Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa hóa học lớp 10
  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10
  • Giải Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao

Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 51 SGK Hóa 10): Số hiệu nguyên tử z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X thuộc nhóm VA.

B. A, M thuộc nhóm IIA.

C. M thuộc nhóm IIB.

D. Q thuộc nhóm IA.

Lời giải:

D đúng

Vì:

ZX = 6: 1s22s22p2

ZA = 7: 1s22s22p3

ZM= 20: 1s22s22p63s23p64s2

ZQ = 19: 1s22s22p63s23p64s1

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 2 (trang 51 SGK Hóa 10): Số hiệu nguyên tử z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.

B. M, Q thuộc chu kì 4.

Đọc thêm:  Trắc nghiệm bài Viết quảng cáo có đáp án - Ngữ văn lớp 10

C. A, M thuộc chu kì 3.

D. Q thuộc chu kì 3.

Lời giải:

B đúng

Vì:

ZX = 6: 1s22s22p2

ZA = 7: 1s22s22p3

ZM= 20: 1s22s22p63s23p64s2

ZQ = 19: 1s22s22p63s23p64s1

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 3 (trang 51 SGK Hóa 10): Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc:

A. chu kì 3, nhóm IVA.

B. chu kì 4, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm VIA.

D. chu kì 4, nhóm IIA.

Chọn đáp án đúng

Lời giải:

C đúng

ZX = 16: 1s22s22p63s23p4

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 4 (trang 51 SGK Hóa 10): Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn:

a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:

– Là kim loại hay phi kim.

– Hóa trị cao nhất đối với oxi.

– Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).

Lời giải:

a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.

Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.

b) Na: 1s22s22p63s1.

Mg: 1s22s22p63s2.

Al: 1s22s22p63s23p1.

– Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

Đọc thêm:  Sơ đồ tư duy Truyện Kiều của Nguyễn Du dễ nhớ, ngắn gọn

– Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

– Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5 (trang 51 sgk Hóa 10): a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

– Tính kim loại hay tính phi kim.

– Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

– Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).

Lời giải:

a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7. Nó có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim. Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.

b) Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 6 (trang 51 SGK Hóa 10): Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

Đọc thêm:  Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 Hòa Bình chính thức mới nhất

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

Lời giải:

a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 7 (trang 51 SGK Hóa 10): Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.

Lời giải:

Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button