Soạn hoá học 11 bài 45: Axit cacboxylic trang 205 – hocthoi

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp

1. Định nghĩa

  • Axit cac boxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro.

2. Phân loại

  • Axit no, đơn chức, mạch hở: Gốc ankyl+ nhóm -COOH: CTCT thu gọn của dãy đồng đẳng CnH2n+1COOH (n≥0) , CTPT chung CmH2mO2 (m≥1).
  • Axit không no, đơn chức, mạch hở: Gốc hidrocacbon không no + nhóm -COOH.
  • Axit thơm đơn chức: Gốc hidrocacbon thơm + nhóm -COOH.
  • Axit đa chức: Axit có 2 hay nhiều nhóm -COOH.

3. Danh pháp

  • Tên thay thế:

Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic

II. Đặc điểm cấu tạo

Nhóm cacboxyl có cấu tạo:

  • Nhóm cacboxyl có cấu tạo: Nhóm C = O không giống trong anđehit và xeton.
  • Nhóm – O – H phân cực hơn nhóm – O – H trong ancol và phenol.
  • Tính axit lớn hơn ancol và phenol.

III. Tính chất vật lý

  • Trạng thái: ở điều kiện thường, axit cacboxylic ở trạng thái lỏng hoặc rắn
  • Nhiệt độ sôi: cao hơn anđehit, xeton và ancol tương ứng có cùng số C
  • Tính tan: do có liên kết hidro với nước, các axit tan được trong nước.
  • Axit có vị chua
Đọc thêm:  Lý thuyết Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon (mới 2023 + Bài Tập)

IV. Tính chất hóa học

1. Tính axit

  • Trong dung dịch, axit phân ly thuận nghịch

RCOOH ⥩ RCOO- + H+

  • Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước

RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O

2RCOOH + ZnO → (RCOO)2Zn + H2O

  • Tác dụng với muối

2RCOOH + CaCO3→ (RCOO)2Ca + CO2 + H2O

  • Tác dụng với kim loại hoạt trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro

2RCOOH + Zn → (RCOO)2Zn + H2

2. Phản ứng thế nhóm -OH

  • Phản ứng este hóa

RCOOH + R’OH ⥩ RCOOR’ + H2O

V. Điều chế

1. Phương pháp lên men giấm

C2H5OH + O2→ CH3COOH + H2O(xt: men giấm)

2. Oxi hóa andehit

2RCHO + O2→ 2RCOOH

3. Oxi hóa ankan

2CH3CH2CH2CH3 + 5O2→ 4CH3COOH + 2H2O

R-CH2-CH2-R1 + O2→ R-COOH + R1-COOH +2H2O

4. Từ metanol

CH3OH + CO → CH3COOH

VI. Ứng dụng

  • Làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học…
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button