Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không

TOP 18 bài Phân tích hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất, kèm theo dàn ý chi tiết và sơ đồ tư duy, giúp các em thấy được tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh hiểm nguy.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng độc giả, trở thành những bức tượng đài bất diệt về tinh thần yêu nước và sự quả cảm trong những năm tháng đau thương. Chi tiết mời các em cùng tải miễn phí:

Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

  • Sơ đồ tư duy Hình tượng người lính lái xe Trường Sơn
  • Dàn ý hình tượng người chiến sĩ lái xe
  • Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (17 mẫu)
  • Vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Sơ đồ tư duy Hình tượng người lính lái xe Trường Sơn

Sơ đồ tư duy Hình tượng người lính lái xe Trường Sơn

Dàn ý hình tượng người chiến sĩ lái xe

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ.

II. Thân bài

1. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe

– Trước hoàn cảnh khó khăn bởi những chiếc xe không kính, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

– Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

  • Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt – từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.
  • Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mọi khoảng cách bị xóa bỏ.
  • Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

2. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn

  • Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thật thản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.
  • Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.
  • Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

3. Tình động đội của những người lính

  • Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ trong mưa bom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là những đồng đội cùng chung một lý tưởng.
  • Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.
  • “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.
  • “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơ đầy hồn nhiên, vui vẻ.
  • Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấc ngủ chập chờn không yên.
  • Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” – Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.
  • Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước. Niềm tin và trái tim nhiệt huyết vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

4. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc

  • Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…
  • Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.
  • Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.
  • Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật.

Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 1

Nhắc đến Phạm Tiến Duật là nhắc đến một trong những nhà thơ tiêu biểu của những năm tháng kháng chiến chống Mỹ vĩ đại. Là một người từng trải, lại trực tiếp nắm tay lái trên tuyến đường Trường Sơn nhà thơ đã tạo nên những vần thơ vô cùng mới mẻ. Vừa có nét gì đó tinh nghịch, hóm hỉnh lại không kém phần suy tư. Với bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã làm sống dậy cả những năm tháng hào hùng của dân tộc.

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nướcMà lòng phơi phới dậy tương lai”

Bài thơ có nhan đề vô cùng độc đáo nó góp phần thể hiện tâm hồn vô cùng lạc quan yêu đời của những chiến sĩ lái xe tiếp viện cho tiền tuyến. Những con người đầy ngang tàng, nhưng cũng không kém phần giản dị chuẩn mực. Hình ảnh của những người chiến sĩ lái xe gắn liền với những chiếc xe không kính, một hình ảnh miêu tả vô cùng chân thực. Bom đạn của giặc đã khiến cho những chiếc xe trở nên thiếu hụt đủ thứ: không đèn, không kính , không mui thậm chí còn xước xác….

“Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Thế nhưng chính vì không có kính nên hình ảnh những người chiến sĩ lái xe mới hiện lên một cách chân thực và tài tình đến vậy. Những con người bất chấp sự thiếu thốn, khó khăn vẫn băng băng lao về phía trước một lòng vì tiền tuyến:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Đến đây ta thấy nhịp thơ trở nên dồn dập và nhanh đến lạ nó như là những nhịp xe chạy trên đường vậy. Chính vì xe không có kính nên các anh mới có thể cảm nhận rõ nhất những thứ đang ở ngoài đến vậy: thấy gió, thấy con đường, cánh chim, sao trời…. Chỉ có những con người đã trải qua thực tế mới có thể có những cảm nghĩ chân thực đến vậy. Gió ùa vào làm xoa dịu đi mắt đắng. Mắt đắng ở đây không phải do bụi mà là do thiếu ngủ, chính cơn gió ùa vào nơi cửa đã giúp các anh trở nên tỉnh táo và minh mẫn hơn khi cầm lái. Tất cả những cảnh vật bên ngoài “như sa, như ùa” vào bên trong để các anh có thể nhìn thấy cả con đường chạy thẳng vào tim. Thế nhưng dù thiếu thốn đến vậy khó khăn đến vậy tâm hồn người lính vẫn hết sức lạc quan và ngang tàng:

Không có kính, ừ thì có bụiBụi phun tóc trắng như người già.Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc.Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.Không có kính, ừ thì ướt áo.Mưa tuôn mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữa.Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!

Có lần bình luận về khổ thơ này nhà thơ Xuân Diệu tỏ ra không hài lòng với cụm từ cười “ha ha”. Thế nhưng biết làm sao được. Có thế mới tạo nên khí phách của các anh có thế mới cảm nhận hết sự sảng khoái hồn nhiên của một tinh thần đầy lạc quan trong những năm tháng kháng chiến gian khổ.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi, trời xanh thêm.

Dẫu cho phải trải qua ngàn khó khăn ngàn gian khổ thì chỉ cần con người còn có niềm tin còn có say mê thì xe vẫn chạy thẳng về phía trước. Bầu trời kia như xanh thêm khi có các anh có nụ cười của các anh.

Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xướcXe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.

Khổ thơ cuối cùng mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm đặc biệt. Trong khói lửa hoang tàn của chiến tranh mọi thứ đều bị phá hủy. Chiếc xe thảm hại vì không có kính, chẳng có đèn, không có mui mà lại còn xước thế nhưng bom đạn của kẻ thù dường như chẳng thể thắng nổi ý chí con người. Chỉ cần trong buồng lái vẫn còn một trái tim còn đập còn một tinh thần bất diệt thì xe vẫn còn chạy. Đó chính là điều mà nhà thơ muốn gửi gắm, tinh thần yêu nước sẽ trở thành một ngọn lửa bất diệt chiến thắng mọi kẻ thù, nó vượt lên trên hết cả những mũi tên hòn đạn, đạp lên mọi kẻ thù tàn bạo.

Hình ảnh người chiến sĩ lái xe là hình ảnh đại diện cho vô số lớp người chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh. Tinh thần của các anh cũng chính là thứ tình yêu nước thiết tha mà cả dân tộc thời bấy giờ đang hừng hực. Chiến tranh tuy đã lùi xa hơn ba mươi năm thế nhưng hình tượng người chiến sĩ ấy vẫn sống mãi trong lòng độc giả. Nó trở thành những bức tượng đài bất diệt về tinh thần yêu nước và sự quả cảm trong những năm tháng đau thương mà anh hùng của dân tộc.

Hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 2

Những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong, của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn trở thành một đề tài hết sức hấp dẫn, luôn nhận được sự quan tâm, sáng tác của nhiều tác giả. Và trong những tác phẩm ấy, ta không thể không nhắc đến những người lính trên chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Chân dung họ hiện lên với những khám phá mới mẻ mà vẫn vô cùng thống nhất.

Nếu như, trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu hình ảnh người lính nông dân hiện lên trong sự đồng cam cộng khổ, thấu hiểu những nỗi niềm của nhau, nhớ cây đa, bến nước, cùng nhau vượt qua thiếu thốn : Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày/ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay . Thì người lính trong tác phẩm này lại hiện lên với một chân dung mới lạ, khác hẳn. Họ là những con người trẻ trung mang trong mình vẻ ung dung, hiên ngang trước những thử thách trên tuyến đường Trường Sơn:

Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng

Trong cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt, nhưng người lính vẫn giữ được phong thái ung dung, với cái nhìn thẳng đầy tự tin, tràn đầy nhiệt huyết. Nhịp thơ 2/2/2 kết hợp với từ láy ung dung được đảo lên đầu câu nhấn mạnh vào tư thế hiên ngang, làm chủ chiến trường của những người lính. Cái nhìn thẳng của họ không chỉ là nhìn vào con đường phía trước với sự tập trung cao độ mà đó còn là cái nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh khốc liệt, tinh thần sẵn sàng tiến lên phía trước. Sau cái nhìn đó là cảm nhận của người chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/ Thấy con đường chạy thẳng vào tim/ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/ Như sa như ùa vào buồng lái.

Bốn câu thơ vừa khắc họa khung cảnh hiện thực nhưng đồng thời cũng hết sức nên thơ, lãng mạn. Những chiếc xe không kính di chuyển trên đường nên tất yếu các cơn gió sẽ ùa vào khoang lái, gió bụi ùa vào khiến họ cảm thấy bỏng rát, nhất là vào những trưa hè. Nhưng dưới con mắt lãng mạn của người chiến sĩ thì những ngọn gió đó vào xoa dịu những vất vả của họ. Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim là một trường liên tưởng vô cùng thú vị. Diễn tả được tốc độ di chuyển nhanh của những chiếc xe không kính, lao mình trong mưa bom bão đạn, không sợ hiểm nguy.

Không chỉ vậy, dưới con mắt đầy thi sĩ của người chiến sĩ, họ còn thấy những chú chim và sao trời sa, ùa vào buồng lái, làm bạn với họ trên quãng đường đầy gian khổ, ác liệt. Với nghệ thuật nhân hóa, sử dụng động từ mạnh sa, ùa tác giả đã cho thấy cái nhìn lạc quan của những người lính: thiên nhiên không phải trở ngại, cản bước họ tiến lên mà trở thành người bạn thân thiết, chia sẻ với họ những gian lao trên con đường tiến vào miền Nam.

Không chỉ là những con người ung dung, hiên ngang, trong tâm hồn những người lính trẻ ấy còn mang trong mình nhiệt huyết cách mạng, dũng cảm, coi thường nguy hiểm, gian khổ và một tinh thần trẻ trung, sôi nổi, lạc quan. Khổ thơ thứ ba và thứ tư đã cho thấy những khó khăn người lính phải đối mặt: không có kính khiến bụi, mưa tuôn mưa xối như ở ngoài trời. Đây là những câu thơ miêu tả hết sức chân thực những khó khăn mà người lính phải trải qua trên con đường Trường Sơn vô cùng nguy hiểm. Các động từ tuôn, xối, phun càng nhấn mạnh hơn nữa sự khắc nghiệt mà thiên nhiên đang thử thách các anh. Nhưng trái lại, những người lính đáp lại bằng câu nói nhẹ nhàng, dường như đó chẳng phải là vấn đề đáng bận tâm: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo. Các anh sẵn sàng đối mặt với tất cả thử thách bằng tinh thần hiên ngang, cứng cỏi, bằng giọng điệu vui đùa, trẻ trung.

Không chỉ vậy họ còn hết sức tinh nghịch, trẻ trung. Dù bụi lùa vào khoang lái họ vẫn có những tiếng cười thật rộn rã: nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, tiếng cười khoan khoái đã giúp họ xóa tan bao cực nhọc, tiếp thêm sức mạnh để họ vững bước lên đường. Tinh thần lạc quan yêu đời chính là biểu hiện rõ nét nhất của lòng dũng cảm, của sức mạnh tinh thần ở người chiến sĩ. Khổ thơ đã tạc lên chân dung đẹp đẽ, những phẩm chất thật quý báu của người lính.

Trong những năm tháng kháng chiến, phải sống xa gia đình, thì tình cảm đồng chí đồng đội gắn bó thật đáng quý và đáng trân trọng. Nguồn sức mạnh tinh thần ấy sẽ giúp họ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Những người lính lái xe cũng vậy, qua những ô cửa kính vỡ chỉ cần cái bắt tay vội vã mà nồng ấm tình thương cũng khiến những con người xa lạ trở nên gần gũi với nhau hơn. Và còn điều gì tuyệt vời hơn, khi tranh thủ cùng ăn bát cơm trắng đạm bạc với nhau giữa rừng. Những lúc đó họ không chỉ còn là những người bạn đường nữa mà đã trở thành gia đình của nhau: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/ Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy. Chính những bữa cơm ấy giúp họ xích lại gần nhau hơn, gắn bó với nhau như những người trong gia đình. Tình cảm đồng chí, đồng đội, tình cảm gia đình gắn bó chính là nguồn động lực tiếp sức họ lên đường: Võng mắc chông chênh đường xe chạy/ Lại đi lại đi trời xanh thêm. Với tinh thần, ý chí chiến đấu kiên cường họ vẫn kiên gan, bền bỉ lại đi, lại đi vì màu xanh hi vọng, độc lập ở phía trước.

Đọc thêm:  Cảm nhận của em về Bài thơ về tiểu đội xe không kính (8 mẫu) - Văn 9

Đối lập với những khó khăn, thiếu thốn vật chất bên ngoài là sức mạnh tinh thần bền bỉ, mạnh mẽ của người lính với trái tim nhiệt thành, cháy bỏng: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim. Những chiếc xe không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà còn chạy bằng ý chí, nghị lực phi thường của những người lính. Chỉ cần có trái tim lạc quan, mang trong mình niềm tin chiến thắng thì người lính có thể đưa đoàn xe đến mọi nẻo đường.

Với ngôn ngữ và giọng điệu độc đáo tác giả đã khắc họa lên tượng đài người lính lái xe vừa hiên ngang, dũng cảm vừa hóm hỉnh, lạc quan yêu đời. Họ là những hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Đó là thế hệ anh hùng, hiên ngang, dũng cảm, quyết đem cả tính mạng, tuổi trẻ của mình để cứu nước.

Hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 3

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nướcMà lòng phơi phới dậy tương lai.

Đó là ý chí của những chiến sĩ Trường Sơn. Các anh hiện lên trên trang thơ thật dí dỏm, thật yêu đời. Khi gian khổ tưởng chừng không thể nào vượt qua được, khi cái chết tới gần. Vậy mà nụ cười lạc quan vẫn hiện hữu trên khuôn mặt các anh, nụ cười ấy rất ngang tàng và cũng đầy tinh nghịch. Nhắc tới họ, ta không thể quên người chiến sĩ lái xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Không biết nhà thơ dã bao nhiêu lần trực tiếp lái chiếc xe như thế mà ông lại viết ra được những dòng thơ hết sức chân thực và sống động đến vậy:

Không kính không phải vì xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Đó là lời giới thiệu của các anh, hết sức giản dị, rất thật. Trên chiếc xe không có kính đó người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt. Bom giật bom rung họ vẫn vững tay lái, nhấn ga cho xe băng băng lao ra chiến trận.

Chúng ta hãy lắng nghe các anh kết chuyện về mình với giọng điệu thật vui vẻ và hài hước:

Ung dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Ung dung được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh tư thế bình tĩnh, đường hoàng, hiên ngang, tự tin khi họ phải lái một chiếc xe không kính. Nhìn thẳng là nhìn vào gian khổ, hy sinh không run sợ, không né tránh bởi họ chiến đấu vì chính nghĩa. Lái xe không kính, là gặp phải khó khăn nhưng những khó khăn lại thật bất ngờ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái.

Những câu thơ rất thực, thực đến từng chi tiết. Xe không có kính chắn gió lại chạy với tốc độ cao nên người lính lái xe phải đối mặt với bao nguy hiểm: gió xoa mắt đắng, con đường ngược lại chạy thẳng vào tim, sao trên trời, chim dưới đất bất ngờ như sa, như ùa, như rơi, rung, quăng, ném vào buồng lái… Những câu thơ chân thực, sống động, đầy ấn tượng như chính nhà thơ đang cầm vô lăng mà lái.

Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe vẫn không run sợ, hoảng hốt. Trái lại, tư thế của các anh rất hiên ngang, ung dung tự tại, tinh thần của các anh vẫn vững vàng. Bởi các anh vẫn quyết tâm vượt qua gian khổ, để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao.

Không có kính, ừ thì có bụiBụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốcNhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Không có kính, ừ thì ướt áoMưa tuôn, mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữa.Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Nhà thơ lại tiếp tục khắc họa những khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe. Những câu thơ như những lời nói thường ngày, không gắn liền với những tiếng nói bỗ bã, đầy chất lính ngang tàng song cũng rất đáng yêu như bật lên từ tình cảm thực của những người lính lái xe. Khó khăn là thế và vẫn chấp nhận là tất yếu: “ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo” nhưng cũng với thái độ rất thản nhiên:

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc…Chưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Sự bình thản của những người lính lái xe đến vô tư. Câu thơ cân đối, nhịp nhàng theo độ rung của bánh xe lăn, các thanh bằng, trắc phối hợp linh hoạt, giọng thơ pha chút ngang tàng thường thấy ở người lái xe.

Hai khổ thơ làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe: dũng cảm, hiên ngang, phớt đời, bất chấp hiểm nguy trước biết bao thử thách. Họ đạp bằng gian khó tiến về phía trước với một quyết tâm giải phóng miền Nam. Đúng là chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kỹ thuật vật chất nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh tinh thần của con người. Trái lại, nó chỉ càng làm nổi rõ thêm tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của họ mà thôi:

Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiGặp bạn bè suốt dọc đường đi tớiBắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Trong hoàn cảnh ác liệt, những người lính lái xe có cùng một mục đích, cùng chung lý tưởng nên ở họ đã hình thành nên tình cảm đồng chí, đồng đội tốt đẹp, ấm cúng như trong một gia đình:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi đã gợi lên ý nghĩa về người lính lái xe gan góc vượt qua gian nan thử thách. Khi gặp nhau tình cảm giao lưu của họ thật là đặc biệt:

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Để rồi:

Lại đi, lại đi trời thêm xanh.

Khổ thơ cuối cùng có một cái gì đó thật lãng mạn và lạc quan:

Không có kính, rồi xe không có đèn,Không có mui xe, thùng xe không có xướcXe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Xe bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng đến trơ trụi: không kính, không đèn, không mui… Nhưng đoàn xe vẫn cứ chạy vì một mục đích cao cả: vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất nước nhà. Thì ra mọi cội nguồn tạo ra sức mạnh của đoàn xe được tích tụ lại ở trái tim gan góc, kiên cường giàu bản lĩnh nhưng chan chứa tình yêu thương ở người cầm lái. Chính tình yêu Tổ quốc, tình thương đồng bào đã khích lệ, động viên người lính lái xe đạp bằng gian khó, lạc quan, bình tĩnh, nắm chắc vô lăng, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe tới đích. Khổ thơ cho ta thấy chân lý của cuộc đời: sức mạnh không chỉ là vũ khí, là vật chất mà chính là con người. Con người mang trái tim nồng cháy, yêu thương, có ý chí kiên cường chiến đấu là con người chiến thắng:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu thơ làm tỏa sáng hình tượng người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, là linh hồn của cả bài thơ.

Bài thơ đã khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe thật đẹp, thật dí dỏm, thật lính. Đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 4

Có thể nói, thơ Phạm Tiến Duật như một luồng gió mới thổi vào vườn thơ cách mạng với một phong cách vô cùng sáng tạo. Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”, ông đã đưa tất cả những chất liệu của hiện thực đời sống chiến trường vào trong thơ ca. Tuyến đường Trường sơn khói lửa – tuyến đường của mưa bom bão đạn, của chiến tranh tàn khốc và của lòng nhiệt huyết tuổi trẻ. “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” – niềm vui đó như ánh sáng chói chang soi sáng tâm hồn nhà thơ để tạo thành một hồn thơ chiến sĩ rất lạ, rất mới, rất độc đáo. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về những người lính lái xe can trường, dũng cảm, lạc quan, yêu đời trong mưa bom, bão đạn. Họ quyết chiến đấu hi sinh vì lý tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Đó là tiếng nói chân thành của người trong cuộc với một tâm hồn đấy chất thơ.

Có lẽ chất thơ Phạm Tiến Duật hay bởi cái mới mẻ, sáng tạo, bởi hồn thơ chiến sĩ trẻ trung, tếu táo. Thơ ông không phản ánh một cách chân thực, giản dị đời sống cách mạng như thơ Chính Hữu mà phả vào đó một luồng chất thơ, chất tinh nghịch của tuổi trẻ. Ông đã thi vị hóa cái hiện thực để tạo được hình ảnh thơ sống động, độc đáo, đó là “những chiếc xe không kính”. Đây chỉ là thứ tưởng chừng như khô khan, trần trụi nhưng lại được Phạm Tiến Duật nhìn với con mắt rất thơ. Những chiếc xe không có kính chắn gió ư? Phải chăng đây là kết quả của một hành trình vượt qua mưa bom bão đạn? “Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” – một lời lý giải chân thực, gần như văn xuôi lại pha thêm chút giọng thản nhiên khiến người đọc nhận ra chất thơ ngay từ hình ảnh đó. Những chiếc xe đã vượt qua bom đạn thử thách để rồi mang trong mình đầy thương tích. Mặc cho gian khổ, đoàn xe vẫn băng băng ra chiến trường vì miền Nam phía trước vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Phải chăng qua hình ảnh ấy, Phạm Tiến Duật muốn làm nổi bật vẻ đẹp của những con người cầm lái?

Phải nói rằng, tác giả đã dùng cách mở hết sức tài tình. Bài thơ này đâu phải viết về những chiếc xe không kính. Vì sao vây? Bởi hình ảnh đó tượng trưng cho những gian khổ, thiếu thốn của cuộc kháng chiến. Ông đã tạo nên một hình tượng người lính – nơi hội tụ những phẩm chất cao đẹp. Trên những chiếc xe không kính, họ vẫn cầm lái với tư thế ung dung, hiên ngang giữa trời đất. Họ thiếu thốn về phương tiện, vật chất. Điều đó đã không còn là trở ngại lớn lao bởi họ biết biến nó thành “cơ hội” để hưởng thụ, để tiếp cận thiên nhiên. Phạm Tiến Duật đã lấy cái khó khăn, gian khổ làm cơ hội để bộc lộ được những phẩm chất cao đẹp của người lính cách mạng:

Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Cái ngồi “ung dung” đàng hoàng làm chủ tình thế – một tư thế chiến đấu rất đẹp Mặc cho mưa đạn khói lửa, mặc cho khó khăn thử thách, các anh vẫn bình tĩnh, tự tin, đưa hàng ra tiền tuyến. Để rồi, họ nhìn – một cái nhìn khoáng đạt bao la giữa đất trời: “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Họ không thẹn với đất trời, họ không run sợ hay né tránh mà nhìn thẳng vào gian khổ, vào tương lai để lần theo ánh sáng lý tưởng cách mạng. Nhìn qua khung cửa vỡ – họ nhìn thấy cả một không gian rộng lớn, thấy những cung đường chiến lược phía trước. Đoàn xe vẫn vun vút bươn trải, vẫn lao nhanh với tốc độ phi thường. Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái những chiếc xe không kính đó nên câu chữ mới sinh động, cụ thể, gợi cảm như vậy. Lời thơ nhịp nhàng, trong sáng như văng vẳng tiếng hát vút cao giữa chiến trường bom đạn.

Ở những người lính trẻ ấy còn sáng bừng lên tinh thần lạc quan, thái độ bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Nếu ở hai khổ thơ trên là những cảm giác về khó khăn thử thách thì giờ đây những khó khăn thử thách lại ập đến một cách cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn mưa xối”. Phải chăng đó chính là cái hậu quả tất yếu của những chiếc xe không kính? Nhưng những khó khăn đó đâu làm họ nao núng. Họ đã chấp nhận nó như một thử thách mới để rồi bình thản, cố gắng vượt lên trên hoàn cảnh. Nếu ở bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, tiếng “mặc kệ” cất lên biểu thị thái độ sẵn sàng chấp nhận thì ở bài này cũng vậy, trước khó khăn gian khổ, những người lính trẻ vang tiếng “ừ thì” thật nhẹ nhõm. “Bụi phun tóc trắng”, “mưa tuôn mưa xối” ư? Điều đó chẳng là gì đối với những con người can trường, lạc quan này. Họ “chưa cần rửa”, “chưa cần thay” để rồi “phì phèo châm điếu thuốc” và “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Phải chăng đây là sức mạnh của tinh thần lạc quan, thái độ bất chấp mọi hiểm nguy? Nhà thơ đã xây dựng hình tượng người lính vừa mang nét giản dị, phong trần nhưng lại không thiếu phần kiêu hùng, lãng mạn. Phải nói rằng, câu thơ Phạm Tiến Duật chẳng những hay về hình ảnh mà còn hay về âm điệu. Những thanh bằng, trắc được phối hợp linh hoạt, phô diễn được cái nghiệt ngã của người lính trong chiến tranh: “Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” hay “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” – câu thơ với sáu thanh bằng gợi sự nhẹ nhõm, yên ả trong tâm hồn người lái xe. Phải chăng đó là nốt nhạc vui sôi nổi vang dậy cả Trường Sơn.

Hình tượng người lính lái xe còn được Phạm Tiến Duật phát hiện thêm một nét đẹp nữa, đó là tình đồng đội gắn bó, chia ngọt sẻ bùi. Những con người dũng cảm ấy đã vượt qua bao khó khăn thử thách, họ đến “từ trong bom rơi”, để rồi những chiếc xe không kính ấy “đã về đây họp thành tiểu đội”. Nhưng hiểm nguy, gian khổ là cơ hội để họ gần nhau hơn và trở thành bạn bè để rồi “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” – cái bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” – cái bắt tay đầy ý nghĩa, thắm tình đồng đội. Cũng là cái nắm tay, cái bắt tay của người lính, nhưng mỗi thời mỗi khác, anh chiến sĩ trong thời chống Pháp thì “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Nhưng tất cả cái bắt tay ấy đều xuất phát từ bao gian khổ, hiểm nguy và mở ra một tình bạn cách mạng cao cả. Để rồi, ánh sáng của tình đồng chí, đồng đội đã làm ấm cả chiến trường bom đạn lạnh lẽo.

Cuộc đời người lính rất bình dị nhưng cũng vô cùng sang trọng. Giữa chiến tranh bom đạn, họ vẫn ung dung “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”. Bữa cơm gia đình thật ấm áp, khiến tình đồng chí, đồng đội đã trở thành tình cảm gia đình. Dường như giữa họ không hề tồn tại một sự ngăn cách nào. “Chung bát đũa nghĩa là chung gia đình đấy” – một cách định nghĩa tếu táo mà sâu nặng nghĩa tình. Trong thơ Xuân Diệu, hai từ “nghĩa là” cũng được thi vị hóa trở nên óng ánh chất thơ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương quaXuân còn non, nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Dưới ngòi bút Phạm Tiến Duật, hai chữ “nghĩa là” lại trở nên đậm đà; chan chứa cái tình của người lính. Nhà thơ đã thực sự thành công khi thổi hồn vào ngôn từ, vào câu chữ. Chỉ với hai từ thôi mà tình đồng đội đã rút ngắn mọi khoảng cách để trở thành tình cảm anh em ruột thịt. Phải chăng tình cảm ấy là nguồn sức mạnh to lớn để họ tiếp tục lên đường? Những người lính trẻ vẫn tiếp tục ra mặt trận trong không khí hồ hởi của cuộc kháng chiến: “Lại đi, lại đi, trời xanh thêm” – đoàn xe vẫn không ngừng lăn bánh trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Điệp ngữ “lại đi” như nhấn mạnh nhịp hành quân đều đặn. “Trời xanh thêm cũng chính là niềm lạc quan yêu đời, chan chứa hy vọng của người lính. Vậy nếu có niềm tin thì chẳng có việc gì là họ không làm được.

