Giáo án bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả – VietJack.com

Giáo án bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả – VietJack.com

Giáo án bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả

Link tải Giáo án Ngữ Văn 12 Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Giúp HS :Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu – nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam.

2. Kĩ năng

Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Hố Hữu.

3. Thái độ, tư tưởng

Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc; ở đó phong cách thơ Tố Hữu có những nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật biểu hiện.

B. Phương tiện thực hiện

1. Giáo viên

Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học

2. Học sinh

Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C. Phương pháp

Kết hợp các phương pháp phát vấn, diễn giảng,bình giảng thảo luận nhóm.

D. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ………………..

2. Kiểm tra bài cũ

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

– Cho biết đối tượng của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?

– Với kiểu bài đó, cách làm như thế nào? Diễn đạt cần có những yêu cầu nào?

3. Bài mới

Đọc thêm:  Giáo án bài Thương vợ (Trần Tế Xương) – Giáo án Ngữ văn lớp 11

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Tố Hữu là nhà thơ lớn, cách chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm Một nhành xuân, ông tâm sự:

″Vâng, xin kể cùng Xuân đồng chí

Chuyện riêng chung, một cuộc đời bình dị″

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ″cuộc đời bình dị″ của nhà thơ ấy.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử

GV cho HS đọc lướt để có ấn tượng chung, ghi nhớ những ý chính

?Cuộc đời của Tố Hữu có thể chia làm mấy giai đoạn ?

Hướng dẫn HS tìm hiểu Đường cách mạng, đường thơ.

GV cần nhấn mạnh bảy chặng đường đời của TH gắn liền với bảy chặng đường cách mạng và bảy tập thơ của TH ( nhất là 5 tập thơ đầu)

GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận: Về nội dung chính của 5 tập thơ đầu.

-Nhóm 1: Tập Từ ấy

Sau khi HS trình bày, GV nhấn mạnh Từ ấy là chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình

– Nhóm 2: Tập Việt Bắc

– Nhóm 3: Tập Gió lộng

– Nhóm 4: Ra trận, Máu và hoa

– GV gọi 1 đên 2 HS tóm tắt nội dung chính của hai tập kế tiếp.

Sau cùng GV chốt lại các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.

Hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu.

?Phong cách thơ TH thể hiện ở những mặt nào?

Đọc thêm:  Giáo án bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm – VietJack.com

?Tại sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị? Sau khi HS trả lời GV giải thích trữ tình chính trị thể hiện ở những điểm nào.

?Em chứng minh thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà?

Hướng dẫn HS kết luận

?Cảm nhận chung của em về nhà thơ Tố Hữu?

I. Vài nét về tiểu sử:

– Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế – mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.

– Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân

– Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

II. Đường cách mạng, đường thơ:

1. Từ ấy: (1937- 1946)

– Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.

– Gồm có 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.

2. Việt Bắc: (1946- 1954)

– Tiếng hùng ca thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến.

– Thể hiện những tình cảm lớn.

3. Gió lộng: (1955- 1961)

– Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng- ngợi ca cuộc sống mới trên miền Bắc.

– Tình cảm thiết tha, sâu đậm với miền Nam ruột thịt.

4. Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977):

– Bản hùng ca về ″Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời″.

– Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi ″toàn thắng về ta″.

Đọc thêm:  Giáo án bài Thao tác lập luận so sánh – Lớp 11 – VietJack.com

5. Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta (1999 ):

Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời.

– Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn tỏa sáng trong mỗi tâm hồn con người.

II. Phong cách thơ Tố Hữu:

1.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.

-Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung

– Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.

– Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành

2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà.

– Về thể thơ:

+ Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc

+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên

-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

IV. Kết luận:

Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

Nhắc lại các chặng đường thơ và phong cách nghệ thuật.

5. Dặn dò

– Học bài cũ.

– Chuẩn bị bài Luật thơ.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn, mới nhất khác:

  • Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả
  • Luật thơ
  • Trả bài làm văn số 2

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết