Hình cắt là gì? Mặt cắt là gì? Hình cắt, mặt cắt dùng để làm gì?

Chúng ta không còn xa lạ gì khi nhắc đến là thuật ngữ “hình cắt và mặt cắt” Hình cắt mặt cắt là những loại hình đặc thù có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Vì vậy đây cũng được sắp xếp là một chương quan trọng trong chương trình toán học và công nghệ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn củng cố thêm kiến thức về hình cắt và mặt cắt đưa cùng với đó, chúng tôi cũng đưa ra một số bài tập vận dụng để giúp các bạn có thể ôn tập dễ hơn.

1. Khái niệm hình cắt:

Đối với những vật thể có nhiều chi tiết phức tạp bên trong như: Ngôi nhà, công trình thiết kế, xây dựng phức tạp, nếu chỉ dùng hình chiếu thì ta khó có thể thể hiện được toàn bộ vật thể. Chính vì vậy, hình cắt ra đời đã giúp giải quyết được vấn đề nan giải đó. Hình cắt được định nghĩa như sau:

Giả sử người ta dùng mặt cắt tưởng tượng cắt vật thể ra làm hai phần, lấy đi phần ở giữa người quan sát và mặt cắt. Rối chiếu phần còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt, thì đó được gọi là hình cắt.

Như vậy, hiểu theo một cách đơn giản hơn thì hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi tưởng tượng cắt bỏ phần ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.

2. Khái niệm mặt cắt:

Mặt cắt được hiểu là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt mà khi ta tưởng tượng dùng mặt phẳng cắt này để cắt vật thể. Lưu ý là phần mặt được chọn phải vuông góc với chiều dài của vật thể bị cắt.

Hình biểu diễn mặt cắt được dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị cắt mà trên các hình chiếu khó hoặc không thể thể hiện được một cách chính xác nhất.

3. Ứng dụng hình cắt và mặt cắt:

Hình cắt và mặt cắt có vai trò rất lớn trong thiết kế xây dựng. Nó giúp chúng ta hình dung được chi tiết hơn về bản thiết kế về ngôi nhà mà chúng ta định xây dựng. Đây cũng sẽ là cơ sở để lên kế hoạch xây dựng như: Chuyển bị nguyên vật liệu, thiết kế, chi phí sử dụng để xây dựng.

Đọc thêm:  Hướng dẫn sử dụng Tampon thay cho băng vệ sinh

Để hoàn thiện được một công trình xây dựng thành công, chúng ta cần trải qua công đoạn quan trọng nhất, cũng là công đoạn đầu tiên đó là lên kế hoạch vẽ bản thiết kế. Qúa trình xây dựng bản thiết kế là lúc chúng ta cần sử dụng đến hình cắt và mặt cắt để có thể đưa ra được bản thiết hoàn chỉnh và chi tiết nhất. Qua bản thiết kế chúng ta cũng hình dung được phần nào được kết cấu ngôi nhà. Việc đưa ra bản thiết kế, biết được các chi tiết số liệu cụ thể giúp chúng ta có thể lên kế hoạch điều chỉnh số liệu, mua sắm vật liệu xây dựng phù hợp với khoản tài chính mà chúng ta đang có.

Ngoài ra, trong quá trình thi công, bản thiết kế cũng dễ dàng thi công và hiệu suất thi công cũng nhanh chóng hơn.

4. Các loại hình cắt và mặt cắt:

4.1. Các loại hình cắt:

Hình cắt sẽ có các loại sau đây:

Hình cắt toàn bộ: Sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn những hình dạng bên trong của vật thể.

Hình cắt một nửa: Gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng.

Hình cắt cục bộ: Biển diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng.

Hình cắt bậc: Được sử dụng khá nhiều ở mặt phẳng cắt song song nhau. Trên hình biểu diễn, hình cắt được vẽ liên tục, không biểu diễn giao tuyến giữa các “bậc” của mặt phẳng cắt.

Hình cắt xoay: Sử dụng nhiều mặt phẳng cắt không song song liên tiếp. Sau khi cắt, các hình cắt, mặt cắt được xoay về thẳng hàng với nhau. Trên hình biểu diễn, hình cắt được vẽ liên tục, không biểu diễn giao tuyến giữa các mặt phẳng cắt.

