Hoá học 12 Bài 21: Điều chế kim loại – HOC247

Bài 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư

(e) Nhiệt phân AgNO3

(f) Điện phân nóng chảy Al2O3

Sau khi kết thúc các phản ứng, những thí nghiệm thu được kim loại?

Hướng dẫn:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe3+(dư) tạo Fe2+

(b) (C{l_2} + 2FeC{l_2} overset{t^{0}}{rightarrow} 2FeC{l_3})

(c) ({H_2} + CuOoverset{t^{0}}{rightarrow}Cu + {H_2}O)

(d) (2Na + 2{H_2}O to 2NaOH + {H_2};2NaOH + CuS{O_4} to Cu{left( {OH} right)_2} + N{a_2}S{O_4})

(e) (2AgN{O_3}overset{t^{0}}{rightarrow}2Ag + 2N{O_2} + {O_2})

(f) (2A{l_2}{O_3}overset{dpnc}{rightarrow}4Al + 3{O_2})

Vậy có 3 thí nghiệm thu được kim loại là: (c); (e); (f)

Bài 2:

Trong các kim loại Cu; Ag; Na; K và Ba, số kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là:

Hướng dẫn:

Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế nững kim loại yếu, đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học. Như vậy ta có các kim loại: Cu; Ag

Bài 3:

Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z và T theo thứ tự là:

Hướng dẫn:

Do X và Y điều chế bằng cách điện phân nóng chảy ⇒ đó là Al và K Mà X đẩy được T ra khỏi muối ⇒ X là Al ⇒ Y là K Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội ⇒ Z bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội. ⇒ Z là Fe ⇒ T là Ag.

Đọc thêm:  Oxi: Tính chất, ứng dụng và cách điều chế [Tổng hợp lớp 8+10]

Bài 4:

Cho khí CO dư đi qua ống chứa 0,2 mol MgO và 0,2 mol CuO nung nóng, đến phản ứng hoàn toàn, thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là:

Hướng dẫn:

Chất rắn gồm MgO và Cu (vì MgO không phản ứng với CO) ⇒ x = 20,8g

Bài 1:

Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam dư đang được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là:

Hướng dẫn:

(n_{hh (CO + H_{2})} = frac{2,24}{22,4} = 0,1 mol) Thực chất phản ứng khử các oxit là: CO + O → CO2 H2 + O → H2O Vậy: (n_{O}=n_{CO}+n_{H_{2}} = 0,1 mol) Khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là: 24 – 1,6 = 22,4 gam.

Bài 2:

Điện phân 10 ml dung dịch AgNO3 0,4M ( điện cực trơ ) trong thời gian 10 phút 30 giây với dòng điện có cường độ I = 2A, thu được m gam Ag. Giả sử hiệu suất phản ứng điện phân đạt 100%.

Hướng dẫn:

Ta có: ({n_{e{rm{ trao doi}}}} = frac{{It}}{{96500}} = 0,013,mol)

Lớn hơn ne Ag nhường = 0,004 mol

(Rightarrow {m_{Ag}} = 0,004.108 = 0,432gam)

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button