Bạn đã xem bộ phim “mùa gió chướng” rất nổi tiếng của Việt Nam chưa? Bạn có biết mùa gió chướng là gì không? Đây là một hiện tượng thời tiết có giải thích khoa học hẳn hoi đấy. Cùng tìm hiểu khái niệm gió chướng từ góc nhìn khoa học trong bài viết dưới đây nhé.
Gió chướng là gì? Gió chướng xảy ra ở đâu?
Gió chướng là gì?
Theo các nhà khoa học về khí tượng thủy văn: Việt Nam và các nước Đông Nam Á nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Thời gian của hai mùa gần trùng với thời gian ảnh hưởng của hai mùa gió mùa là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đối với vùng biển và ngoài khơi có gió to, sóng lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động trên biển.
Mặt khác, trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc phát triển mạnh vùng biển phía nam biển Đông, trên thượng lưu sông Mê Kông mực nước đang ở vào thời kỳ kiệt nhất, nguồn nước ngọt chảy về hạ lưu rất ít, gió mùa Đông Bắc thổi với hướng gió thẳng góc với mặt cắt ngang của các cửa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long, nên sự xâm nhập mặn có khả năng vào sâu hơn trong các sông. Cũng chính vì những lẽ đó mà nhân dân Nam Bộ gọi gió mùa Đông Bắc là gió Chướng.
Gió chướng xảy ra ở đâu?
Gió chướng thường xảy ra ở khu vực Nam Bộ, nhất là đối với vùng gần ven biển có những ao hồ nuôi trồng thủy hải sản, cũng như những vùng chuyên canh sản xuất nông sản, gió chướng hay gió mùa Đông Bắc thường gây ra nhiều bất lợi cho việc sản xuất.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: Gió chướng bắt đầu thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Hướng gió từ Đông đến Đông Nam tốc độ khoảng 6 – 7m/s, lúc mạnh có thể lên tới 11 – 17 m/s. Gió có hướng thổi ngược dòng sông Tiền, sông Hậu nên được gọi là gió chướng vì thế gặp lúc thuỷ triều lên dồn nước vào sâu trong sông đem theo cả mặn vào, ảnh hưởng đến lúa Đông xuân vùng ven biển…
Ngoài biển, gió chướng gây sóng to biển động trở ngại cho tàu bè đi lại.
Những giải thích khoa học về gió chướng
Mùa gió chướng là khi nào ?
Đầu mùa, gió chướng chỉ chiếm từ 20% – 30% trong toàn bộ những ngày có gió, nhưng tỷ lệ này tăng dần và đến tháng 2 thì tỉ lệ gió chướng đã chiếm tới trên 73%. Nghiên cứu tương quan giữa gió chướng và mặn cho thấy, khi có gió chướng cấp 5,6 trở lên thì độ mặn sẽ rất cao.
Thông thường, gió chướng thổi từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 2 đến 10 ngày, trong đó các vùng ven biển, cửa sông là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì vậy, người miền Nam rất không thích mùa gió chướng. Các nhà khoa học cũng tìm mọi cách để ngăn xâm nhập mặn vào mùa gió chướng
Gió chướng có liên quan gì đến gió mùa đông bắc không?
Như đã giải thích ở trên, gió chướng chính là khái niệm mà dân miền Nam Bộ gọi gió Đông Bắc và gió tín phong, do đó, gió Đông Bắc và gió chướng là cùng một nghĩa. Gió chướng thì xảy ra ở khu vực Nam bộ, nhất là vùng ven biển và nuôi trồng hải sản.
Sự xâm nhập mặn là một trong những yếu tố gây trở ngại lớn đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản và sinh hoạt của nhân dân. Khi có gió chướng mạnh có thể làm cho độ mặn tăng đột biến làm thiệt hại không ít cho sản xuất và đời sống người dân.
Trên đây là những giải thích dưới góc nhìn khoa học về khái niệm gió chướng là gì? gió chướng có liên quan đến gió mùa đông bắc hay không? Hi vọng hữu ích cho các bạn