4.2. Các loại mặt cắt:

Mặt cắt chập: Vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt, mặt cắt chập được vẽ bằng những nét liền mảnh. Mặt cắt chập thường được dùng để biểu hiện một cách trực quan hình dạng đơn giản. Mặt cắt chập được đặt tại mặt phẳng cắt, được sử dụng khi đường bao quanh mặt cắt đơn giản. Đối với những hình đơn giản không quá phức tạp, việc sử dụng mặt cắt chập là một sự ưu tiên hàng đầu, bởi chúng đơn giản và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu kiểm tra và có thể giúp người sử dụng hình dung rõ bản thiết kế mà thao tác thực hiện cũng khá đơn giản.

Đọc thêm:  Kịch bản chương trình chia tay giáo viên về nghỉ hưu

Mặt cắt rời: vẽ bên ngoài hình chiếu tương ứng, các đường bao quanh mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm. Hình biểu diễn của mặt cắt rời được vẽ gần với hình chiếu. Mặt cắt rời liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh. Ngược lại với mặt cắt chập, mặt cắt rời thường được sử dụng khi đường bao quanh mặt cắt phức tạp. Với những mặt cắt có đường vẽ quá phức tạp, mà việc sử dụng mặt cắt chập không thể giúp chúng ta hình dung được chi tiết bản vẽ, thì lựa chọn sử dụng mặt cắt rời là một giải pháp tối ưu. Việc sử dụng mặt cắt rời giúp chúng ta dễ dàng hình dung cụ thể, chi tiết những bản vẽ phức tạp, hay thiết kế quá nhiều chi tiết.

5. Một số bài tập vận dụng:

Câu 1: Phân biệt các loại hình

Trả lời:

– Hình cắt toàn bộ: Sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.

– Hình cắt một nửa: Gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng.

– Hình cắt cục bộ: Biển diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng.

Tiêu chí Hình cắt toàn bộ Hình cắt một nửa Hình cắt cục bộ Thành phần cấu thành Sử dụng một mặt phẳng cắt. Gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Dưới dạng hình cắt và đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng. Biểu diễn vật thể Biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. Biểu diễn vật thể đối xứng. Biển diễn một phần vật thể

Câu 2: Thế nào là mặt phẳng cắt, hình cắt, mặt cắt.

– Mặt phẳng cắt là măt phẳng song song với mặt phẳng chiếu, đi qua tâm của vật thể, chia vật thể ra làm 2 phần.

– Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.

– Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.

Câu 3: Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?

Hình cắt và mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể. Đối với vật thể có nhiều phần rỗng bên trong, nếu không sử dụng hình cắt và mặt cắt thì hình vẽ có nhiều nét đứt làm bản vẽ không rõ ràng, sáng sủa.

Đọc thêm:  WinUI là gì? - QuanTriMang.com

Câu 4: Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau như thế nào?

– Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh. Còn mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm.

– Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản. Còn mặt cắt rời được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh.

Câu 5: So sánh mặt cắt rời và mặt cắt chập qua 3 đặc điểm (vị trí vẽ, nét vẽ của đường bao và ứng dụng)?

Tiêu chí Mặt cắt chập Mặt cắt rời Vị trí vẽ Vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng Vẽ bên ngoài hình chiếu Nét vẽ của đường bao Nét liền mảnh Nét liền đậm. Liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh. Ứng dụng Biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản Biểu diễn mặt cắt có hình dạng phức tạp

Câu 6: Hình cắt kết hợp với hình chiếu là gì?

Trục đối xứng là đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt. Hình cắt thường được đặt phía bên phải của trục còn hình chiếu đặt phía bên trái. Hai hình này kết hợp với nhau sẽ thành hình biểu diễn.

Câu 7: Để giới hạn một phần hình cắt cục bộ ta dùng:

A. Nét liền mảnh

B. Nét liền đậm

C. Nét lượn sóng

D. Đường gach chéo

Câu 8: Hình cắt là gì?

A. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

B. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt.

C. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt.

D. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

Câu 9: Mặt cắt được thể hiện bằng:

A. Đường khuất

B. Nét gạch chấm mảnh

C. Nét lượn sóng

D. Đường gach gạch

Câu 10: Hình cắt toàn phần là gì?

Hình cắt này là dạng hình cắt đứng, hình cắt bằng hay là dạng hình cắt đơn giản. Đây là dạng cắt để thể hiện được toàn bộ mặt trong của chủ thể ngay trên mặt phẳng chiếu cơ bản.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button