Trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truy

Đề bài: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách.

trinh bay y kien ve suc hap dan cua cac di tich lich su van hoa truyen thong doi voi du khach

Trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách

Trình bày ý kiến về các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống hấp dẫn đối với du khách thuộc chủ đề Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại trong Ngữ văn 7. Các em nhớ chú ý trau dồi kỹ năng viết bài để làm văn hay, đạt điểm cao.

I. Dàn ý trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách

1. Mở đầu:– Giới thiệu vấn đề cần trình bày: sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách.- Nêu lí do trình bày vấn đề.

2. Nội dung chính:– Những thông tin đáng quan tâm:+ Ngày nay, các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống vẫn có sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước.+ Nhiều điểm đến được du khách yêu thích như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,…- Ý kiến của em về vấn đề được bàn:+ Nước ta có rất nhiều di tích lịch sử – văn hóa truyền thống, trải dài khắp 3 miền đất nước: Hoàng thành Thăng Long, Thánh địa Mỹ Sơn, dinh Độc Lập,…+ Các khu di tích thường chứa đựng những câu chuyện xa xưa của thế hệ ông cha.+ Du khách tìm đến các di tích này để tham quan, tìm hiểu lịch sử và văn hóa.- Mong muốn của em và những giải pháp đề xuất:Các địa phương sẽ có kế hoạch phát triển bền vững khu di tích lịch sử – văn hóa, tăng cường tuyên truyền, quảng bá tới du khách.

Đọc thêm:  Dàn ý Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

3. Kết thúc: Khái quát nội dung đã trình bày.

II. Bài nói Trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống tham khảo

1. Trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách – mẫu số 1

Xin chào cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày các ý kiến của mình về vấn đề “sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách”. Kính mong mọi người theo dõi, lắng nghe.

Trước hết, nước ta có rất nhiều di tích lịch sử – văn hóa, trải dài khắp 3 miền Tổ quốc: Hoàng thành Thăng Long, Thánh địa Mỹ Sơn, dinh Độc Lập,… Mỗi di tích mang một vẻ đẹp riêng biệt, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của từng vùng miền. Ngày nay, các di tích lịch sử – văn hóa vẫn có sức hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế. Khách thập phương thường tìm đến những địa điểm này để tham quan, vãn cảnh và tìm hiểu.

Có thể nói, di tích lịch sử – văn hóa truyền thống là tài sản vô giá mà cha ông để lại cho chúng ta. Thông qua các di tích, ta có thể hiểu hơn về kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán,… Đồng thời, phần nào thấy được quá trình dựng xây và phát triển quê hương, đất nước trong lịch sử. Như vậy, việc ghé thăm di tích lịch sử – văn hóa cũng được coi là cách để chúng ta hướng về cội nguồn, nhớ tới tổ tiên.

Từ đây, để thúc đẩy, phát triển du lịch tại các di tích, các địa phương cần xây dựng kế hoạch bảo tồn và khai thác một cách hợp lí. Đồng thời, nghiên cứu và đưa ra định hướng rõ ràng cho một số chương trình du lịch cụ thể, tránh tình trạng phá hoại, làm xuống cấp các di tích lịch sử, quần thể kiến trúc.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến từ mọi người để bài trình bày thêm hoàn thiện.

Đọc thêm:  Viết đoạn văn về giá trị của thời gian (15 Mẫu) - Download.vn

Viet doan van ve di tich lich su o dia phuong em

Trình bày ý kiến về Thế mạnh của di tích lịch sử trong phát triển du lịch

2. Trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách – mẫu số 2

Xin chào cô và các bạn lớp 7C. Em tên là Minh Ngọc. Trong buổi học ngày hôm nay, em xin trình bày ý kiến của bản thân về “sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách”.

Theo điều 4 Luật di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa được giải thích như sau: “di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”. Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì di tích lịch sử – văn hóa truyền thống là nơi lưu giữ những dấu tích hào hùng trong lịch sử nước nhà. Thông qua các địa điểm này, chúng ta có thể tìm hiểu về quá khứ xa xưa của cha ông.

Hiện nay, nhiều du khách lựa chọn di tích lịch sử – văn hóa để tham quan, khám phá. Năm 2019, khi dịch bệnh chưa bùng nổ mạnh mẽ và diễn biến phức tạp thì lượng khách tới du lịch tại cố đô Huế đạt gần 3, 33 triệu lượt, phố cổ Hội An là 5,35 triệu lượt. Ngoài ra, các di tích tại những địa phương khác cũng đón một lượng lớn du khách. Có thể thấy, du lịch lịch sử – văn hóa vẫn có sức hấp dẫn với khách thập phương.

Mong rằng, các cấp địa phương, ban quản lí sẽ có kế hoạch phát triển bền vững những khu di tích lịch sử – văn hóa, tăng cường quảng bá, giới thiệu trên các nền tảng, phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, biết kết hợp việc bảo tồn di tích và phát triển du lịch để làm bật dậy những nét riêng biệt, vẻ đẹp độc đáo, sức hấp dẫn của các di tích.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi, lắng nghe.

3. Trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách – mẫu số 3

Xin chào cô và các bạn. Tên em là Ngọc Huyền. Trong tiết nói và nghe hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề “sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống đối với du khách”.

Đọc thêm:  Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Thất bại là mẹ

Hiện nay, du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, thu hút được nhiều du khách nhất, phục vụ được mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Trong đó, các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống được coi là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Nhiều du khách đã lựa chọn các điểm đến nổi tiếng, tiêu biểu như: Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, dinh Độc Lập,… Họ tìm đến những địa điểm này để tìm hiểu, trải nghiệm và thấu hiểu những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Thomas Fuller – Giáo sư và nhà sử học người Anh từng nơi “Người đi nhiều hiểu biết nhiều”. Quả thực như vậy, thông qua việc tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, chúng ta sẽ hiểu biết hơn về cội nguồn lịch sử dân tộc. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp riêng biệt, đặc trưng trong kiến trúc, phong tục tập quán,… của những khu di tích.

Hi vọng rằng, các cấp, ban ngành có thẩm quyền sẽ nghiên cứu và đưa ra định hướng phù hợp để cân bằng việc bảo tồn và khai thác di tích. Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, người thuyết minh có đầy đủ hiểu biết về văn hóa, lịch sử,…để các di tích lịch sử – văn hóa luôn có sức hấp dẫn, cuốn hút khách thập phương.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe, theo dõi.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/trinh-bay-y-kien-ve-suc-hap-dan-cua-cac-di-tich-lich-su-van-hoa-truyen-thong-doi-voi-du-khach-73616n.aspx Đối với dạng bài này, em cần đưa ra các thông tin chung về vấn đề. Sau đó, trình bày ý kiến, quan điểm cùng những mong muốn, đề xuất của bản thân. Em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu lớp 7 khác trong chương trình như:- Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấyTrình bày ý kiến về sức cuốn hút của đặc sản địa phươngTrình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button