Giải SGK Hóa học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Định luật tuần hoàn. Ý

Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Hóa học 10 Bài 8 từ đó học tốt môn Hóa 10.

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Video giải Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Kết nối tri thức

Giải hóa học 10 trang 43 Kết nối tri thức

Mở đầu trang 43 Hóa học 10: Định luật tuần hoàn đóng vai trò như thế nào trong việc dự đoán tính chất của các chất.

Phương pháp giải:

Bảng tuần hoàn hóa học được sắp xếp theo các nguyên tắc:

– Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.

– Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

– Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột

Lời giải:

Bảng tuần hoàn hóa học được sắp xếp theo các nguyên tắc:

– Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.

– Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn 10 tập 2 - Đọc Tài Liệu

– Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột

– Dựa vào định luật tuần hoàn:

+ có thể so sánh tính chất hóa học, tính chất vật lí của một nguyên tố với các nguyên tố xung quanh.

+ có thể dự đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của các nguyên tố chưa tìm ra.

I. Định luật tuần hoàn

Câu 1 trang 43 Hóa học 10: Nêu một số tính chất của các đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chu kì để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn.

Phương pháp giải:

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

– Tính base giảm dần

– Tính acid tăng dần

– Tính phi kim tăng dần

– Tính kim loại giảm dần…

Lời giải:

Trong một chu kì ,tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân .

Ví dụ: Sự biến đổi tính kim của các đơn chất Na, Mg, Al,trong chu kì 3

– Ở điều kiện thường.

+ Na tan hoàn toàn trong nước và làm quỳ tím chuyển màu xanh.

+ Mg tan một phần, làm quỳ tím chuyển màu xanh nhạt.

+ Al hầu như không tan.

=> Các đơn chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại Na, Mg, Al

Giải hóa học 10 trang 44 Kết nối tri thức

II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

Câu 2 trang 44 Hóa học 10: Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.

Đọc thêm:  Điểm chuẩn lớp 10 năm 2023 Đắk Lắk công bố chính thức

a) Viết cấu hình electron của magnesium, nếu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium.

b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn.

Phương pháp giải:

– Vị trí ô của nguyên tố => số electron và so sánh được tính chất với các nguyên tố lân cận.

– Thứ tự của chu kì => số lớp electron của nguyên tử đó.

– Thứ tự nhóm => số electron lớp ngoài cùng => dự đoán tính chất cơ bản của đơn chất, oxide và hydroxide

– Trong một chu kì, tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

– Trong một nhóm, tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Lời giải:

a) Cấu hình electron của magnesium: 1s22s22p63s2

– Mg nằm ở nhóm IIA, là nguyên tố s nên Mg là kim loại

– MgO và Mg(OH)2 là oxide và hydroxide của kim loại Mg (nằm ngay đầu chu kì) nên hoạt động hóa học tương đối mạnh so với các hợp chất tạo bởi nguyên tố lân cận trong cùng một chu kì.

b)

Tính kim loại giảm dần theo thứ tự Na > Mg > Al.

Tính kim loại tăng dần theo thứ tự Be < Mg < Ca.

Câu 3 trang 44 Hóa học 10: Potassium là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật và con người. Nguyên tử potassium có caasi hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.

Đọc thêm:  Điểm chuẩn lớp 10 năm 2023 Yên Bái công bố chính thức

a) Nêu vị trí của potassium trong bảng tuần hoàn.

b) Nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và hợp chất chứa potassium.

Phương pháp giải:

– Dựa vào quy tắc viết cấu hình electron để hoàn thiện cấu hình của potassium: 1s2s2p3s3p4s..

=> Vị trí của nguyên tố.

– Dựa vào vị trí để dự đoán tính chất của đơn chất và hợp chất.

Lời giải:

– Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1 => Potassium có 19 electron

a) K nằm ở ô số 19, chu kì 4, nhóm IA

b) K là nguyên tố nhóm IA, nằm ở đầu chu kì 4 nên

+ K là một kim loại hoạt động mạnh

+ Hợp chất của K ( oxide và hydroxide) có tính chất hóa học mạnh như: K2O tan tốt trong nước tạo dung dịch baso mạnh.

Bài giảng Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 9: Ôn tập chương 2

Bài 10: Quy tắc Octet

Bài 11: Liên kết ion

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button