

– Học thuộc bài thơ.

– Bản lĩnh HXH được thể hiện như thế nào trong những vần thơ buồn tê tái này?

5. Dặn dò

– Học bài cũ, soạn bài mới: Câu cá mùa thu.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:

  • Giáo án: Câu cá mùa thu (Thu điếu)
  • Giáo án: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
  • Giáo án: Thao tác lập luận phân tích
  • Giáo án: Thương vợ (Trần Tế Xương)
  • Giáo án: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button