Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 25 : Ankan

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa hóa học lớp 11
  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11
  • Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 11
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
  • Giải Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 25 : Ankan giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 115 SGK Hóa 11): Thế nào là hidrocacbon no, ankan, xicloankan?

Lời giải:

– Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. hiđrocacbon no được chia thành hai loại:

+ Ankan (hay parafin) là những hiđrocacbon no không có mạch vòng.

+ Xicloankan là những hiđrocacbon no có mạch vòng.

– Hiđrocacbon no là nguồn nhiên liệu chính và là nguồn nguyên liệu quan trọng ngành công nhiệp hóa học.

Bài 2 (trang 115 SGK Hóa 11): Viết công thức phân tử của các hidrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: -CH3 ; -C3H7; -C6H13

Lời giải:

Gốc ankan CTPT của hiđrocacbon tương ứng -CH3 CH4 -C3H7 C3H8 -C6H13 C6H14

Đọc thêm:  Tràng Giang (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Bài 3 (trang 115 SGK Hóa 11): Viết các phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) Propan tác dụng với clo (theo tỉ lệ 1:1) khi chiếu sáng.

b) Tách một phân tử hidro từ phân tử propan.

c) Đốt cháy hexan.

Lời giải:

Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11 Bai 3 Trang 115 Sgk Hoa 11 1

b. Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11 Bai 3 Trang 115 Sgk Hoa 11 2

c. Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11 Bai 3 Trang 115 Sgk Hoa 11 3

Bài 4 (trang 116 SGK Hóa 11): Các hidrocacbon no được dùng làm nhiên liệu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Hiđrocacbon no có phản ứng thế .

B. Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên.

C. Hiđrocacbon no là chất nhẹ hơn nước.

D. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên

Lời giải:

Đáp án D.

Bài 5 (trang 116 SGK Hóa 11): Hãy giải thích:

a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông.

b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.

Lời giải:

a. Không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửu là vì: xăng dầu gồm các ankan mạch ngắn, dễ bay hơi, nên dễ bắt lửa. Nhưng người ta có thể nấu chảy nhựa đường( trong thành phần cùng có các ankan) để làm đường giao thông vì nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi và kém bắt lửa.

b. Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc các bình chứa khí cacbonic là vi: xăng, dầu nhẹ hơn nước; khi dùng nước thì xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, làm cho đám cháy cháy to hơn. Còn khi sử dụng cát hoặc bình chứa khí cacbonic thì sẽ ngăn cản xăng, dầu tiếp xúc với oxi không khí là cho đám cháy bị dập tắt.

Đọc thêm:  Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác siêu ngắn - VnDoc.com

Bài 6 (trang 116 SGK Hóa 11): Công thức cấu tạo Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11 Bai 6 Trang 116 Sgk Hoa 11 1 ứng với tên gọi nào sau đây?

A. Neopentan

B. 2-metylpentan

C. Isobutan

D. 1,1-đimetylbutan

Lời giải:

Đáp án B

Bài 7 (trang 116 SGK Hóa 11): Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6g ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là:

A. C3H8 ; B. C5H10

C. C5H12 ; D. C4H10

Lời giải:

Gọi công thức phân tử của ankan cần tìm là CnH2n+2

Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11 Bai 7 Trang 116 Sgk Hoa 11 1

Vậy C là đáp án đúng

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button