Đọc thêm:  Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, nên lên giá trị hiện thực và nhân đạo củ

Trải qua bom đạn kẻ thù, những chiếc xe giờ đây không còn nguyên vẹn mà mang đầy thương tích. Xe không có kính, không có đèn, không có mui – đó là những khía cạnh của cái “không có” mà Phạm Tiến Duật đã phát hiện một cách tài tình. Nhưng hoàn cảnh đó đâu làm nản chí những con người kiên cường kia.

Họ vẫn đàng hoàng ung dung, đoàn xe vẫn lăn bánh đều đặn ra mặt trận. Vì sao vậy? Bởi lẽ trong cái mảng “không có” mịt mù vẫn còn lóe lên một cái “có” – đó là “trái tim” của người cầm lái.

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim

Thì ra cội nguồn sức mạnh để họ vượt qua khó khăn gian khổ, đọng kết lại ở “trái tim” gan góc, kiên cường mà chan chứa yêu thương này. Đó là trái tim nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước “Chỉ cần trong xe có một trái tim” – câu thơ nhẹ nhàng mà kiên quyết, làm tỏa sáng và chói ngời cả bài thơ “trái tim ấy” – “trái tim” nhiệt huyết của người lính – “trái tim” vĩnh hằng bất biến của tổ quốc. Vậy sức mạnh quyết định chiến thắng đâu phải là vũ khí, công cụ! Đó là niềm tin và hy vọng về một ngày mai độc lập, tự do. Qua đây, vẻ đẹp của người lính đã được hoàn thiện qua nét vẽ của nhà thơ.

Hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 5

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật. Qua bài thơ này, tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những người lính lái xe”.

Tứ thơ được hình thành từ một hình tượng, một chi tiết độc đáo: những chiếc xe không kính chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận:

Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Lời thơ của Phạm Tiến Duật hết sức tự nhiên chẳng khác gì lời nói bình thường hàng ngày. Cái gian khổ nguy hiểm của nơi chiến trường khốc liệt “bom giật, bom rung” làm vỡ kính xe được anh kể lại một cách tự nhiên như không. Đó là chuyện quá bình thường đối với người lính lái xe trong thời chiến. Ngay khổ thơ mở đầu nhà thơ đã phác họa trước mắt người đọc tư thế hiên ngang của họ. Điệp từ “nhìn” được nhấn mạnh ba lần trong một câu kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/2: “nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng” đã diễn tả được cái tư thế hiên ngang ấy. Mặc dù bom đạn trên đầu, mặc dù mặt đường sạt lở cây cối ngổn ngang, phải qua bao dốc cao, vực thẳm họ vẫn giữ nguyên tư thế ung dung, hiên ngang, như chẳng có việc gì xảy ra. Không có kính hóa ra lại hay, bởi vì:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng lái.

Phải người trong cuộc mới viết được những câu thơ vừa hay vừa chính xác đến như thế. Tâm hồn các chiến sĩ lái xe thật lãng mạn. Nhờ không có kính mà sao trời, cánh chim “như sa, như ùa” vào buồng lái. “Sao và chim” đã trở thành người bạn đường của họ. Đặc biệt nhất là hình ảnh “nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” tả rất đúng cảm giác của người lái xe không kính, đồng thời còn nói được sự gắn bó của họ đối với con đường Trường Sơn, con đường đánh Mỹ: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những chiến sĩ lái xe thật trẻ, thật hồn nhiên, pha một chút ngang tàng đáng yêu, đúng là kiểu ngang tàng của lính lái xe:

Không có kính, ừ thì có bụi,Bụi phun tóc trắng như người già.Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốcNhìn nhau mặt lấm cười ha ha!

Cụm từ “không có… ừ thì” được nhắc lại tới hai lần cho thấy dường như đó là chuyện quá bình thường không đáng kể. Cái dáng điệu “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” thoải mái, trẻ trung càng làm nổi bật tư thế hiên ngang, tâm hồn lạc quan của họ trong những năm tháng vô cùng ác liệt.

Họ đã coi gian khổ như không có gì:

Không có kính, ừ thì ướt áoMưa tuôn, mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

“Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” thì cũng chẳng sao. Tất cả rồi sẽ nhanh chóng qua đi: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi?”… Vẫn cái chất giọng ngang tàng đáng yêu của lính lái xe.

Tình cảm gắn bó giữa các chiến sĩ lái xe cũng được diễn tả rất đúng, rất hợp cái phong cách ngang tàng đáng yêu của họ:

Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu đội,Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Trong chặng hành trình gian khổ, những người lính phải trải qua những phút giây nguy hiểm như nhau nên quá đỗi thấu hiểu. Cái bắt tay chào nhau chứa đựng sự cảm thông, chia sẻ và đầy tin cậy. Sự gắn bó thân thiết ấy còn được nhà thơ diễn tả qua bữa ăn dã chiến của họ: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Hoàn cảnh khó khăn, người lính phải dựng bếp ăn giữa đường. Những bữa ăn đơn giản nhưng chứa chan tình cảm thắm thiết. Họ coi nhau như anh em trong gia đình, cùng san sẻ với nhau bao khó khăn, vất vả. Đời sống chiến đấu càng thiếu thốn, gian khổ càng xích họ lại gần nhau hơn:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.

Và dù chỉ được nghỉ ngơi trong chốc lát, họ vẫn mong muốn không mệt mỏi. Điệp ngữ “lại đi” dường như đã trở thành một nhịp điệu. Họ vẫn tiến về phía trước với một niềm tin “trời xanh thêm” – hy vọng về tương lai độc lập, hạnh phúc.

Bài thơ kết thúc bằng sự nhận thức rất sâu sắc của người lính lái xe:

Không có kính, rồi xe không có đèn,Không có mui xe, thùng xe có xướcXe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.

Có thể còn nhiều gian khổ, còn nhiều mất mát, còn nhiều hy sinh… Nhưng không thể ngăn cản được bước tiến của người lái xe nói riêng của dân tộc ta nói chung. “Trái tim” – một hình ảnh hoán dụ mang tính biểu tượng cao. Trái tim ở đây là trái tim yêu thương đối với đồng bào miền Nam, trái tim đã nguyện chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có một chất giọng riêng đáng quý. Chất giọng tự nhiên pha chút ngang tàng rất phù hợp với các chiến sĩ lái xe thời chiến. Qua đó giúp người đọc hiểu được đời sống chiến đấu hết sức gian khổ thiếu thốn của họ, hiểu được tư thế hiên ngang, tâm hồn trẻ trung lãng mạn và ý chí cao đẹp của họ. Với bài thơ này, Phạm Tiến Duật đã góp phần khắc họa thật chân thực hình ảnh người những chiến sĩ lái xe trong những năm chống Mỹ thật khốc liệt.

Hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 6

Phạm Tiến Duật là gương mặt tiêu biểu của các nhà thơ trẻ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Với bài thơ này, nhà thơ đã khắc họa hình tượng những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.

