Xây dựng tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trang nghiêm, vững

TĐKT – Sáng 28/11, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027 Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chính thức khai mạc, với chủ đề “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội.

Đại hội vinh dự đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu ý kiến.

Dự Đại hội, có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương…

Đại hội có sự tham dự của 1.091 đại biểu gồm Chư tôn đức Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh; Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đại biểu các Ban, Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội; Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại biểu tang, ni, Phật tử Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu khai mạc Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027 là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với tăng ni, đồng bào tín đồ Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Thành công của Đại hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, góp phần chung tay cùng cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Đại hội phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ để đánh giá đúng thành tựu Phật sự đạt được, chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác điều hành Phật sự của Hội đồng Trị sự; đồng thời phân tích sâu những tiềm năng, lợi thế, nhìn ra những khó khăn, thách thức phía trước, từ đó đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ Phật sự trọng tâm và sáng tạo đột phá nhằm thực hiện thành công một cách hữu hiệu nhất các Phật sự ích đạo, lợi đời, đồng hành cùng cả hệ thống chính trị đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội

Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao những kết quả tốt đẹp, những đóng góp quan trọng của GHPGVN trong nhiệm kỳ 2017 – 2022 vào sự phát triển chung của đất nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác tôn giáo, đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thực hiện bình đẳng giữa các tôn giáo, bảo đảm sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật, đúng hiến chương và điều lệ của các tôn giáo được Nhà nước công nhận. Qua đó, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước, không ngừng chăm lo đời sống cho nhân dân, tạo điều kiện cho đồng bào có đạo và chức sắc tôn giáo thực hiện tốt việc tu hành chân chính và làm tròn bổn phận của công dân với Tổ quốc.

Đọc thêm:  Nghị luận về phong trào đi du học nước ngoài của học sinh hiện

Đánh giá cao GHPGVN đã lựa chọn chủ đề đại hội là “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển”, Chủ tịch nước đề nghị Đại hội tập trung thảo luận, thống nhất ý chí và hành động của toàn thể Giáo hội để quyết tâm thực hiện thành công 12 mục tiêu tổng quát về hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã đề ra. Xây dựng tổ chức GHPGVN trang nghiêm, vững mạnh, phát triển; suy tôn, suy cử các quý vị lãnh đạo trong Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự là những người tiêu biểu về đạo hạnh và năng lực, đại diện cho các hệ phái, vùng miền, xứng đáng là “thạch trụ tùng lâm”. Thống nhất tu chỉnh Hiến chương phù hợp và đáp ứng yêu cầu hoạt động của Giáo hội trong giai đoạn mới, tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp của Phật giáo, khẳng định vị thế của tổ chức Phật giáo duy nhất ở Việt Nam đại diện cho Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước, làm cơ sở để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam mong rằng với tôn chỉ, mục đích cao cả của phật giáo, với đường hướng hành đạo: “Đạo pháp – dân tộc -chủ nghĩa xã hội”, trong nhiệm kỳ mới, GHPGVN tiếp tục tập trung chỉ đạo, tập hợp đoàn kết tăng ni, Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam, góp phần tích cực vào đoàn kết và hòa hợp dân tộc, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, chung tay thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phật giáo Việt Nam trực tiếp đóng góp vào sự phát triển hùng vường, thịnh vượng của Việt Nam vào năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước đề nghị các ban, bộ, ngành trung ương và các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng MTTQ Việt Nam luôn quan tâm và thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo; hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng hoạt động tuân thủ pháp luật, tạo môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ổn định, lành mạnh ở nước ta.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động tặng các tập thể, cá nhân thuộc GHPGVN

Hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ VIII (2017 -2022) vừa qua đã diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vô cùng đặc biệt với nhiều thuận lợi và cũng phải đối diện với những khó khăn, thách thức chưa từng diễn ra. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã điều hành linh hoạt, sáng tạo các hoạt động Phật sự của Giáo hội. Các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự các cấp đã đạt được những mục tiêu, kế hoạch đề ra trong nhiệm kỳ. Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã rất nỗ lực trong các Phật sự và chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo cấp huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo đúng kế hoạch Thông tư 205/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự. Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã diễn ra thành công ở tất cả 63 tỉnh, thành phố theo đúng Thông tư 60/TT-HĐTS để tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX.

