Hóa 9 bài 50: Glucozơ trạng thái tự nhiên, Tính chất hóa học và Ứng

Hóa 9 bài 50: Glucozơ trạng thái tự nhiên, Tính chất hóa học và Ứng dụng của Glucozơ. Gluxit (hay cacbohiđrat) là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất hữu cơ thiên nhiên có thông thức chung Cn(H2O)m. Gluxit tiêu biểu và quan trọng nhất là glucozơ.

Vậy Glucozơ tính chất hóa học, tính chất vật lý như thế nào? trạng thái tự nhiên của glucozơ ra sao và có ứng dụng gì trong đời sống, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem bài: Hóa 9 bài 50: Glucozơ trạng thái tự nhiên, Tính chất hóa học và Ứng dụng của Glucozơ

I. Trạng thái tự nhiên của Glucozơ

– Glucozơ (C6H12O6) có nhiều trong quả chín (đặc biệt là trong quả nho) glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật.

glucozơ có nhiều trong hoa quả chín Glucozơ có nhiều trong hoa quả chín

II. Tính chất vật lý của Glucozơ

– Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

III. Tính chất hóa học của Glucozơ

1. Phản ứng oxi hóa Glucozơ (phản ứng tráng bạc)

C6H12O6 + Ag2O 2Ag↓ + C6H12O7 (axit gluconic)

2. Phản ứng lên men rượu

– Khi cho men rượu vào dung dịch glucozơ (nhiệt đô từ 30-320C), glucozơ chuyển dần thành rượu etylic và giải phóng cacbonic.

C6H12O6 (dd) 2C2H5OH(dd) + 2CO2(k)

IV. Ứng dụng của Glucozơ

– Glucozơ được sử dụng để pha huyết thanh (tiêm truyền), tráng gương tráng ruột phích dựa trên phản ứng tráng gương, sản xuất vitamin C.

Đọc thêm:  Cho sơ đồ C6H6 → X → Y→ C6H5OH. Chất Y là - THPT Ngô Thì

V. Bài tập về Glucozơ

* Bài 1 trang 152 SGK Hóa 9: Hãy kể tên một số loại quả chín có chứa glucozơ.

° Lời giải bài 1 trang 152 SGK Hóa 9:

– Glucozơ có trong nhiều bộ phận của cây, đặc biệt là trong quả chín. Những loại quả chín có chứa Glucozơ là: Nho chín (nhiều nhất), chuối chín, thơm (dứa) chín, mít chín, ổi chín, mãng cầu (na) chín,…

* Bài 2 trang 152 SGK Hóa 9: Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành).

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.

° Lời giải bài 2 trang 152 SGK Hóa 9:

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

• Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

• Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng): Nhỏ vài giọt AgNO3 trong dung dịch NH3 lần lượt vào 2 ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng:

– Chất nào tham gia phản ứng tạo sản phẩm có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozo

PTHH: C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag↓

– Chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.

• Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

• Chọn thuốc thử là Na2CO3: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm:

– Ống nghiệm nào có phản ứng cho khí (CO2) bay ra là CH3COOH

Đọc thêm:  C2H2 tạo ra benzen | CH≡CH → C6H6 - VietJack.com

PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2↑

– Chất còn lại không phản ứng là glucozơ

(Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch làm quỳ tím chuyển sang thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ).

* Bài 3 trang 152 SGK Hóa 9: Tính khối lượng glucozơ cần lấy để pha được 500ml dung dịch glucozơ 5% có D = 1,0 g/cm3.

° Lời giải bài 3 trang 152 SGK Hóa 9:

– Khối lượng của dung dịch glucozơ là: mdd glucozơ = 500. 1 = 500(g).

Vì nên:

– Khối lượng glucozơ cần lấy là: mglucozơ = (500.5)/100 = 25(g).

* Bài 4 trang 152 SGK Hóa 9: Khi lên men glucozơ, người ta thấy thoát ra 11,2 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

a) Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men.

b) Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu, biết hiệu suất quá trình lên men là 90%.

° Lời giải bài 4 trang 152 SGK Hóa 9:

a) Khối lượng rượu etylic:

– Theo bài ra (có 11,2 lít khí CO2 thoát ra) ta có:

– Phương trình hóa học lên men glucozơ:

C6H12O6 -lên men→ 2C2H5OH + 2CO2

– Theo PTHH: nrượu etylic = nCO2 = 0,5 (mol).

⇒ mrượu etylic = n.M = 0,5.46 = 23(g).

b) Khối lượng glucozơ.

– Theo phương trình nglucozo = ½.nCO2 = ½.0,5 = 0,25 (mol).

– Do hiệu suất đạt 90% nên khối lượng glucozơ cần dùng là:

Hy vọng với bài viết về Glucozơ: Trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học và ứng dụng của Glucozơ ở trên giúp ích cho các em. Mọi ý kiến góp ý và thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đọc thêm:  Bài 19 : Luyện tập : Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận! Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/hoa-9-bai-50-glucozo-trang-thai-tu-nhien-tinh-chat-hoa-hoc-va-ung-dung-cua-glucozo/

Trang chủ: tmdl.edu.vn Danh mục bài: Ảnh, đồ họa

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button