Cu(OH)2 + HCOOH → CO2 + Cu2O↓ + H2O – VietJack.com

Phản ứng Cu(OH)2 + HCOOH hay Cu(OH)2 ra Cu2O hoặc HCOOH ra CO2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Cu(OH)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:

2Cu(OH)2 + HCOOH → CO2 + Cu2O ↓ + 3H2O

Điều kiện phản ứng

– nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 sau đó cho dung dịch axit fomic vào và đun nóng nhẹ.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– Dung dịch tạo kết tủa Cu(OH)2 sau khi cho axit fomic đun nóng nhẹ vào tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.

Bạn có biết

– Các andehit có nhóm -CHO khi cho tác dụng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: HCOOH, CH3COOH, C2H5OH. Dùng hóa chất nào để phân biệt các dung dịch trên?

A. dd AgNO3/NH3 B. NaOH

C. Na D. Cu(OH)2/OH-

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

HCOOH: xuất hiện kết tủa đỏ gạch (Cu2O)

CH3COOH: Cu(OH)2 bị hòa tan thành dung dịch màu xanh

C2H5OH: ko hiện tượng

Ví dụ 2: Có 5 bình mất nhãn chứa các dung dịch: dung dịch HCOOH, dd CH3COOH, ancol etylic, glixerol và CH3CHO. Dùng hóa chất nào để nhận biết được cả 5 dung dịch trên?

Đọc thêm:  Bài tập về Mol, tính khối lượng Mol và Tỉ khối của chất khí - Hóa 8

A. AgNO3/NH3, quỳ tím

B. Cu(OH)2, Na2CO3

C. nước brom, quỳ tím

D. AgNO3/NH3, Cu(OH)2

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Khi cho AgNO3/NH3 vào thì thấy ống nghiệm nào có kết tủa Ag màu trắng xám thì là chứa HCOOH và CH3CHO. Như vậy chia được thành 2 nhóm để phân biệt, nhóm 1: HCOOH và CH3CHO còn nhóm 2 gồm ancol etylic, glixerol, CH3COOH.

Sau đó cho Cu(OH)2 vào :

+ nhóm 1: thì thấy Cu(OH)2 tan ra và thấy dung dịch sau phản ứng có màu xanh là dung dịch HCOOH còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì là CH3CHO.

+ nhóm 2: Khi cho Cu(OH)2 thì thấy dd sau phản ứng tạo phức màu xanh là chứa glixerol, dung dịch sau pư có màu xanh nhạt là CH3COOH, ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là ancol etylic.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

  • Cu(OH)2 → CuO + H2O
  • Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O
  • Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
  • Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
  • Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
  • Cu(OH)2 + CH3CHO → CH3COOH + Cu2O ↓ + H2O
  • Cu(OH)2 + HCHO → HCOOH + Cu2O ↓ + H2O
  • Cu(OH)2 + C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu
  • Cu(OH)2 + C2H4(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu
  • Cu(OH)2 + C6H12O6 → [C6H11O6]2Cu + H2O
  • Cu(OH)2 + C12H22O11 → [C12H21O11]2Cu + H2O
  • Cu(OH)2 + CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button