Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp? Vai trò của giao tiếp?
Giao tiếp xác lập các hành vi giữa người với người. Từ đó mà tạo nên các mối quan hệ hay tính cách của các chủ thể được phản ánh. Giao tiếp được thực hiện chủ yếu với lời nói. Bên cạnh đó là sự tham gia của hành vi, cử chỉ hay biểu cảm,… Từ đó mà mang đến các chức năng đảm bảo trong mối quan hệ xã hội. Ý nghĩa phản ánh tâm lý được thể hiện hiệu quả với các tác động của giao tiếp. Thông thường, con người muốn gắn kết với nhau, thực hiện các nhu cầu và mục tiêu phải dựa trên điểm tựa từ giao tiếp.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Với các biểu đạt thông qua lời nói hoặc hành vi, thể hiện với ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Thực hiện với một hoặc nhiều các cách thức trên để phản ánh hiệu quả cảm xúc, thái độ. Cũng như mang đến các thông tin cung cấp để đánh giá đối tượng. Giao tiếp giúp con người có nhiều chủ đề để nói chuyện, quan tâm hoặc đánh giá lẫn nhau.
Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ trong cuộc sống. Có thể xảy ra trong tính chất của mối quan hệ khác nhau một cách đa dạng. Cùng một chủ thể có thể có nhiều cách thức khác nhau, mang đến tính chất mối quan hệ khác nhau với những chủ thể khác. Nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định trong nắm bắt, đánh giá thông tin. Cũng như làm nên tình trạng phản ánh của các mối quan hệ như thân thiết, xã giao,…
Giao tiếp bao gồm hàng loạt yếu tố. Như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Với mỗi mục đích khác nhau, người ta lại tiến hành lựa chọn cách thức giao tiếp khác. Hướng đến thể hiện bản thân cũng như tìm kiếm các giá trị mong muốn.
Giao tiếp có 3 khía cạnh chính:
– Giao lưu: Khi đó, truyền tải thông tin qua cuộc trò chuyện là cách thức được lựa chọn. Trong đó, các bên tìm hiểu những đặc thù trong quá trình tiến hành đó. Gắn với các xác định với mục đích, tâm thế và ý định của nhau. Kết quả của cuộc giao lưu, mỗi bên có thể nhận được các mục đích khác nhau xác định ban đầu.
Quá trình giao lưu sẽ làm giàu thêm về kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia giao tiếp. Các thông tin được truyền tải và tiếp nhận. Cũng như giao tiếp nhiều giúp rèn luyện hiệu quả của việc làm chủ cuộc trò chuyện. Từ đó giúp con người có được nhiều lợi thế hơn với sự tự tin, bản lĩnh.
– Tác động qua lại giữa hai bên. Tác động được thực hiện với ngôn ngữ thống nhất. Cùng hiểu biết về tình huống, hoàn cảnh giao tiếp là điều kiện cần thiết bảo đảm sự tác động qua lại đạt hiệu quả. Các bên có chung một chủ đề thảo luận có thể mang đến chất lượng tốt hơn trong xây dựng mối quan hệ. Có nhiều kiểu tác động qua lại lẫn nhau. Trước hết đó là sự hợp tác và sự cạnh tranh. Tương ứng ứng với chúng là sự đồng tình hay sự xung đột.
Tác động có thể là xuôi hoặc không. Tuy nhiên đều thể hiện rõ nét cho thái độ phản ánh của các bên. Có thể mang đến kết quả mong muốn với giải quyết chủ đề đang trao đổi.
– Khía cạnh tri giác. Bao hàm quá trình hình thành hình ảnh về người khác. Việc đánh giá về tính cách, thái độ,… Xác định được các phẩm chất tâm lý và đặc điểm hành vi của người đó thông qua các biểu hiện bên ngoài. Có thể đến từ ngôn ngữ, điệu bộ, hành vi, thái độ, cách ứng xử. Cần chú ý tới các hiện tượng như: ấn tượng ban đầu, hiệu ứng cái mới, sự điển hình hóa,… Cũng như mang đến các thay đổi suy nghĩ khi đánh giá về người khác qua những lần tiếp xúc khác nhau.
Giao tiếp tiếng Anh là Communication.
2. Chức năng của giao tiếp:
Các chức năng xã hội.
Giao tiếp mang đến tiếng nói chung hay sự tôn trọng cần thiết với các chủ thể. Bên cạnh giúp con người xác định cách ứng xử cần thiết và phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể. Tức là mang đến tinh thần đoàn kết hoặc các kết nối xã hội hiệu quả. Các tiếng nói chung được tạo ra bên cạnh phản ánh trong tiếp nhận hành vi và thái độ.
Giao tiếp còn có chức năng thông tin, giúp trao đổi và tiếp nhận, đánh giá, khai thác thông tin hiệu quả. Muốn quản lí một xã hội phải có thông tin hai chiều. Từ trên xuống, từ dưới lên và cả thông tin giữa các nhóm, tập thể,… Từ đó mới có được sự nhìn nhận đúng về đối tượng và con người họ.
Các chức năng tâm lí – xã hội.
Phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Điều chỉnh cũng như tác động hiệu quả đến tâm lý được thể hiện. Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác, là nhu cầu của họ. Từ đó mang đến các mối quan hệ nhất định cho mức độ khác nhau giữa các chủ thể khác nhau.
Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch với người khác. Tạo nên các điểm chung trong nhu cầu hoặc tư tưởng. Đặc biệt khi con người có thể thực hiện các chia sẻ và cảm thông với nhau. Trong cùng một nhóm, có thể hình thành hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau,… Làm cho các mối quan hệ trở thành các quan hệ thực. Bảo đảm sự tồn tại thực của nhóm và các quan hệ ràng buộc con người. Trong nhóm với người thân, với bạn bè, với công việc,…
Chức năng đồng nhất qua giao tiếp.
Thành viên đồng nhất với nhóm, chấp nhận và tuân thủ các chuẩn mực nhóm. Mang đến phản ánh quan điểm hay ý chí thể hiện. Dẫn đến sự thống nhất nhiều mặt trong nhóm, bên cạnh các ý kiến trong chia sẻ quan điểm cá nhân. Tất cả đảm bảo cho con người họ được thể hiện, năng lực của họ được khai thác. Người càng làm tốt được năng lực giao tiếp càng có sức nặng trong lời nói và hành động. Họ nhận được nhiều sự tôn trọng, ủng hộ và đồng tình hơn.
Nhưng sự vận động của nhóm có thể dẫn tới chỗ một thành viên nào đó tách khỏi nhóm. Đến lúc đó chức năng đồng nhất chuyển thành chức năng đối lập: thành viên này đối lập lại với nhóm vì khác biệt về hứng thú, mục đích, động cơ,… Khi có các khác biệt lớn khiến họ không còn tìm được tiếng nói chung. Giao tiếp luôn mang đến kết quả của hai mặt đó ứng với các chủ thể khác nhau.
Đương nhiên thành viên này sẽ có thể và phải gia nhập vào những mối quan hệ ở nhóm khác. Bởi với tính chất của giao tiếp, con người sẽ tìm được cho mình các chủ thể và nhóm giao tiếp phù hợp. Không có ai quá cô lập với các tình trạng của mối quan hệ được xác lập.
3. Vai trò của giao tiếp:
Trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… và cả những người mới quen. Với nhu cầu từ trao đổi thông tin, thể hiện cảm xúc, tâm tư tới khẳng định bản lĩnh. Trong những hoàn cảnh và tình huống được thực hiện rất khác nhau. Vì những mục đích trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục,… Cũng như giúp con người tham gia vào các mối quan hệ thực tế. Họ bị ràng buộc bởi gia đình, bạn bè, công việc và những nhu cầu khác. Và phải thông qua giao tiếp để phản ánh, thể hiện.
Ông bà ta thương nói: “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nghĩa là phải học những điều thật cơ bản trong cuộc sống, mà ta tưởng là đơn giản và dễ dàng. Cách học hiệu quả nhất là có người sửa để ta thay đổi theo hướng tích cực lên. Do đó cần nói nhiều, tiếp xúc nhiều để gặp gỡ các chủ thể khác nhau. Khi đó, ta có thể điều chỉnh hợp lý để mang đến hiệu quả với mỗi chủ thể ta gặp. Học cách thức giao tiếp chính là một trong những môn học để làm người, mà ai ai cũng cần phải học.
Trong tâm lý học.
Giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bởi vì giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giao tiếp có ảnh hưởng và tác động rất lớn lên suy nghĩ, hành động. Như vậy, cần tìm kiếm hiệu quả của giao tiếp để đảm bảo cho các nhu cầu khác được thực hiện tốt. Đồng thời giao tiếp còn là phương tiện thể hiện nhân cách. Tâm lý của con người được hình thành và phát triển trong giao tiếp với những người xung quanh.
Với sự tự tin hay suy nghĩ chín chắn đều phải được rèn qua kinh nghiệm. Từ đó có tác động nhất định đến tâm lý của con người. Tính cách, thái độ và suy nghĩ cũng được hình thành và tác động qua giao tiếp. Mang đến tác động lớn đến các nhu cầu khác của con người.
Trong quản lý.
Nếu người lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ đoàn kết được các cộng sự. Với tính chất lao động và việc làm có sự tham gia của rất nhiều chủ thể. Các tính cách thể hiện khác nhau cần có những tác động và hành xử của người quản lý là khác nhau. Tạo ra được một bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tổ chức. Cũng như xây dựng các mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa cấp trên với cấp dưới.
Trên cơ sở đó có thể tác động mạnh tới từng cá nhân trong tổ chức, nâng cao uy tín của mình. Từ đó mang đến kính trọng và nể phục nhất định từ nhân viên. Cũng là cơ sở để nhân viên thấy cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong công việc. Mang đến hiệu quả thể hiện với thương hiệu nội bộ và thương hiệu của doanh nghiệp.
Giao tiếp là điều quan trọng đối với bất cứ mối quan hệ nào trong xã hội. Là cần thiết với mỗi người trong các nhu cầu thể hiện khác nhau. Hoạt động giao tiếp cho phép chúng ta phát triển xã hội văn minh, truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng như hướng đến các nhu cầu và quyền lợi được thể hiện đảm bảo hơn. Quá trình giao tiếp hữu hiệu rất quan trọng đối với sự thành công và mãn nguyện của chúng ta.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!