Hoá học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch – HOC247

a) Định nghĩa

  • Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
  • Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch: (C% = frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100%)​
    • C% là nồng độ phần trăm của dung dịch.
    • mct là khối lượng chất tan (gam)
    • mdd là khối lượng dung dịch (gam) với (mdung dịch = mdung môi + mchất tan)
  • Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ phần trăm C%

    • Công thức tính khối lượng dung dịch là: ({m_{dd}} = frac{{{m_{ct}}.100% }}{{C% }})​

    • Công thức tính khối lượng chất tan: ({m_{ct}} = frac{{C% .{m_{dd}}}}{{100% }})

b) Vận dụng

  • Ví dụ 1: Hòa tan 15g NaCl vào 45g nước. Tính C% của dung dịch.
  • Hướng dẫn:

Đề bài cung cấp dữ kiện về khối lượng chất tan (NaCl) và khối lượng dung môi (nước) nên ta có khối lượng dung dịch là:

mdd = mct + mdm= 15+45 = 60 (gam)

Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch có:

(C% = frac{{{m_{NaCl}}}}{{{m_{{rm{dd}}}}}}.100% = frac{{15}}{{60}}.100% = 25%)

Vậy C% của dung dịch là 25%

  • Ví dụ 2: Dung dịch H2SO4 nồng độ 14%. Tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch.
  • Hướng dẫn:

Nhìn vào công thức tính C% ta nhận thấy có 3 ẩn là mct, mdd và C%. Đề bài cho giá trị C% = 14% và khối lượng dung dịch là 150 gam vậy dễ dàng tính được khối lượng chất tan (H2SO4)

Cụ thể như sau: (C% = frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100%) ⇒ ({m_{{H_2}S{O_4}}} = frac{{C% .{m_{dd}}}}{{100% }}) = (frac{{14% .150}}{{100% }} = 21(gam))

Đọc thêm:  P + HNO3 → H3PO4 + NO2 + H2O - VnDoc.com

Vậy khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch là 21 gam.

  • Ví dụ 3:

Hòa tan 50g đường vào nước, được dung dịch đường có nồng độ 25%.

a. Tính khối lượng dung dịch đường thu được.

b. Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế

  • Hướng dẫn:

Đề bài cho khối lượng chất tan là 50 gam đường và nồng độ phần trăm của dung dịch C% = 25%.

a. Vận dụng công thức tính khối lượng dung dịch ta có:

({m_{dd}} = frac{{{m_{ct}}.100% }}{{C% }}) = (frac{{50.100% }}{{25% }} = 200(gam))

b. Các em lưu ý tới công thức tính khối lượng dung dịch là mdung dịch = mdung môi + mchất tan

Có khối lượng chất tan (50gam đường), có khối lượng dung dịch vừa tính ở câu a (200 gam dung dịch). Như vậy ta suy ra được khối lượng dung môi (nước)

mdung dịch = mdung môi + mchất tan ⇒ mdung môi = mdung dịch – mchất tan = 200 – 50 = 150 (gam)

Vậy khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là 150 gam.

a) Định nghĩa

  • Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
  • Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: ({C_M} = frac{n}{V}(mol/l))
    • n: số mol chất tan.

    • V: thể tích dung dịch.

  • Các công thức được suy ra từ công thức nồng độ mol của dung dịch:
    • Công thức tính số mol chất tan: (n = {C_M}.V(mol))
    • Công thức tính thể tích dung dịch: (V = frac{n}{{{C_M}}}(lit))
Đọc thêm:  C6H5CH3 + Br2 → C6H5CH2Br + HBr - Toluen tác dụng Br2

b) Vận dụng

  • Ví dụ 1: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch.
  • Hướng dẫn:

Từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch nhận thấy có chứa 3 ẩn là số mol (n), thể tích (V) và nồng độ mol (CM).

Đề bài cung cấp 2 dữ kiện là thể tích dung dịch và số gam chất tan (CuSO4)

Lưu ý: Vì đơn vị của nồng độ mol là (mol/lit) nên thể tích phải đổi từ ml sang lít, khối lượng chất tan đổi về số mol chất tan.

Cho nguyên tử khối của Cu = 64, S = 32, O = 16

Cụ thể như sau:

Ta đổi 200ml sang lít: (V=frac{{200}}{{1000}} = 0,2(lit))

Số mol chất tan CuSO4 là: ({n_{CuS{O_4}}} = frac{{{m_{CuS{O_4}}}}}{{{M_{CuS{O_4}}}}} = frac{{16}}{{(64 + 32 + 16.4)}} = 0,1(mol))

Thay vào công thức tính số mol ta có:

({C_M} = frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{V} = frac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5(mol/l))

  • Ví dụ 2: Trộn 2 lit dung dịch đường 0,5M với 3 lit dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn.
  • Hướng dẫn:

​Ở ví dụ này đề bài cho 2 dung dịch. Mỗi dung dịch lại có chứa lượng chất tan riêng nên ta tính khối lượng chất tan độc lập ở từng dung dịch sau đó cộng tổng lại.

Số mol đường có trong dung dịch 1: ({n_1} = {C_{M(1)}}.{V_1} = 0,5.2 = 1(mol))

Số mol đường có trong dung dịch 2: ({n_2} = {C_{M(2)}}.{V_2} = 1.3 = 3(mol))

Tổng số mol chất tan của dung dịch sau khi trộn là tổng số mol của hai dung dịch:

Đọc thêm:  Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O - VnDoc.com

(n = {n_1} + {n_2} = 1 + 3 = 4(mol))

Thể tích dung dịch đường sau khi trộn sẽ bằng tổng thể tích của hai dung dịch:

(V = {V_1} + {V_2} = 2 + 3 = 5(lit))

Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn sẽ sử dụng số mol chất tan tổng và thể tích tổng:

({C_M} = frac{n}{V} = frac{4}{5} = 0,8(mol/lit))

Vậy nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là 0,8 mol/l

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button