Hình ảnh của người lính lái xe gắn liền với những chiếc xe không kính:

Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Mà trước hết, hình ảnh người lính hiện lên với tư thế hiên ngang của họ khi đối mặt với hiểm nguy. Câu thơ mở đầu: “Không có kính không phải vì xe không có kính” – điệp ngữ “không có… không… không có…” như muốn nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe không kính. Các động từ mạnh “giật”, “rung” kết hợp với hình ảnh “bom” khắc họa sự khốc liệt nơi chiến trường. Từ đó giải thích nguồn gốc của những chiếc xe không kính. Vốn là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, nhưng lại bị bom đạn của kẻ thù bắn phá nên kính xe vỡ đi trở thành những chiếc xe không kính. Trước hoàn cảnh đó, người lính lái xe vẫn: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Hình ảnh trên cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước. Với những chiếc xe không kính, khó khăn của những chặng đường dường như tăng lên gấp bội. Đó là “gió vào xoa mắt đắng” – những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt, với từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác. Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ. Tất cả đã trở thành người bạn đồng hành của các chiến sĩ lái xe. Nhưng dù khó khăn là vậy người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

Không chỉ vậy, họ còn giữ được tinh thần lạc quan trước hoàn cảnh nguy hiểm đó. Giọng điệu đầy thản nhiên, mà còn có chút hài hước, tinh nghịch:

Không có kính, ừ thì có bụiBụi phun tóc trắng như người già.Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc.Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo.Mưa tuôn mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Điệp ngữ “không có… ừ thì…” cho thấy thái độ thản nhiên đối mặt với khó khăn mà những chiếc xe không kính mang đến. Chiếc xe không kính khiến họ phải đối mặt với bụi đường, với mưa gió nhưng họ vẫn sẵn sàng chấp nhận những điều đó như một điều bình thường. Thậm chí họ coi đó như một điều đem đến những niềm vui thú vị. Những hình ảnh “bụi phun tóc trắng như người già”, “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi” cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời.

Giữa những gian khổ, người lính lái xe vẫn sáng ngời một tình đồng đội:

Những chiếc xe từ trong bom rơiÐã về đây họp thành tiểu độiGặp bè bạn suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.

Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội” gợi ra những chiếc xe từ trong mưa bom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là những đồng đội cùng chung một lý tưởng. Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” – chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước. Và cuộc chiến tranh khốc liệt khiến người lính phải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả. Để rồi họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơ ở đây thật hồn nhiên, yêu đời biết bao. Trên hành trình ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấc ngủ chập chờn không yên. Nhưng vẫn lạc quan bước đến “lại đi, lại đi trời xanh thêm”, điệp ngữ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân. Còn hình ảnh “trời xanh thêm” gợi ra tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước – tương lai của độc lập, tự do.

Khổ thơ cuối cùng đã thể hiện một lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt đã giúp những người lính lái xe có thêm quyết tâm chiến đấu về miền Nam ruột thịt:

Không có kính, rồi xe không có đèn,Không có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước… Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính khi “xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước”, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất. Bởi vì trong xe luôn có một trái tim, đó là hình ảnh hoán dụ để chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

Như vậy, qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã khắc họa được hình ảnh người lính lái xe với những nét đẹp tiêu biểu cho người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hình tượng người chiến sĩ lái xe – Mẫu 7

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt. Trong những tháng năm sục sôi khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy nhân dân Miền Bắc đã không tiếc sức người, sức của chi viện cho Miền Nam ruột thịt.

Trong những đoàn quân điệp trùng nối nhau ra trận có chàng trai trẻ Phạm Tiến Duật. Anh được tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh và trở thành nhà thơ chiến sĩ. Thơ anh không cuốn hút người đọc bằng ngôn từ mượt mà, âm điệu du dương mà nó khiến người đọc say bằng chính sự tự nhiên, sống động, gân guốc, độc đáo và đậm chất lính tráng.“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đó .

Xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh trung tâm: những chiếc xe và những người chiến sĩ lái xe. Những chiếc xe không kính và nguyên nhân của nó được giới thiệu bằng lời thơ tự nhiên ,mộc mạc như một lời phân bua mà có lẽ trước tác giả chưa ai khám phá ra chất thơ bộc lộ ngay trong vẻ tự nhiên của ngôn từ :

Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi .

Cách lý giải đơn giản, ngộ nghĩnh tạo thú vị cho người đọc. Cảm hứng thơ bắt đầu từ hiện thực ác liệt nơi chiến trường với “bom giật, bom rung” giúp ta hình dung sự tàn phá của đạn bom trên những nẻo Trường Sơn năm ấy vô cùng dữ dội. Song thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là cơ sở để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp và sức mạnh tinh thần lớn lao của họ:

Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Trên những chiếc xe không kính, dưới làn bom đạn của kẻ thù, an toàn của các anh khó mà bảo đảm. Vậy mà thái độ của các anh bình thản tự tin đến không ngờ. Trong tư thế ung dung, trong cái nhìn bao quát cả đất trời còn có cả niềm kiêu hãnh của người làm chủ hoàn cảnh, tự hào ngắm nhìn đón nhận thiên nhiên. Nhịp thơ cân xứng, ý thơ trôi chảy, lời thơ nhẹ nhàng như diễn tả hình ảnh những đoàn xe lăn bánh trên những nẻo đường ra trận. Cái vất vả, gian khổ hiểm nguy được miêu tả bằng những hình ảnh giản dị trung thực đến từng chi tiết:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng lái.

Xe không kính, gió lùa mạnh vào cabin, người lái xe không chỉ cảm thấy mà còn nhìn thấy “gió vào xoa mắt đắng ”. Cử chỉ quá đỗi trìu mến, dịu dàng và thân thiện ấy của gió làm đắng những đôi mắt cay xè vì thiếu ngủ. Và hơn thế nữa ,nắng mưa gió bụi của Trường Sơn đã trở thành những bạn đồng hành:

Không có kính ừ thì có bụiBụi phun tóc trắng như người già.…Không có kính ừ thì ướt áoMưa phun mưa xối như ngoài trời.

