Hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ Đoàn thuyền

Đề bài: Em hãy phân tích Hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

hinh anh nhung con nguoi lao dong moi trong bai tho doan thuyen danh ca

Bài văn mẫu Hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Mẹo Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao

I. Dàn ý Hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận (các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác của ông sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,…)- Giới thiệu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá’ (hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ,…)- Nêu vấn đề nghị luận: Hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

2. Thân bài

* Những con người lao động mới là những người có tâm hồn phóng khoáng, yêu lao động và luôn có niềm hi vọng, ước mong đánh bắt được nhiều hải sản (hai khổ thơ đầu)– Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên miền biển lúc hoàng hôn tuyệt đẹp- Trên cái nền thiên nhiên thơ mộng, gần gũi, thân thương ấy, hình ảnh con người dần hiện ra:+ Phụ từ “lại”: gợi lên thế chủ động của con người trước thiên và cho thấy rằng công việc ra khơi của những con người nơi đây vẫn lặp đi lặp lại hằng ngày.+ “câu hát căng buồm cùng gió khơi”:→ Cụ thể hóa niềm vui sướng cùng sự hào hứng của người lao động.→ Sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” đã gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.+ Hình ảnh nhân hóa “đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”: gợi lên hình ảnh những người lao động đang làm việc, lao động hăng say không kể ngày đêm giữa biển cả.+ Câu hát “đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”: không chỉ như một lời mời gọi những loài cá mà hơn thế nữa, nó còn cho thấy ước muốn đánh bắt được thật nhiều những loài hải sản và những điều đó xét đến cùng là khao khát, là hi vọng được khám phá, chinh phục tự nhiên của những người lao động .

* Hình ảnh con người lao động mới hiện lên là những người với niềm vui sướng phơi phới, sự hăng hái trong lao động, làm chủ thiên nhiên, quê hương, đất nước (khổ 3)– Lối nói khoa trương, phóng đại, những hình ảnh “lái gió với buồm trăng”, “lướt giữa mây cao với biển bằng” gợi nên hình ảnh con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào thiên nhiên bao la, rộng lớn của biển cả, của vũ trụ.- Sử dụng hàng loạt các động từ “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn” cho thấy đoàn thuyền đang làm chủ biển trời, làm chủ thiên nhiên.

* Những người lao động trong bài thơ còn là những con người với lòng biết ơn sâu sắc trước những ân tình của thiên nhiên, của quê hương và là những con người lớn lao, phi thường (khổ 5 và khổ 6)– Những người lao động với lòng biết ơn ân tình của thiên nhiên, quê hương:+ Trước sự giàu có ấy của biển cả những người lao động đã cất lên tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển và tình cảm của mình.+ Hình ảnh so sánh độc đáo biển với “lòng mẹ”:→ Cho thấy vai trò, vị trí lớn lao của biển cả đối với những con người lao động→ Thể hiện niềm tự hào sâu sắc và lòng biết ơn của những người dân chài với biển cả, với quê hương yêu dấu.- Hình ảnh những con người lao động còn hiện lên thật phi thường, lớn lao.+ Sử dụng hàng loạt các hình ảnh độc đáo, giàu giá trị đặc tả để tái hiện lại một cách chân thực công việc kéo lưới của những người dân chài.+ Hình ảnh ẩn dụ “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: tạo nên những nét vẽ, những nét tạo hình đầy gân guốc, chắc khỏe, cứng cỏi, gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân làng chài.

Đọc thêm:  Định Nghĩa, Tính Chất, Cách Tính đường Cao Trong Tam Giác đều

– Hình ảnh “vẩy bạc”, “đuôi vàng”:+ Gợi nên sự giàu có của biển cả, sự bội thu của chuyến ra khơi+ Thể hiện niềm vui sướng, phơi phới của những người lao động- Người lao động hiện lên với niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan khi được làm chủ đất trời, thiên nhiên bao la, rộng lớn (khổ cuối)- Từ “với” gợi niềm vui phơi phới của những người dân chài khi trở về trên một chiếc thuyền đầy ắp cá sau một chuyến đi thuận lợi và bội thu.- Hình ảnh nhân hóa “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”: đoàn thuyền đang trở thành một sinh thể sống để chạy đua với thiên nhiên.→ Nâng tầm vóc của đoàn thuyền, của con người ngang với tầm vóc của vũ trụ, của thiên nhiên.

