Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 13: Đại cương về polime
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách giáo khoa hóa học lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 12
- Giải Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 13: Đại cương về polime giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1 (trang 64 SGK Hóa 12): Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6; polibutadien. Dãy các polime tổng hợp là :
A. polietilen, xenlulozo, nilon-6, nilon-6,6.
B. polietilen, polipeptit, nilon-6, nilon-6,6.
C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.
D. polietilen, nilon-6, nilon-6,6, xenlulozơ.
Lời giải:
Đáp án B.
Bài 2 (trang 64 SGK Hóa 12): Trong số các polime sau, chất nào được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli (vinyl clorua).
B. Polisaccarit.
C. Protein.
D. Nilon- 6,6.
Lời giải:
Đáp án A.
Bài 3 (trang 64 SGK Hóa 12): Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
Lời giải:
* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
* Về monome:
– Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
– Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
Bài 4 (trang 64 SGK Hóa 12): Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome sau:
a. CH3-CH=CH2.
b. CH2=CCl-CH=CH2.
c. CH2=C(CH3)-CH=CH2.
d. CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)2(axit isophtalic).
e. NH2-[CH2]10COOH.
Lời giải:
Các phản ứng a,b,c là các phản ứng trùng hợp; d,e là các phản ứng trùng ngưng
a. nCH3-CH=CH2 (-CH(CH3)-CH2-)n
b. nCH2=CCl-CH=CH2 (-CH2-CCl=CH-CH2-)n
c. nCH2=C(CH3)-CH=CH2 (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n
d. nCH2OH-CH2 OH + m-HOOC-C6H4-COOH (-O-CH2-CH2-O-OC-C6H4-CO-)n
e. nNH2-[CH2]10-COOH (-NH-[CH2]10-CO-)n
Bài 5 (trang 64 SGK Hóa 12): Từ các sản phẩm hóa dầu (C6H6 và CH2=CH2) có thể tổng hợp được polistiren dùng để sản xuất nhựa trao đổi ion. Hãy viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, có thể dùng thêm các hóa chất vô cơ cần thiết khác.
Lời giải:
Điều chế polistiren
Bài 6 (trang 54 SGK Hóa 12): Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.
Lời giải:
Không thể xác định chính xác hệ số polime hóa được vì polime là một hỗn hợp các chất có hệ số polime hóa khác nhau. Do đó chỉ xác định được n trung bình .
Tính hệ số polime hóa của PE ( polietilen: (-CH2-CH2-) ):
Tính hệ số polime hóa cảu PVC (poli vinyl clorua :
Tính hệ số polime hóa của xenlulozo (C6H10O5)n:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!