Đọc thêm:  Khái niệm, tính chất và cách chứng minh tứ giác là Hình thoi

Toàn thể tăng ni, Phật tử trong Giáo hội đã hòa hợp, nỗ lực, cố gắng vượt bậc đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng, đó là: Tăng sự trang nghiêm, tăng ni đoàn kết; các kỳ An cư kết hạ được tổ chức ở tất cả các Ban Trị sự, tổ chức thành công 70 Đại Giới đàn truyền thụ giới pháp cho hơn 20 ngàn giới tử tiếp nối hậu lai, báo Phật ân đức; hàng trăm ngàn đồng bào Phật tử được quy y Tam bảo; chùa và cơ sở tự viện được mở mang xây dựng; nhiều buổi thuyết pháp, tưởng niệm tri ân Anh hùng liệt sĩ, nhiều khóa tu mùa hè, khóa giảng và tu online được tổ chức đáp ứng cho nhu cầu của đồng bào Phật tử và giới trẻ thanh thiếu niên; công tác từ thiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, liên tục với giá trị hơn 7.000 tỷ đồng. Công tác ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, có hiệu quả thiết thực chung tay thực hiện tốt sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, một lần nữa tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã càng chứng tỏ tinh thần Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử. Các cấp Giáo hội đã chung tay cùng cả hệ thống chính trị và toàn xã hội góp phần đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh. Tăng ni, Phật tử tích cực đóng góp nguồn lực cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19, Quỹ Vaccine do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, mua sắm trang thiết bị y tế, phòng áp lực âm, xe cứu thương, thuốc cho bệnh nhân… và hàng trăm tấn lương thực gạo, thực phẩm rau quả, hàng triệu suất ăn yêu thương trong vùng tâm dịch, hàng nghìn túi an sinh, túi thuốc F0… Nhiều tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xung phong vào phong trào “Cởi áo cà sa, khoác áo blouse” tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Nhiều chùa được sử dụng làm nơi cách ly tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để chung tay chiến thắng đại dịch đưa cuộc sống trở lại bình an.

Đọc thêm:  Tổng hợp cấu trúc câu hỏi đuôi và bài tập tag question - TalkFirst

Quan hệ Phật giáo quốc tế và hoạt động đối ngoại giao lưu, hợp tác quốc tế là một trong những thành tựu Phật sự nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua, trong điều kiện phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động giao lưu quốc tế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội ở khắp nơi trên thế giới. Song, trong những năm đầu nhiệm kỳ trước khi xảy ra dịch bệnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử và tổ chức hàng trăm đoàn của Giáo hội đi thăm viếng Phật giáo các nước, tham dự các hội thảo Phật giáo quốc tế làm tăng cường tình hữu nghị và làm sâu sắc mối quan hệ quốc tế. Giáo hội đã tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 3 tại Việt Nam năm 2019 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam có sự tham dự của các đại biểu đến từ 112 quốc gia, vùng lãnh thổ, có 5 vị nguyên thủ là Tổng thống, Thủ tướng các quốc gia tham dự. Qua các kỳ Vesak rất thành công, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, cũng như sự chủ động, năng lực hội nhập quốc tế của Giáo hội. Qua đó, góp phần khẳng định Việt Nam luôn là thành viên tích cực của Liên hợp quốc, giới thiệu về truyền thống văn hóa, hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam với bạn bè thế giới.

Nhiệm kỳ IX (2022 – 2027), tăng ni, tín đồ Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam nỗ lực phấn đấu theo định hướng: Kỷ cương, Trách nhiệm, Đoàn kết, Phát triển. Tại Đại hội này, các đại biểu có nhiệm vụ tập trung thảo luận, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, phương thức thực hiện hiệu quả các Phật sự trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế trong nhiệm kỳ vừa qua. Qua đó, đề ra phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ tới; thảo luận, đóng góp ý kiến vào 12 mục tiêu Phật sự lớn của Giáo hội trong nhiệm kỳ tới, các dự thảo văn kiện trình Đại hội; suy tôn Đức Pháp chủ và bổ sung Hội đồng Chứng minh; suy cử Hội đồng Trị sự khóa IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Một trong những nội dung quan trọng của Đại hội kỳ này là tiến hành tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đảm bảo Hiến chương thực sự phù hợp với các quy định trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật Nhà nước liên quan, cũng như phù hợp với thực tiễn trong công tác điều hành Phật sự.

Trong phiên khai mạc, Đại hội đã tiến hành nghi thức khen thưởng: Trao tặng 2 Huân chương Lao động hạng Nhì, 6 Huân chương Lao động hạng Ba cho các tập thể, cá nhân; trao tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc cho 13 cá nhân; tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 4 tập thể và 13 cá nhân; tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho 3 cá nhân; Bằng khen của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho 17 cá nhân tiêu biểu.

Phương Thanh

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button