3. Kết bài

Khái quát hình tượng con người lao động mới trong bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân.

II. Bài văn mẫu Hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Ra đời vào năm 1958, là kết quả chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong số những bài thơ tiêu biểu cho thơ của Huy Cận sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên vùng biển đẹp, giàu có mà qua đó còn khắc họa thành công hình ảnh những người lao động mới – những con người dân chài lưới với vẻ tinh thần lao động hào hứng, luôn chan chứa sức sống và tinh thần khỏe khoắn.

Hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ được khắc họa trên nền thiên nhiên rộng lớn, bao la và trước hết, họ là những người có tâm hồn phóng khoáng, yêu lao động và luôn có niềm hi vọng, ước mong đánh bắt được nhiều hải sản. Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên miền biển lúc hoàng hôn tuyệt đẹp với việc sử dụng những hình ảnh so sánh độc đáo “mặt trời xuống biển như hòn lửa” cùng biện pháp nhân hóa – “sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Và để rồi, trên cái nền thiên nhiên thơ mộng, gần gũi, thân thương ấy, hình ảnh con người dần hiện ra:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơiCâu hát căng buồm cùng gió khơi

Phụ từ “lại” đã giúp nhấn mạnh ngữ điệu của câu thơ, đồng thời, qua đó gợi lên thế chủ động của con người trước thiên nhiên và hơn thế, nó cho chúng ta thấy rằng công việc ra khơi của những con người nơi đây vẫn lặp đi lặp lại hằng ngày, nó trở thành một công việc quen thuộc đối với những con người nơi đây. Đặc biệt, hình ảnh “câu hát căng buồm cùng gió khơi” là một sáng tạo độc đáo, qua đó đã cụ thể hóa niềm vui sướng cùng sự hào hứng của người lao động. Thêm vào đó, với việc sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” đã gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của người lao động gửi vào trong những lời ca ấy. Trong tâm trạng hứng khởi khi ra khơi, những người dân chài đã cất lên tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển ca và gửi gắm niềm ước mong của mình.

Đọc thêm:  Top 10 bài Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặngCá thu biển đông như đoàn thoiĐêm ngày dệt biển muôn luồng sángĐến dệt lưới ta đoàn cá ơi.

Với thủ pháp liệt kê cùng biện pháp so sánh, tác giả đã ngợi ca sự giàu có, trù phú của biển ca. Nhưng hơn hết, qua hình ảnh nhân hóa “đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng” như đã gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh những người lao động đang làm việc, lao động hăng say không kể ngày đêm giữa biển cả. Đồng thời, câu hát “đến dệt lưới ta đoàn cá ơi” không chỉ như một lời mời gọi những loài cá mà hơn thế nữa, nó còn cho thấy ước muốn đánh bắt được thật nhiều những loài hải sản và những điều đó xét đến cùng là khao khát, là hi vọng được khám phá, chinh phục tự nhiên của những người lao động nơi đây.

Thêm vào đó, hình ảnh con người lao động mới còn hiện lên là những người với niềm vui sướng phơi phới, sự hăng hái, làm chủ thiên nhiên, quê hương, đất nước.

Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằngRa đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng.

Trên cái nền thiên nhiên bao la, rộng lớn, chiều cao của gió của trăng, chiều rộng cả mặt biển và chiều sâu của lòng biển hình ảnh đoàn thuyền đánh cá dần hiện lên. Với lối nói khoa trương, phóng đại, những hình ảnh “lái gió với buồm căng”, “lướt giữa mây cao với biển bằng” gợi nên hình ảnh con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào thiên nhiên bao la, rộng lớn của biển cả, của vũ trụ. Thêm vào đó, với việc sử dụng hàng loạt các động từ “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn” cho thấy đoàn thuyền đang làm chủ biển trời, làm chủ thiên nhiên. Như vậy, khổ thơ với việc sử dụng những hình ảnh kì vĩ, lớn lao đã cây dựng thành công hình ảnh của đoàn thuyền, của những con người nơi đây đang làm chủ thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn.

