Giáo án bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Link tải Giáo án Ngữ Văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Bài giảng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 1: Tác giả) – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
– Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
– Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học Trung đại. Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
– Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữ tình, nghệ thuật tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng
– Đọc hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
– Kính trọng nhân cách, tài năng Đồ Chiểu. Biết ơn những con người hi sinh vì Tổ quốc.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh
Vở soạn, sgk, vở ghi.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành, đọc diễn cảm… GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………………………
2. Kiểm tra bài cũ
Không
3. Bài mới
Hoạt động 1
Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng viết: “Trên đời có những ngôi sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú thì mới thấy được, và càng nhìn càng thấy sáng”. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy, có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả Lục Vân Tiên mà còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của ông – khúc ca hùng tráng của phong trào chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây hơn một trăm năm…và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác, là bài văn tế hay nhất, bi tráng nhất trong văn học Việt Nam trung đại.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
TIẾT 20
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đời nhà thơ Nguyền Đình Chiểu.
PHẦN MỘT : TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
+ GV: Giới thiệu bài: dẫn lời ông Phạm văn Đồng và cho học sinh xem tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu
+ GV: Gọi học sinh đọc tiểu sử ở Nguyễn Đình Chiểu SGK, tóm tắt những điểm chính.
– Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là TP HCM ), mất năm1888 tại Bến Tre.
– Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát.
– Là một con người giàu niềm tin và nghị lực, vượt qua số phận để giúp ích cho đời: bị mù nhưng ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân, làm thơ…
– Năm 1859 khi Pháp chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc, rồi về Bến Tre, ông vẫn đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng các lãnh tụ nghĩa quan bàn mưu kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm thù.
+ GV: Những bài học từ cuộc đời ông?
→ Cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về:
– Nghị lực phi thường vượt lên số phận.
– Lòng yêu nước thương dân.
– Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
II. Sự nghiệp thơ văn:
– Thao tác 1: Tìm hiểu về Những tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu.
+ HS: Đọc về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ở SGK.
+ HS: Kể tên những tác phẩm chính của ông theo thời gian: trước và sau 1859.
1. Những tác phẩm chính
a. Trước khi Pháp xâm lược
– Lục Vân Tiên
– Dương Từ – Hà Mậu
→ Truyền bá đạo lí làm người.
b. Sau khi Pháp xâm lược
Chạy giặc, Văn tế Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Ngư, Tiều y thuật vấn đáp,…
→ Lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối TK XIX.
– Thao tác 2: Tìm hiểu về Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
+ HS: Đọc nội dung thơ văn.
+ HS: Xác định những nội dung chính, tìm dẫn chứng minh họa
+ GV: Yêu cầu học sinh minh họa nội dung đề cao đạo đức ở tác phẩm LVT.
+ HS: Nêu dẫn chứng.
2. Nội dung thơ văn
Viết thơ, văn với quan niệm: coi ngòi bút là vũ khí đánh giặc, chở đạo lí giúp đời.Quan niệm ấy thể hiện trong hai nội dung:
a. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa
Thể hiện rõ trong tác phẩm Lục Vân Tiên.
– Vừa mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho vừa kết hợp với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.
– Mẫu người lí tưởng:
+ Nhân hậu, thuỷ chung.
+ Bộc trực, ngay thẳng.
+ Trọng nghĩa hiệp..
+ GV: Yêu cầu xác định ý trong SGK về nội dung yêu nước.
+ HS: Xác định ý trong SGK
+ GV: Yêu cầu học sinh minh họa về nội dung yêu nước trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.
+ HS: Nêu dẫn chứng.
b. Lòng yêu nước thương dân
– Cảm thương nỗi khổ của nhân dân, tố cáo tội ác mà thực dân Pháp đã gây cho nhân dân.
– Lên án những kẻ làm tay sai cho giặc.
– Ca ngợi những sĩ phu một lòng vì dân, vì nước mà chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
– ngợi ca những người dân nghèo khổ đánh giặc kiên cường.
– Ngợi ca những người trí thức bất hợp tác với kẻ thù.
– Kiên trì thái độ bất khuất trước kẻ thù.
– Hi vọng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
– Thao tác 3: Tìm hiểu nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
3. Nghệ thuật thơ văn
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, kết hợp với những hiểu biết ở THCS, nêu nhận xét về nghệ thuật thơ văn NĐC?
– Văn chương trữ tình đạo đức.
+ GV: Em hiểu thế nào về tính chất đạo đức trữ tình ?
– Đậm đà sắc thái Nam Bộ:
+ Ngôn ngữ: mộc mạc bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.