Điệp từ “ừ thì”, “chưa cần”, hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc ”, giọng “cười haha” hào sảng làm tôn lên chất bình dị mà anh hùng của những chàng trai trẻ biết biến cái vất vả gian nan thành phút giây thư giãn thoải mái. Qua đó làm sáng lên tinh thần cứng cỏi đầy nghị lực và bất chấp gian khó của những người biết vượt lên hoàn cảnh để làm chủ hoàn cảnh. Có lẽ ai đã từng đến Trường sơn mới thấu hết nỗi gian nan của người cầm lái. Đường Trường Sơn gập ghềnh,mưa Trường Sơn như trút nước, mùa khô xe chạy bụi mù trời. Bom đạn của quân thù không làm các anh chùn bước thì gió, bụi,mưa sa của thiên nhiên khắc nghiệt nào có đáng kể chi. Trên những chiếc xe không kính ,tâm trạng người chiến sĩ lái xe vẫn phơi phới thênh thang:

Đọc thêm:  Phân tích Số phận con người hay nhất (7 Mẫu) - Văn 12

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Lạ lùng thay, như một khám phá bất chợt của nhà thơ, sự hiểm nguy của những chiếc xe không kính lại trở thành sự tiện lợi bất ngờ khi các chàng lính gặp nhau, bởi họ có thể không cần phải xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau thể hiện tình thân ái. Công việc vất vả, hiểm nguy nhưng những phút nghỉ ngơi của những người lính lại vô cùng giản dị :

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

Cuộc sống dẫu giản dị, xuềnh xoàng nhưng ấm áp tình cảm .Những người lính không chỉ là đồng chí ,đồng đội của nhau mà họ còn là những người cùng trong một gia đình. Bởi vậy sau những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi họ lại tiếp tục công việc của mình với niềm tin mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng. Chỉ có điều càng gần đến phương Nam những chiếc xe ngày càng hư hỏng:

Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xước .

Khi tứ xe “không kính” được gói lại thì những con số không khác lại mở ra: “không đèn”,“không mui”,chỉ một thứ duy nhất có thêm nhưng lại là “có xước”. Như vậy cả “không có” và “có ”đều là tổn thất, đều là hư hại. Điệp ngữ “không có” được nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt của chiến tranh , hoàn thiện dung mạo trụi trần đến kinh ngạc của chiếc xe vận tải. Vượt dãy Trường Sơn, đi qua đạn bom khói lửa của kẻ thù ,mang trên mình đầy thương tích những chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường. Kì lạ thay:

Xe vẫn chạy vì miền nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.

“Trái tim” là một hoán dụ chỉ người chiến sĩ lái xe yêu nước căm thù giặc sống trẻ trung, sôi nổi và lạc quan tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Câu thơ khép lại nhưng con mắt thơ thì mở ra. Ta chợt nhận ra người chiến sỹ lái xe là một phần không thể thiếu ,là con mắt ,là bộ não ,là linh hồn của xe. Có trái tim chiếc xe thành một cơ thể sống ,thành một khối thống nhất với người chiến sĩ. Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương. Có lẽ vì thế mà nhiều người cho rằng đây là hình ảnh trái tim cầm lái.

Đến với bài thơ ta thú vị nhận ra cái giọng rất trẻ, rất lính. Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính tác giả đã từng sống, từng trải nghiệm. Ngôn ngữ thơ giản dị đậm chất văn xuôi, hình ảnh thơ sáng tạo bất ngờ, đặc biệt là sự linh hoạt của nhạc điệu trong thơ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc của bài thơ trong lòng độc giả.

…..

Vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Có thể nói, trong các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phạm Tiến Duật là nhà thơ có tâm hồn trẻ trung, tinh nghịch nhất. Ông sinh ở Phú Thọ, học trường đại học sư phạm Hà Nội nên sớm mang trong mình cái vẻ hào hoa sôi nổi và lạc quan của lớp thanh niên yêu nước. Bởi thế, thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch”, hồn nhiên nhưng cũng rất tinh tế, sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc họa đậm nét hình tượng người lính lái xe, thể hiện rõ nét phong cách thơ ấy.

Xuất thân là một nhà giáo, Phạm Tiến Duật đến với thơ hơi muộn so với các nhà thơ khác. Đóng góp lớn nhất của nhà thơ Phạm Tiến Duật đó là mảng thơ viết về người lính. Năm 1970, ông xuất hiện cùng với tập thơ Vầng trăng vầng lửa và lập tức gây chú ý với tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Lần đầu tiên trong văn học, người ta thấy một hình tượng người lính trẻ trung, yêu đời, lạc quan và giàu lòng yêu nước đến thế.

Với tập thơ này, ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”. Đây quả thật là một đánh giá đầy ý nghĩa đối với một nhà thơ đã sống và chiến đấu hết mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

Thực tế, Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Sau này bài thơ được tác giả đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” (1970). Với giọng thơ hóm hỉnh, vui tươi, bài thơ khắc họa đậm nét hình tượng những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe dũng cảm, kiên cường trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa.

Ấn tượng đầu tiên thú vị và sâu sắc nhất có lẽ là hình tượng những chiếc xe không kính. Bình thường, xe thì phải có kính. Kính để chắn bụi, chắn gió, chắn mưa tạt, gió lùa. Thế nhưng ở đây, những chiếc xe đã không còn kính nữa. Tác giả lí giải điều “bất thường” ấy một cách đơn giản đến bất ngờ:

“Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”.

Những chiếc xe không kính không thể gọi là cái đẹp. Nhưng tác giả đã lấy hình tượng đó làm cảm hứng xuyên suốt bài thơ. Cái nguyên nhân khiến cho xe không có kính đó chính là do bom đạn của kẻ thù. kẻ thù muốn ngăn chặn bánh xe lăn. Chúng tuôn xuống biết bao bom đạn để hòng tiêu diệt cuộc tiếp vận của quân dân miền Bắc. Tội ác ấy khắc sâu trên những chiếc xe, trên những quãng đường đầy hầm hố và mảnh vỡ.

Hình tượng độc đáo nhưng hợp lý này có tác dụng gây ấn tượng mạnh. Những chiếc xe không kính như chứng tích lịch sử tố cáo sự tàn bạo và man rợ của kẻ thù. Nó gợi lên những nguy hiểm cận kề người lính. Sự hi sinh, mất mát; hiểm nguy và cái chết đã ở đâu đó, rất gần rất gần. Đây cũng là cơ sở để làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, sự lạc quan và quyết tâm giành chiến thắng của anh lính lái xe thời chống Mĩ.

Hình tượng những chiếc xe không kính cũng đã góp phần cụ thể hóa những khó khăn gian khổ mà anh bộ đội lái xe phải chịu đựng. Điệp ngữ “không có kính” ở đâu các khổ thơ vừa có tác dụng nhấn mạnh cho ta cảm nhận được gian khổ, nguy hiểm sự khốc liệt của hiện thực cuộc chiến đối với người lính Trường Sơn vừa khắc họa được nét tiêu biểu của con người Việt Nam: dù thiếu thốn, khó khăn vẫn kiên cường chiến đấu.

Bom đạn của kẻ thù đâu chỉ làm vỡ kính xe. Nó còn tàn phá chiếc xe một cách kinh khủng. Chiếc xe vẫn đêm đêm băng trên các nẻo đường dù “không có đèn”. Chiếc xe vẫn chuyên chở những chuyến hàng ra mặt trận dù “không có mui xe”. “Thùng xe có xước”, vết đạn còn nguyên nhưng không hề gì. Cụm từ “xe vẫn chạy” gây cho người đọc nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Dù có bị tổn thương đến thế nào thì xe vẫn chạy tới, bất chấp tất cả.

