Chất béo, Tính chất hóa học, thành phần cấu tạo, vai trò và ứng
Vậy chất béo có tính chất hóa học và tính chất vật lý quan trọng nào? thành phần cấu tạo của chất béo ra sao, có ứng dụng và vai trò như thế nào với con người? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.
I. Chất béo có từ đâu?
– Chất béo là thành phần chính của mỡ, dầu ăn,… có trong cơ thể động vật và thực vật (quả và hạt).
Thực phẩm giàu chất béo
II. Tính chất vật lý của chất béo
– Mỡ ở thể rắn, còn dầu ở thể lỏng. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa,…
III. Thành phần cấu tạo của chất béo
– Đun chất béo với nước ở nhiệt độ và áp suất cao thu được glixerol (glixerin) và các axit béo.
– Glixerol có công thức cấu tạo là:
Viết gọn là: C3H5(OH)3
– Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là (R-COO)3C3H5. Trong đó R có thể là C17H35- ; C17H33- ; C15H31- ; …
IV. Tính chất hóa học quan trọng của chất béo
• Chất béo phản ứng thủy phân trong môi trường axit
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
Chất béo Axit béo Glixerol
• Chất béo phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa).
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
V. Vai trò và ứng dụng của chất béo
– Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật
– Chất béo rất giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thu các vitamin A, E, D, K,…
– Dùng làm điều chế sản xuất xà phòng và glixerol
VI. Bài tập chất béo
* Bài 1 trang 147 SKG Hóa 9: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
A. Dầu ăn là este.
B. Dầu ăn là este của glixerol.
C. Dầu ăn là một este của glixerol và axit béo.
D. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.
° Lời giải bài 1 trang 147 SGK Hóa 9:
◊ Chọn đáp án: D. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.
* Bài 2 trang 147 SKG Hóa 9: Hoàn thành các câu sau đây bằng cách đặt những từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Chất béo … tan trong nước nhưng … trong benzen, dầu hỏa.
b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng … este trong môi trường … tạo ra … và …
c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng … nhưng không phải là phản ứng …
° Lời giải bài 2 trang 147 SGK Hóa 9:
a) Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong benzen, dầu hỏa.
b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm tạo ra gilxerol và các muối của axit béo.
c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng thủy phân nhưng không phải là phản ứng xà phòng hóa.
* Bài 3 trang 147 SKG Hóa 9: Hãy chọn những phương pháp có thể làm sạch vết dần ăn dính vào quần áo.
a) giặt bằng nước.
b) giặt bằng xà phòng.
c) tẩy bằng cồn 96o.
d) tẩy bằng giấm.
e) tẩy bằng xăng.
° Lời giải bài 3 trang 147 SGK Hóa 9:
– Các phương pháp đúng là b, c, e. Vì xà phòng, cồn 96o, xăng hào tan được dầu ăn. Nước không hòa tan dầu ăn. Giấm tuy hòa tan dầu ăn nhưng phá hủy quần áo.
* Bài 4 trang 147 SKG Hóa 9: Để thủy phân hoàn toàn 8,58kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2kg NaOH, thu được 0,92 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo.
a) Tính m.
b) Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối trên. Biết ,muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng của xà phòng.
° Lời giải bài 4 trang 147 SGK Hóa 9:
a) Phản ứng thủy phân chất béo bằng kiềm (phản ứng xà phòng hóa):
– Chất béo + Natri hiđroxit → Glixerol + Hỗn hợp muối natri.
– Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mmuối = mchất béo + mNaOH – mglixerol = 8,58 + 1,2 – 0,92 = 8,86kg.
b) Khối lượng xà phòng bánh thu được:
– Gọi khối lượng xà phòng thu được là x (kg), ta có muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng nên:
.100% = 60%
– Vậy khối lượng xà phòng thu được là 14,767(kg).
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!