+ Nhân vật: trọng nghĩa khinh tài, nóng nảy, bộc trực nhưng đầm thắm ân tình.
TIẾT 21
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát.
PHẦN HAI : TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung
1. Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?
1. Hoàn cảnh sáng tác
(Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta diễn ra đêm 14/ 12/ 1861, hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh anh dũng). Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, NĐC viết bài văn tế này đọc trong lễ truy điệu các nghĩa sĩ. Bài văn là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những người anh hùng.
2. Vị trí bài văn tế trong sáng tác Nguyễn Đình Chiểu và trong lịch sử văn học Việt Nam ?
2. Vị trí
Bài văn tế nằm trong giai đoạn thứ 2 thuộc bộ phận văn thơ yêu nước của NĐC. Là tác phẩm có giá trị đặc biệt và độc đáo trong văn học dân tộc.
Lần đầu tiên trong lịch sử văn học tác giả đã dựng một tượng đài nghệ thuật về hình ảnh những người nông dân chống thực dân Pháp tương xứng với phẩm chất vốn có của họ ở ngoài đời.
3. Em hiểu như thế nào về thể loại văn tế ? (mục đích, nội dung, hình thức).
3. Thể loại và bố cục
– Văn tế là một thể văn dùng để tế người chết (đôi khi cũng để tế người sống)
– Nội dung : kể về tính tình công đức của người mất và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình.
– Bố cục: 4 phần.
+ Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.
+ Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân – nghĩa sĩ.
+ Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.
+ Khốc tận ( Kết ): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết.
Gv gọi hs đọc văn bản lưu ý hs đọc với giọng : trang trọng kết hợp với trầm lắng, hào hùng sảng khoái thành kính.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Câu “ súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ” đã khái quát đầy đủ hai mặt biến cố chính trị lớn lao của thế kỉ XIX như thế nào ?
(hs suy nghĩ trả lời)
Gv giảng : đây là cuộc đụng độ không cân sức quá chênh lệch về lực lượng giữa hai bên. Đó là hai mặt chính trị lớn lao đến mức “rền đất, tỏ trời” như rung động cả không gian rộng lớn của đất nước. Hai hình ảnh xây dựng từ thấp đến cao, hai thực tế sức mạn và tâm linh(súng và lòng) tưởng như thống nhất có súng mới biết lòng dân nhưng thật ra lại mâu thuẫn, thể hiện quan điểm thời cuộc khá sâu sắc chỉ có lòng dân mới đập tan được tiến súng.
1. Giới thiệu khái quát về thời cuộc và nhân vật người nông dân nghĩa sĩ
– Với hình thức ngắn gọn, câu văn đã dựng nên khung cảnh bão táp của thời đại:
+ “ Súng giặc đất rền “ → giặc xâm lược bằng vũ khí tối tân
+ “ Lòng dân trời tỏ” → ta đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương đất nước.
2. Câu 2 tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nhằm mục đích gì?
– NT đối lập nhằm thể hiện khung cảnh bão táp của thời đại, những biến cố chính trị lớn lao.
Tuy thất bại những người nghĩa sĩ hi sinh nhưng tiếng thơm còn lưu truyền mãi.
1. Em hãy cho biết nguồn gốc xuất thân của người nghĩa sĩ Cần Giuộc ? Chi tiết nào thể hiện điều này ?
(hs trả lời cá nhân)
Gv giảng : tác giả đã vẽ ra một kiếp người nông dân ngày xưa đơn độc, lẻ loi đáng thương tội nghiệp quanh năm “ cui cút làm ăn” ấy lại suốt đời không thoát được “ lo toan nghèo khó “, dường như họ bằng lòng , cam chịu cuộc sống ấy. Họ không quen với việc binh đao, chỉ quen với công việc đồng án thế nhưng những người ấy khi có giặc ngoại xâm thì họ rất anh hùng.
2. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
a. Nguồn gốc xuất thân
– Từ nông dân nghèo cần cù lao động “cui cút làm ăn”
– NT tương phản : chưa quen → chỉ biết, vốn quen → chưa biết.
⇒ tác giả nhấn mạnh việc quen và chưa quen của người nông dân để tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng.
2. Trình bày diễn biến của người nông dân khi thực dân Pháp xâm lược ?
Gv giảng : khi kẻ thù xuất hiện người nông dân có tâm trạng phức tạp. Họ cảm thấy lo sợ → trông chờ người đến cứu họ thoát khỏi cơn lo lắng này – đó là những quan lại triều đình – những người được coi là cha là mẹ của nhân dân chỉ vô vọng. và điều đó đã được NĐC nói trong bài “ chạy giặc” “ xúc cảnh”.
b. Lòng yêu nước nồng nàn
– Khi TD Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy lo sợ → trông chờ → ghét → căm thù → đứng lên chống lại.
