Thủ tục công chứng lưu giữ di chúc mới nhất

Thủ tục công chứng lưu giữ di chúc mới nhất Thủ tục công chứng lưu giữ di chúc mới nhất

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Công chứng lưu giữ di chúc ở đâu?

1.1 Công chứng di chúc.

1.2 Lưu giữ di chúc.

2. Thời hạn lưu giữ di chúc.

3. Trình tự thủ tục công chứng lưu trữ di chúc.

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị công chứng di chúc.

3.2 Trình tự thủ tục công chứng di chúc.

3.3 Hồ sơ cần chuẩn bị yêu cầu lưu giữ di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng.

3.4 Trình tự thủ tục lưu giữ di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng.

4. Dịch vụ công chứng lưu giữ di chúc.

Di chúc sau khi được lập và thực hiện thủ tục công chứng hoặc trường hợp không được công chứng phải đáp ứng các điều kiện di chúc hợp pháp theo quy định pháp luật. Chủ thể có yêu cầu có thể thực hiện lưu giữ di chúc tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc gửi người khác lưu giữ. Vậy thủ tục công chứng lưu giữ di chúc được tiến hành như thế nào? Đọc ngay bài viết này để được giải các thắc mắc về lưu giữ di chúc

1. Công chứng lưu giữ di chúc ở đâu?

1.1 Công chứng di chúc

  • Căn cứ theo Điều 56 Luật công chứng 2014 thì người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng như Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng. Vậy trường hợp người có nhu cầu công chứng di chúc hoặc thuộc trường hợp bắt buộc công chứng di chúc có thể đến các Văn phòng công chứng/Phòng công chứng để được hướng dẫn và thực hiện thủ tục công chứng di chúc.

1.2 Lưu giữ di chúc

  • Theo quy định tại Điều 641, Bộ luật dân sự 2015 thì người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc hoặc gửi người khác lưu giữ bản di chúc của mình. Vậy theo quy định của pháp luật có hai chủ thể có thể lưu giữ di chúc đó là tổ chức hành nghề công chứng, người thân quen hoặc tin tưởng của người lập di chúc.
  • Đối với việc lưu giữ di chúc tại Tổ chức hành nghề công chứng sẽ được thực hiện theo pháp luật về dân sự, tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc phải tiến hành niêm phong di chúc theo quy định của pháp luật trước mặt người lập di chúc và ghi vào sổ lưu giữ để có thể đảm bảo chắc chắn việc lưu giữ đã được mọi người chứng kiến, tránh những tranh chấp sau này. Sau đó, Công chứng viên phải lập Giấy nhận lưu giữ di chúc gồm hai bản, một bản cấp cho người lập di chúc và một bản được lưu trữ tại tổ chức hành nghề công chứng.
  • Đối với trường hợp gửi người khác lưu giữ di chúc thì người lập di chúc nên gửi di chúc đến một người mà mình có quan hệ chặt chẽ, tin tưởng khi còn sống để bảo đảm việc phân chia di sản sau khi người lập di chúc chết đúng với mong muốn, nguyện vọng của mình. Người lập di chúc nên biết rõ một số thông tin cơ bản về người gửi giữ bản di chúc. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3, Điều 641 Bộ luật dân sự 2015 thì người giữ bản di chúc có nghĩa vụ như sau:
    • Giữ bí mật nội dung di chúc;
    • Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
    • Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
Đọc thêm:  Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu

2. Thời hạn lưu giữ di chúc

  • Căn cứ theo khoản 2, Điều 64, Luật công chứng 2014 thì “bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp”. Vậy di chúc cũng như các giấy tờ khác sẽ được lưu giữ tại trụ sở của Văn phòng công chứng/Phòng công chứng ít nhất là 20 năm.
  • Trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.