Qua hình tượng chiếc xe không kính, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội. Đồng thời làm nổi bậc cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua. Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh. Song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.

Bên cạnh hình tượng chiếc xe, hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn cũng được khắc họa đậm nét. Họ vốn là những chàng trai đô thành xung phong đi chiến đấu. Nhiệm vụ của họ là đưa những chuyến hàng từ bắc vào nam, kịp thời phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc.

Những chàng trai mang trong mình lý tưởng yêu nước và lòng nhiệt huyết sôi sục. Họ bất chấp hiểm nguy, vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ sẵn sàng hi sinh vì đất nước mà không hề hối tiếc. Bởi cuộc chiến đấu đối với họ đâu chỉ là thử thách lòng kiên trung. Cuộc chiến đấu đối với họ là một sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Sống và chiến đấu hết mình là trách nhiệm của mọi công dân trong thời kì chiến tranh cứu nước.

Mỗi bước đi mỗi bước hiểm nguy. Thế nhưng, người lính không hề run sợ. Họ vẫn vững tâm cho xe đi tới. Hình ảnh ấy được thể hiện ngay ở đầu bài thơ:

“Ung dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.

Họ vẫn ung dung ngồi trong buồng lái, linh hoạt điều khiển cho xe vượt qua những đoạn đường đầy hiểm nguy. Xe không có kính, dường như cả thiên nhiên vũ trụ hiện ra trước mắt họ. Họ nhìn mặt đất để xe khỏi lắc lư. Họ nhìn bầu trời để quan sát kẻ địch. Họ nhìn thẳng về phía trước như đang nhìn về miền Nam ruột thịt mà nhắc mình đi cho mau chóng.

Trong bom đạn, anh chiến sĩ vẫn giữ vững tư thế hiên ngang hướng về phía trước. Họ khắc cốt ghi khẩu hiệu: “tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Miền nam yêu thương trở thành động lực lớn lao giúp anh kiên cường vững tay lái.

Bởi xe không có kính che chắn nên chỗ người lái xe ngồi chẳng khác gì ngoài trời. Tất cả cứ xối, cứ ùa vào, gây nên biết bao khó khăn. Hết “gió vào xoa mắt đắng”, rồi thêm “bụi phun tóc trắng như người già”. Lại đến “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”.

Đó thực sự là những trở ngại lớn lao. Thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người lính. Công việc căng thẳng mà còn đối mặt với những thay đổi bất thường. Điều ấy ấy dễ khiến người lính khó chịu. Thế mà, thật bất ngờ, người lính xem đó là chuyện thường. Họ còn thấy đẹp, thấy dễ chịu, thấy thật lãng mạng:

“Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng lái”.

Họ thấy thiên nhiên và cuộc sống đang ở rất gần. Thiên nhiên đang đồng hành cùng họ trên mỗi chặng đường. Họ thấy những trở ngại của thiên nhiên làm tăng thêm niềm vui của họ.

Lúc bụi bám đầy mặt, họ vẫn vui cười:

“Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốcNhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.

Lúc bị cơn mưa dội ướt, họ vẫn thản nhiên đi tới:

“Chưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.

Dường như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó đang ngự trị ở trong họ. Hay là Phạm Tiến Duật đã nói quá lên ở điểm này. Những trở ngại ấy có thể làm cạn kiệt sinh lực của người lính chứ đâu phải chuyện đùa. Có lẽ, nhà thơ đã gạn lọc những điều ấy, để làm cho hình tượng người lính sáng ngời vẻ đẹp của lý tưởng, của tấm lòng kiên trung, quyết chiến quyết thắng kẻ thù.

Trên những quãng đường xe chạy, họ gặp những đồng đội của mình. Những người đồng đội vừa hoàn thành nhiệm vụ trở về. Họ vừa vượt qua cái chết để về đây và kể cho nhau nghe hành trình “phiêu lưu” ấy:

“Những chiếc xe từ trong bom rơiÐã về đây họp thành tiểu độiGặp bè bạn suốt dọc đường đi tới”.

Những chiếc xe của đồng đội anh cũng gánh chịu bom đạn của kẻ thù. Không chiếc nào được lành lặn. Và hầu như chiếc xe nào cũng “không có kính”. Bởi thế, họ có thể thoải mái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”.

Những lần nghỉ ngơi là những lần tụ họp. Đối với người lính, những người đồng đội đều thân thiết, thâm tình, gắn bó. Dù họ ở nhiều miền quê, thuộc nhiều đơn vị khác nhau nhưng họ có cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng. Bởi thế, cuộc chung vui ngắn ngủi trên tuyến đường Trường Sơn không khác gì là cuộc hội vui của những người anh em, bạn hữu thân tình, khăng khít:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm”.

Rồi sau đó họ lại lên đường. Những chiếc xe lại lăn bánh. Cuộc chiến chưa kết thúc, đất nước chưa được giải phóng, họ cũng chưa thể nghỉ ngơi. Cụm từ “lại đi, lại đi” khẳng định mạnh mẽ ý chí kiên cường bất khuất của người lính. Nhịp thơ khỏe khoắn tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ý thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời.

Còn gì đẹp hơn khi tâm hồn họ đã dành cả cho dân tộc, cho đất nước. Họ chính là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Họ đích thực là hình tượng đẹp nhất của thế kỷ “Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu).

Không chỉ khắc họa thành công hình tượng những chiếc xe không kính và người lính lái xe, bài thơ còn rất thành công trong nghệ thuật biểu hiện. Nghệ thuật tự sự hòa quyện trong bút pháp trữ tình tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của bài thơ. Ngôn ngữ bình dị, âm điệu vui tươi, câu thơ khỏe khoắn thể hiện niềm lạc quan yêu đời của tuổi trẻ sống có lý tưởng.

Ngay cái tiêu đề cũng gây sự chú ý đối với người đọc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính vốn có nhiều từ dư thừa. Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi thêm hai chữ “Bài thơ” . Nhìn qua, cách ghi như thế có vẻ hơi thừa. Với lại, nói đến thơ là nói đến cái đẹp, cái rung cảm. Còn những chiếc xe không kính thì có gì đẹp đâu. Ấy vậy mà, cái tiêu đề ấy nó cứ thu hút, cứ làm cho ta thấy thú vị vô cùng.

Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả. Không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Phạm Tiến Duật chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy. Đó là chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.

Đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất. Thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.

Viết về người lính Phạm Tiến Duật đã có những phát hiện đầy mới mẻ. Ông không những nhìn thấy được hiện thực khốc liệt mà còn nhìn thẳm sâu vào linh hồn con người. Ông phát hiện ra nguồn sức mạnh vĩnh cửu đang cuộn chảy trong con người. Ông nhìn thấy được sức mạnh của truyền thống nghìn năm hội tụ trong cuộc chiến này. Bởi thế, bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta, khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.

….

>> Tải file để tham khảo các mẫu còn lại!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button