Giải Hóa 11 Bài 28 : Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên

Bài 28 : Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan

Video Giải bài tập Hóa 11 Bài 28 : Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

I – Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành

Thí nghiệm 1. Xác định định tính cacbon và hidro

– Tiến hành thí nghiệm:

+ Trộn đều 0,2g saccarozo với 1-2g CuO và cho vào ống nghiệm khô

+ Thêm 1g CuO để ohur kín hỗn hợp

+ Nhồi 1 nhúm bông có rắc 1 ít bột CuO lên phần trên của ống nghiệm

+ Lắp ống nghiệm như hình 4.1 trang 90 sgk Hóa 11

+ Đun hỗn hợp phản ứng

– Hiện tượng: (Các bạn nên quan sát hình 4.1 trang 90 sgk Hóa 11)

+ Nung nóng hỗn hợp, bột CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh.

+ Xuất hiện kết tủa trắng trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2

+ Một phần hỗn hợp còn lại trong ống nghiệm chuyển màu đỏ.

– Giải thích: Khi đun nóng hỗn hợp, phản ứng hóa học xảy ra:

Chất hữu cơ + CuO → CO2 + H2O

+ Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh đã kết hợp với CuSO4 khan tạo thành muối ngậm nước CuSO4.5H2O ⇒ Xác nhận có H (hiđro) có trong hợp chất cần nghiên cứu.

Đọc thêm:  Bài 2 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Đọc Tài Liệu

+ Khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3 ≥ Xác nhận có C (cacbon) có trong hợp chất cần nghiên cứu..

+ Kết luận: Trong hợp chất hữu cơ có C, H.

Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan

– Tiến hành thí nghiệm:

+ Trộn đều natri axetat với vôi tôi xút theo tỉ lệ khối lượng 1:2, cho 4-5g hỗn hợp vừa trộn vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí

+ Lắp dụng cụ như hình 5.2

+ Đun nóng đáy ống nghiệm bằng đèn cồn

+ Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra. Quan sát màu ngọn lửa

+ Dẫn dòng khí lần lượt vào dd Br2 hoặc dd thuốc tím. Quan sát hiện tượng

– Hiện tượng:

+ Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, CH4 được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt.

+ Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.

+ Đưa đầu ống dẫn khí sục vào các dung dịch KMnO4 và nước brom, không có hiện tượng mất màu.

– Giải thích:

+ Đốt CH4 cháy tạo ra CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt, CH4 cháy với ngọn lửa xanh.

PTHH: CH4 + 2O2 → CO2 + H2O (H = -890kJ)

+ CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4 và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng.

Các bài giải bài tập Hóa 11 Chương 5 khác:

  • Bài 29 : Anken
  • Bài 30 : Ankađien
  • Bài 31 : Luyện tập : Anken và ankađien
  • Bài 32 : Ankin
  • Bài 33 : Luyện tập : Ankin
Đọc thêm:  Bài 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1 | Soạn bài Bài ca ngất ngưởng

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button