3. Trình tự thủ tục công chứng lưu trữ di chúc

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị công chứng di chúc

  • Căn cứ Điều 40 Luật công chứng năm 2014 thì khách hàng có nhu cầu thực hiện thủ tục công chứng di chúc cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
    • Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu có sẵn của tổ chức hành nghề công chứng);
    • Dự thảo di chúc (có thể tự soạn hoặc đến tổ chức hành nghề công chứng để được hướng dẫn);
    • Bản chính giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng hoặc giấy tờ khác của người yêu cầu công chứng di chúc;
    • Bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường người yêu cầu công chứng để lại di sản đó. Ví dụ như: Sổ đỏ, Hợp đồng mua bán nhà đất, Sổ tiết kiệm…
  • Khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng, qúy khách hàng sẽ được Công chứng viên tư vấn và hướng dẫn tận tình về hồ sơ pháp lý để thực hiện thủ tục công chứng.
Đọc thêm:  Đồng chí Bùi Quang Huy tái đắc cử Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành

3.2 Trình tự thủ tục công chứng di chúc

Căn cứ theo Điều 53 Luật công chứng năm 2014 thì Thủ tục công chứng di chúc được tiến hành theo các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
    • Người yêu cầu công chứng tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo giấy tờ hướng dẫn ở mục trên tại tổ chức có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
    • Công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ người yêu cầu công chứng đã nộp. Sau khi kiểm tra hồ sơ và nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý yêu cầu công chứng và ghi vào sổ công chứng.
  • Bước 3: Soạn thảo di chúc
    • Trường hợp người yêu cầu công chứng đã chuẩn bị dự thảo di chúc thì công chứng viên kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản.Trường hợp trong dự thảo di chúc có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
    • Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.
  • Bước 4: Ký tên
    • Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
    • Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản đó. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ hồ sơ đã nêu ở mục trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký tên cụ thể vào từng trang của di chúc theo quy định của pháp luật.
  • Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả
    • Nộp phí theo quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền công chứng và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nhận kết quả là di chúc đã được công chứng theo giấy hẹn
Đọc thêm:  Kịch bản chương trình văn nghệ mừng Đảng mừng xuân năm mới

3.3 Hồ sơ cần chuẩn bị yêu cầu lưu giữ di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng

  • Phiếu yêu cầu nhận lưu giữ di chúc(theo mẫu có sẵn của tổ chức hành nghề công chứng);
  • Bản chính di chúc cần lưu giữ;
  • Bản chính giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng hoặc giấy tờ khác của người yêu cầu công chứng di chúc.

3.4 Trình tự thủ tục lưu giữ di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
    • Người yêu cầu lưu giữ di chúc tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo giấy tờ hướng dẫn ở mục trên tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
    • Công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ người yêu cầu lưu giữ di chúc đã nộp. Sau khi kiểm tra hồ sơ và nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý yêu cầu lưu giữ di chúc và ghi vào sổ lưu giữ.
  • Bước 3: Niêm phong di chúc và ghi giấy nhận lưu giữ
    • Công chứng viên tiến hành niêm phong di chúc trước mặt người lập di chúc và người có liên quan. Sau đó ghi giấy nhận lưu giữ di chúc cho người lập di chúc và lưu giữ một bản tại tổ chức hành nghề công chứng.
  • Bước 4: Trả kết quả
    • Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí theo quy định của pháp luật và tổ chức hành nghề công chứng. Tổ chức hành nghề công chứng giao nhận giấy lưu giữ di chúc cho người yêu cầu lưu giữ di chúc.

4. Dịch vụ công chứng lưu giữ di chúc

  • Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng được thành lập theo quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đã đi vào hoạt động theo Giấy phép Đăng ký hoạt động số 41.02.0050/TP-CC-ĐKHĐ ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đội ngũ công chứng viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu rộng, tận tình phục vụ sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ công chứng tại văn phòng. Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng rất vinh dự và tự hào được cung cấp cho Quý khách các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
  • Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 63 65 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất về trình tự, thủ tục công chứng lưu giữ di chúc.
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button