Đồng thời, những người lao động trong bài thơ còn là những con người với lòng biết ơn sâu sắc trước những ân tình của thiên nhiên, của quê hương và là những con người lớn lao, phi thường. Sự trù phú, giàu có của biển cả được tác giả tái hiện thông qua việc liệt kê, miêu tả những loài cá vừa ngon vừa quý hiếm của biển cả. Và để rồi trước sự giàu có ấy của biển cả những người lao động đã cất lên tiếng hát:

Ta hát bài ca gọi cá vàoGõ thuyền đã có nhịp trăng caoBiển nuôi ta lớn như lòng mẹNuôi lớn đời ta từ thuở nào.

Có thể nói, với hình ảnh so sánh độc đáo biển với “lòng mẹ” đã cho thấy vai trò, vị trí lớn lao của biển cả đối với những con người nơi đây – biển như người mẹ, như bầu sữa khổng lồ đã nuôi dưỡng con người từ bao đời nay. Nhưng hơn thế nữa, hình ảnh đó còn thể hiện niềm tự hào sâu sắc và lòng biết ơn của những người dân chài với biển cả, với quê hương yêu dấu. Đồng thời, hình ảnh những con người lao động còn hiện lên thật phi thường, lớn lao.

Đọc thêm:  6 mẫu Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn, dễ hiểu - Thủ thuật

Sao mờ kéo lưới kịp trời sángTa kéo xoăn tay chùm cá nặngVẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đôngLưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Tác giả đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh độc đáo, hấp dẫn và giàu giá trị đặc tả – “kéo xoăn tay”, “lưới xếp”, “buồm lên” để tái hiện lại một cách chân thực công việc kéo lưới của những người dân chài. Với việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” dường như tác giả đã tạo nên những nét vẽ, những nét tạo hình đầy gân guốc, chắc khỏe, cứng cỏi, gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân làng chài. Đồng thời, những hình ảnh “vẩy bạc”, “đuôi vàng” không chỉ gợi nên sự giàu có của biển cả, sự bội thu của chuyến ra khơi mà hơn thế nữa nó còn cho chúng ta thấy được niềm vui sướng, phơi phới của những người lao động.

Nếu như trong những khổ thơ trên, hình ảnh người lao động hiện lên với niềm hứng khởi, phơi phới với công việc của mình thì trong khổ thơ kết thúc bài thơ, người lao động hiện lên với niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan khi được làm chủ đất trời, thiên nhiên bao la, rộng lớn.

Câu hát căng buồm với gió khơiĐoàn thuyền chạy đua cùng mặt trờiMặt trời đội biển nhô màu mớiMắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Nếu câu hát ra khơi là câu hát “căng buồm cùng gió khơi” thì câu hát trở về của đoàn thuyền lại là câu hát “căng buồm với gió khơi”, tác giả đã biến đổi từ “cùng” thành từ “với”, điều đó đã cho thấy niềm vui phơi phới của những người dân chài khi trở về trên một chiếc thuyền đầy ắp cá sau một chuyến đi thuận lợi và bội thu. Đặc biệt, với hình ảnh nhân hóa “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” đã làm cho chúng ta thấy rằng dường như đoàn thuyền đang trở thành một sinh thể sống để chạy đua với thiên nhiên. Chính điều đó đã nâng tầm vóc của đoàn thuyền, của con người ngang với tầm vóc của vũ trụ, của thiên nhiên, đồng thời qua đó còn gợi lên tư thế hào hùng, khẩn trương để giành lấy thời gian để lao động của những người dân chài.

Tóm lại, với ngòi bút tài hoa, bay bổng cùng cảm hứng về vũ trụ, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận đã xây dựng thành công hình tượng người lao động mới với những vẻ đẹp đáng trân quý, với tầm vóc lớn lao trên cái nền thiên nhiên bao la, rộng lớn.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/hinh-anh-nhung-con-nguoi-lao-dong-moi-trong-bai-tho-doan-thuyen-danh-ca-53614n.aspx Bên cạnh bài Hình ảnh những người lao động mới trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, các em học sinh có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng trong Đoàn thuyền đánh cá, Suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button