Hệ thống kiến thức Sinh học dành cho thi THPT Quốc Gia

Hệ thống kiến thức Sinh học dành cho thi Đại học

Để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2023, các bạn học sinh cần hệ thống hoá lại kiến thức mình đã học trong nhà trường. Sau đây là những kiến thức môn Sinh học đã được hệ thống hoá để các bạn tham khảo.

  • Phương pháp giải bài tập Liên kết gen và Hoán vị gen
  • Phương pháp giải bài tập di truyền người

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học

Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN

I. Khái niệm và cấu trúc của gen.

1. Khái niệm.

Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định như chuỗi polipeptit hay ARN.

2. Cấu trúc của gen.

a. Cấu trúc chung của gen cấu trúc

Mỗi gen gồm 3 vùng trình tự nucleotit:

Vùng điều hoà: Mang mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động, kiểm soát quá trình phiên mã.

  • Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các axit amin.
  • Vùng kết thúc: Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen.

  • Ở sinh vật nhân sơ: Các gen có vùng mã hoá liên tục gọi là gen không phân mảnh.
  • Ở sinh vật nhân thực: Hầu hết các gen có vùng mã hoá không liên tục (các đoạn êxon xen kẽ các đoạn intron) gọi là gen phân mảnh.

3. Các loại gen: Có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà …

II. Mã di truyền

  • Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các aa trong phân tử prôtêin. Mã di truyền được đọc trên cả mARN và ADN. Mã di truyền là mã bộ ba.
  • Có tất cả 43 = 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ ba mã hoá cho 20 loại axit amin.
Đọc thêm:  Các cấu trúc viết lại câu Tiếng Anh thông dụng nhất và Bài tập

* Đặc điểm của mã di truyền

  • Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá một axit amin.
  • Có tính đặc hiệu, tính thoái hoá, tính phổ biến.
  • Trong 64 bộ ba có 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) và một bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá aa mêtiônin ở sv nhân thực (ở sv nhân sơ là foocmin mêtionin).

III. Quá trình nhân đôi của ADN.

1. Nguyên tắc: ADN có khả năng nhân đôi để tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

2. Quá trình nhân đôi của ADN.

a. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (VK E. coli).

  • Nhờ các enzim tháo xoắn phân tử ADN được tách làm 2 mạch tạo ra chạc chữ Y (một mạch có đầu 3’- OH, một mạch có đầu 5’- P). Enzim ADN pôlimeraza bổ sung Nu vào nhóm 3’- OH.
  • Trên mạch có đầu 3’- OH (mạch khuôn), sẽ tổng hợp mạch mới một cách liên tục bằng sự liên kết các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung.
  • Trên mạch có đầu 5’- P (mạch bổ sung), việc liên kết các nuclêôtit được thực hiện gián đoạn theo từng đoạn Okazaki (ở tế bào vi khuẩn dài 1000 – 2000Nu). Sau đó enzim ligaza sẽ nối các đoạn Okazaki lại với nhau tạo thành mạch mới.
  • Hai phân tử ADN được tạo thành. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ ban đầu (bán bảo toàn).
Đọc thêm:  Quần chúng nhân dân là gì? Vai trò của quần chúng nhân dân?

b. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực. Cơ chế giống với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên có một số điểm khác:

  • Nhân đôi ở sv nhân thực có nhiều đơn vị nhân đôi, ở sv nhân sơ chỉ có một.
  • Nhân đôi ở sv nhân thực có nhiều enzim tham gia.

Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

I. Cơ chế phiên mã:

1. Khái niệm:

Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình phiên mã (còn gọi là sự tổng hợp ARN).

Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tb , ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST đang giãn xoắn.

2. Diễn biến của cơ chế phiên mã

Gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.

Phiên mã ở SV nhân thực tạo ra mARN sơ khai gồm các exon và intron. Sau đó các intron bị loại bỏ chỉ còn lại các exon tạo thành mARN trƣởng thành.

II. Cơ chế dịch mã.

1. Khái niệm:

Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuỗi polipeptit của prôtêin.

2. Diễn biến:

a. Hoạt hoá aa:

Trong tb chất nhờ các enzim đặc hiệu và năng lƣợng ATP, các aa đựơc hoạt hoá và gắn với tARN tạo nên phức hợp aa – tARN.

b. Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit:

*Giai đoạn mở đầu

tARN mang aa mở đầu tiến vào vị trí codon mở đầu sao cho anticodon trên tARN của nó khớp bổ sung với codon mở đầu trên mARN.

*Giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit

Đọc thêm:  Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch mới nhất 2023

tARN mang aa thứ nhất đến codon thứ nhất sao cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ nhất trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết péptit giữa aa 1 và aa mở đầu

Ribôxôm dịch chuyển đi 1 bộ ba đồng thời tARN mang aa mở đầu rời khỏi RBX.

tARN mang aa thứ hai đến codon thứ hai sao cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ hai trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết péptit giữa aa 2 và aa 1.

Sự dịch chuyển của RBX lại tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN.

*Giai đoạn kết thúc chuỗi pôlipeptit

Quá trình dịch mã tiếp diễn cho đến khi RBX gặp codon kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.

RBX tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit đƣợc giải phóng, aa mở đầu cũng rời khỏi chuỗi polipeptit để trở thành prôtêin hoàn chỉnh.

(Còn tiếp)

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Hệ thống kiến thức Sinh học dành cho thi THPT Quốc Gia. Bài viết cho chúng ta thấy được hệ thống kiến thức môn Sinh học. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh nhé.

Mời các bạn cùng tham khảo các tài liệu ôn thi THPT Quốc gia được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải:

Tài liệu luyện thi đại học môn ToánTài liệu luyện thi đại học môn Hóa họcTài liệu luyện thi đại học môn Vật lýTài liệu luyện thi đại học môn Sinh họcTài liệu luyện thi đại học môn Ngữ vănTài liệu luyện thi đại học môn Lịch sửTài liệu luyện thi đại học môn Địa lýTài liệu luyện thi đại học môn Tiếng Anh

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button