→ Diễn biến tâm trạng người nông dân.
3. Em hiểu như thế nào về câu “ một mối xa thư đồ sộ … bộ hổ “ ?
(hs trả lời cá nhân)
Gv liên hệ “ BNĐC” và “ NQSH”
HẾT TIẾT 21, CHUYỂN SANG TIẾT 22
4. Em nhận xét gì về hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được NĐC miêu tả trong việc trang bị vũ khí ?
(hs trả lời cá nhân)
c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân
– Quân trang, quân bị rất thô sơ, chỉ có : một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử.
– Lập được những chiến công ấy:
“ đốt xong nhà dạy đạo “
“ chém rớt đầu quan hai nọ”
5. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong các câu trên ?
– Tác giả sử dụng những động từ chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi : “ đạp rào, lướt, xông vào” đặc biệt là những động từ chỉ hành động dứt khoát “ đốt xong, chém rớt đầu”.
Sử dụng các động từ chéo“ đâm ngang, chém ngược” → làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.
⇒ NĐC đã tạc một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
Lời chuyển : lần đầu tiên người nông dân đi vào văn học, họ chiến đấu rất anh dũng trong hai ngày nhưng cuối cùng thất bai vì đem tấm lòng chống giặc trước một kẻ thù hung bạo nên 20 nghĩa sĩ nằm lại. Vậy tấm lòng của người ở lại đối với người ra đi như thế nào:
6. Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc? Theo em đó là nguồn cảm xúc gì?
Gv giảng : Tiếng khóc Đồ Chiểu hợp thành bởi 3 yếu tố : Nước, Dân, Trời. Đồ Chiểu nhân danh vận nước, nhân danh lich sử mà khóc cho những người anh hùng xả thân cho Tổ Quốc. Tiếng khóc ấy có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại mà còn khích lệ lòng căn thù ý chí tiếp nối sự dở dang của người anh hùng nghĩa sĩ.
3. Ai vãn :sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trươc sự hi sinh của người nghĩa sĩ
– Hình ảnh gia đình tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc chiến.
– Tiếng khóc giọt lệ xót thương đau đớn của tác giả, gia đình thân quyến người anh hùng, nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước khóc thương những người ra đi, khóc thương cho thân phận những người nô lệ.
⇒ Tiếng khóc lớn, tiếng khóc mang tầm vóc lịch sử
– Bút pháp trữ tình thắm thiết.
7. Nhận xét nhịp văn, giọng điệu trong phần ai vãn?
– Giọng điệu đa thanh giàu cung bậc tạo nên những câu văn thật vật vã, đớn đau.
– Nhịp câu trầm lắng, gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân.
1. Tác giả đề cao một quan niệm sống cao đẹp là gì?
4. Phần kết : ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ
– Tác giả đề cao quan niệm : Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước.
– Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.
⇒ khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ.
gv hướng dẫn học sinh tổng kết.
hs đọc phần ghi nhớ sgk.
III . Tổng kết
1. Nghệ thuật
– Chất trữ tình.
– Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu.
– Ngôn ngữ vừa trân trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
2. Ý nghĩa văn bản
– Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
– Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp của họ.
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
IV. Luyện tập
Bài tập (trang 59)
Nhận định trên của Xuân Diệu đã khái quát tất cả tình cảm, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu với nhân dân
+ Tấm lòng yêu nước, lòng căm thù giặc là điều luôn hiện hữu trong ông
+ Ông dùng tấm lòng nhiệt thành, trân trọng nâng niu những người lao động bình dị
+ Ông ca ngợi phẩm chất và vẻ đẹp của những người lao động
+ Ông dành vị trí quan trọng để ngợi ca tinh thần yêu nước sâu sắc, nhiệt thành của những người lao động
Bài tập 2 (trang 65)
Để làm sáng tỏ ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu: “Cái sống được cha ông quan niệm là không tách rời… theo Tây là nhục” có thể phân tích:
– Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc… nghe càng thêm hổ.
– Thà thác đặng câu địch khái… man di rất khổ
– Thác mà trả nước non rồi nợ… muôn đời ai cũng mộ.
4. Củng cố
– Hệ thống hóa bài học.
5. Dặn dò
– Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới : Thực hành về thành ngữ, điển cố
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:
- Giáo án: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Giáo án: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Giáo án: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
- Giáo án: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)
- Giáo án: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Săn SALE shopee tháng 5:
- Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
- SRM Simple tặng tẩy trang 50k
- Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!